THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

23 May 2012

Chưa nhận dạng được hành vi rửa tiền

Dù đã được tiếp thu, chỉnh lý, nhưng Dự thảo luật Phòng chống rửa tiền vẫn chưa chỉ ra được cụ thể đâu là hành vi rửa tiền, khiến nhiều đại biểu (ĐB) Quốc hội băn khoăn.
Chưa nhận dạng được hành vi rửa tiền
Vấn đề quan trọng nhất của dự thảo luật là phải chỉ ra được đâu là hành vi rửa tiền, từ đó liệt kê rõ để phòng chống thì lại thiếu, không thấy quy định - Ảnh: Ngọc Thắng
Thảo luận tại hội trường chiều qua (22.5), ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) chê dự thảo luật này vừa thừa lại vừa thiếu. “Vấn đề quan trọng nhất của dự thảo luật là phải chỉ ra được đâu là hành vi rửa tiền, từ đó liệt kê rõ để phòng chống thì lại thiếu, không thấy quy định”, ĐB Quyền nói. Trong khi đó, nhiều quy định khác như tại điều 36: Chính phủ chỉ đạo, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền; Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược về phòng, chống rửa tiền… lại rất không cần thiết khi luật Tổ chức Chính phủ và Nghị định hướng dẫn đã quy định Chính phủ thống nhất chỉ đạo không chỉ về rửa tiền mà còn tất cả lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội. Vì vậy, ĐB Quyền kiến nghị nên bổ sung rõ hành vi rửa tiền, và bỏ điều 36.
ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) cũng cho rằng, sứ mệnh quan trọng nhất của dự thảo luật phải liệt kê được để cá nhân, tổ chức nhận đạng được hành vi rửa tiền, giống 12 hành vi trong luật Phòng chống tham nhũng. “Đáng tiếc khi đọc không nhận dạng được. Chỉ có mỗi khái niệm rửa tiền thì bộ luật Hình sự cũng đã đưa ra rồi”, ĐB Đương bày tỏ.
Liên quan đến 7 hành vi bị cấm theo dự thảo luật, trong đó có quy định cấm lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng, hiện nay vấn đề tham nhũng xảy ra rất nghiêm trọng, nhưng luật Kê khai tài sản không có quy định con cái của các lãnh đạo cấp cao khi thành niên rồi phải kê khai tài sản. Thậm chí, cũng đang có hiện tượng các quan chức thông qua người thân của mình thành lập doanh nghiệp và giàu lên bất hợp pháp. Do đó, ĐB Thuyền kiến nghị, cần bổ sung thêm hành vi cấm lợi dụng chức vụ quyền hạn cho người thân thành lập doanh nghiệp để rửa tiền.
Hai nội dung quan trọng khác trong dự thảo luật gồm: giao dịch đáng ngờ và giao dịch có giá trị lớn theo dự thảo luật cần theo dõi, giám sát và báo cáo cũng được nhiều ĐB thảo luận. ĐB Giàng Thị Bình (Lào Cai) đề nghị nên giao cho NHNN quy định mức giá trị có giao dịch lớn. Tuy nhiên, nếu quy định cụ thể dễ tạo điều kiện khách hàng thực hiện giá trị nhỏ hơn để lách luật. “Giao dịch lớn cũng chỉ là một dấu hiệu nghi ngờ, theo tôi không nên quy định công khai, tránh bị tội phạm lợi dụng”, ĐB Bình nói.
ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) phản ánh, hiện nay giao dịch có giá trị lớn được định nghĩa gồm tiền mặt, vàng, ngoại tệ… và mức 200 triệu đồng trở lên phải báo cáo. Tuy nhiên, như vậy chưa đủ, cần bổ sung thêm, những giao dịch chuyển khoản có giá trị lớn cũng cần báo cáo. “Chuyển khoản 2 tỉ đồng có phải báo cáo không, khi khoản tiền này rất lớn. Nếu chỉ khoanh lại tiền mặt và vàng là chưa đủ”, ĐB bày tỏ.

Thế nào là rửa tiền ?
Theo khoản 1, điều 4 Dự thảo luật: Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, được quy định trong bộ luật Hình sự và những hành vi sau đây:
a) Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;
b) Chiếm hữu tài sản mà tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có.
 Anh Vũ