Một phụ nữ được nhiều người biết đến từ các
cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Trường Sa-Hoàng Sa, từ việc chị
bị đưa vào trại giáo dục phục hồi nhân phẩm sau những cuộc tuần hành ôn
hòa ấy, từ báo đài cả trong và ngoài nước, và từ thông cáo báo chí của
tòa đại sứ Mỹ và giới bảo vệ nhân quyền quốc tế kêu gọi phóng thích chị.
Chị Bùi Thị Minh Hằng, người vừa được chính quyền Việt Nam trả tự do
ngày 29/4 sau 5 tháng giam giữ tại trung tâm Thanh Hà về tội danh gây
rối trật tự công cộng, tuyên bố cương quyết tiếp tục đấu tranh cho lẽ
phải và sẽ tự thiêu vì dân oan. Trong cuộc trao đổi với Tạp chí Thanh
Niên của đài VOA, chị Hằng khẳng định việc phóng thích chị sớm so với
thời gian giam giữ dự kiến ban đầu là 2 năm không phải là sự khoan hồng
như nhà nước nêu, mà do áp lực từ công luận của người Việt trong và
ngoài nước cũng như quốc tế.
Chị Minh Hằng: Tôi được thông báo về quyết định trả
tôi về vào ngày 26/4. Lúc đó, tôi phản đối vì trong 5 tháng họ giam giữ
tôi trái pháp luật, tôi có 2 lần gửi đơn khiếu nại và tiến hành khởi
kiện sau khi họ không trả lời đơn. Tôi vừa gửi đơn kiện ngày 7/4. Cho
nên, trong khi tôi đã gửi đơn từ đi rồi tự dưng họ lại bảo tha tôi. Mà
thật ra không phải họ tha. Họ vận động tôi viết đơn xin khoan hồng. Tôi
trả lời rằng tôi không có tội nên không thể viết đơn xin khoan hồng, mà
tôi đang kiện lại chính cái quyết định đã bắt giam tôi trái pháp luật.
Sau đó, họ gợi ý tôi làm đơn xin đi chữa bệnh. Đấy, nói họ quyết định
trả tự do cho tôi là không đúng, mà quyết định ghi là ‘miễn chấp hành
thời hạn thi hành còn lại.’
Trà Mi: Thưa chị, vì sao có được quyết định ‘miễn chấp hành thời hạn thi hành còn lại’ đó?
Chị Minh Hằng: Nhận được quyết định đó, tôi cũng rất ngỡ ngàng. Tôi hỏi họ. Họ bảo căn cứ vào đơn xin của mẹ tôi. Điều này càng khiến tôi nghi ngờ. Cách đó mấy ngày, thông qua chương trình TV và báo chí mà trại phát cho chị em đọc, (họ có kế hoạch rõ ràng, báo trước giờ phát hình), tôi được biết mẹ tôi và chị em tôi làm đơn yêu cầu chính quyền đưa tôi vào trại giam. Thế thì tại sao bây giờ lại có đơn xin cho tôi như họ nói, mà họ cũng chẳng đưa cho tôi đọc cái đơn ấy nữa. Cho nên, thực hư thế nào tôi cũng không biết bởi từ nhiều năm nay khi có những chuyện va chạm với chính quyền, tôi bị dối gạt rất nhiều, lòng tin của tôi không còn nữa. Tôi có viết đơn khiếu nại lại quyết định cho tôi về. Tôi nói thứ nhất, tới thời điểm này sau 5 tháng oan sai, tôi không muốn về nữa. Tôi muốn ở lại chờ đến khi nào những đơn từ tôi gửi đi được xem xét đúng pháp luật. Sau đó, họ cho người vào thuyết phục tôi. Đầu tiên là ngày 27/4 có cô Cao Minh, công an Hà Nội, vào. Đến chiều có một chị tên là Oanh, người của Bộ Công an, vào nói chuyện với tôi. Chị ấy có ghi âm. Quan điểm của tôi rất rõ ràng rằng tôi không ra khỏi trại khi tôi chưa được giải quyết các đơn khiếu nại và khởi kiện. Căn cứ vào động thái và thái độ cư xử của họ, tôi đoán biết rằng họ có kế hoạch đưa tôi ra khỏi cơ sở Thanh Hà trước ngày 30/4. Buổi trưa 26/4, khi tôi xuống đọc quyết định miễn giảm cho tôi, tôi thấy họ để trống ngày mà lại ghi sẵn là tháng tư. Tập hợp thông tin, tôi được biết việc họ bắt buộc phải đưa tôi ra khỏi trại trước ngày 30/4 là một sức ép rất ghê gớm từ công luận trong nước, hải ngoại, và từ thế giới.
Trà Mi: Với những lý luận đó, theo chị vì sao phải trước mốc thời gian là 30/4? Có lý do gì không ạ?
Chị Minh Hằng: Việc này để cho chính quyền trả lời thì hay hơn. Mục tiêu vì sao? Bởi vì họ đã bắt tôi trái pháp luật. Bây giờ đúng ra họ phải trả tôi về theo đúng pháp luật, nhưng họ không có hành xử nào chứng minh họ phục thiện trong chuyện họ làm sai cả. Ngược lại, họ vẫn tiếp tục những việc ‘xóa dấu vết sai phạm’ của họ đi, tức cách hành xử man rợ của họ.
Trà Mi: Chị nói lý do họ nêu ra để phóng thích chị sớm là phía gia đình chị có làm đơn. Sau khi ra khỏi trại, chị có kiểm chứng việc này với gia đình để biết thực hư ra sao chăng?
Chị Minh Hằng: Điều đó không bao giờ xảy ra vì gia đình tôi đã lên đài truyền hình của nhà nước bôi xấu tôi. Bản thân tôi cũng không được đơn lá đơn xin như họ nói. Về việc này, tôi có trả lời họ rằng tôi là một công dân độc lập, cho nên mẹ tôi có làm đơn đưa tôi vào đây cũng không đúng pháp luật mà mẹ tôi có làm đơn đưa tôi ra khỏi đây cũng không đúng pháp luật.
Trà Mi: Có một chi tiết hơi khó hiểu đối với công luận là vì sao chính gia đình chị lại lên các phương tiện truyền thông trong nước nói những điều không hay về chị?
Chị Minh Hằng: Vấn đề này là một nỗi đau riêng của tôi. Người ta không chọn được tổ quốc và nơi để mình sinh ra. Cho nên, tôi xin phép để công luận tự tìm hiểu điều này. Nó đúng như nhan đề của bài báo họ viết: “Những trò lố bịch và màn kịch nhẫn tâm”. Họ có cả một hệ thống chính quyền, nhưng vì nó không chân chính nên họ mới lợi dụng vào những tình huống, những sứt mẻ của những gia đình để làm những trò rất lố bịch. Họ làm nên một màn kịch vô cùng nhẫn tâm như chính nhan đề bài báo của họ. Họ đã đào thêm một hố sâu khiến tôi với những người trong gia đình tôi, mặc dù là ruột thịt, nhưng có lẽ trong cuộc đời này sẽ không bao giờ có thể ngoảnh lại được với nhau.
Trà Mi: 5 tháng vừa qua trong trại phục hồi nhân phẩm Thanh Hà đã nghiệm ra cho chị những điều gì?
Chị Minh Hằng: Nói thật sự là phải để tôi viết lên mới đầy đủ. Đấy là những giây phút hãi hùng nhất về hành xử của chính quyền đối với nhân dân.
Trà Mi: Những người quan tâm đến vụ việc của chị cho rằng vì chị có những hành động phản đối các biện pháp sai trái của chính quyền đối với người biểu tình yêu nước nên dẫn tới kết cục là chị phải vào trại giáo dục. Ngược lại, phía chính quyền nói nguyên do vì chị có những hành vi thách thức chính quyền, vi phạm các điều lệ chính quyền đưa ra dù đã có những văn bản cảnh cáo chính thức. Với những luận điểm chính quyền đưa ra, chị nghĩ thế nào?
Chị Minh Hằng: Việc họ nói phải có chứng cứ thực thể. Ví dụ như ông Nguyễn Đức Nhanh của Công an TP Hà Nội tuyên bố rằng: “Chúng tôi không có quan điểm đàn áp người biểu tình”, nhưng thực tế diễn ra đã được phim ảnh ghi nhận lại cho thấy công an Hà Nội đàn áp biểu tình rất dã man. Điều đó cả thế giới đã nhìn thấy. Cả dân tộc tôi nhìn thấy, mà không phải là một lần. Mấy chục triệu dân Việt Nam chúng tôi không có tự do để được tranh luận với chính quyền. Luật là họ. Họ là luật. Cho nên họ mới hành xử với chúng tôi sai trái như thế. Điều chúng tôi muốn đấu tranh cũng chỉ để bảo vệ tính tôn nghiêm của luật pháp.
Trà Mi: Liên quan tới thời gian chị bị giam giữ ở trại Thanh Hà, chị có điều gì muốn chia sẻ ngay lúc này không?
Chị Minh Hằng: Nói về năm tháng tôi ở trong cơ sở Thanh Hà, chuyện rất dài. Hiện tôi đang bị cơ sở thu giữ cuốn nhật ký cá nhân. Để thời gian tới, tôi sẽ có những cái thực tế gửi đến công luận, còn hiện nay, nói thật lòng, sức khỏe tôi còn rất yếu.
Trà Mi: Nhưng đôi nét ấn tượng nhất về những gì chị mô tả là thời gian ‘hãi hùng nhất’ trong 5 tháng qua ở trại Thanh Hà, những điều gì khó quên nhất đối với chị?
Chị Minh Hằng: Họ hành xử sai trái pháp luật, không còn cả tình người. Cho tới giờ phút cuối, với quyết định thả tôi ra khỏi cơ sở đó, họ vẫn hành xử với tôi một cách không có tính người và bất chấp pháp luật. Họ còng 2 tay tôi ra đằng sau, trói chân tôi vào xích cột vào một cái ghế trên xe. Họ quẳng tôi lên sàn xe. Lúc đó tôi phẫn uất tới tột độ. Họ không còn coi tôi là con người nữa. Tôi nằm trên sàn xe như một con lợn.
Trà Mi: Trong thời gian bị giam, chị đã tuyệt thực rất nhiều lần. Những lần đó, chị được đối xử thế nào?
Chị Minh Hằng: Là phụ nữ, tôi cũng khao khát về sức khỏe và sắc đẹp, nhưng tới mức tôi phải tự hủy hoại thân thể của mình để phản đối những cái họ đối xử với tôi thì chắc mọi người cũng hiểu rằng nó nằm ngoài sức chịu đựng của một con người.
Trà Mi: Với việc đưa chị vào trại phục hồi nhân phẩm- trung tâm giáo dục, họ đã áp dụng những biện pháp giáo dục, phục hồi nhân phẩm như thế nào đối với chị?
Chị Minh Hằng: Họ nhốt chúng tôi như nhốt gà chọi. Sau này, lúc gần thời điểm họ trả tôi ra, tôi liên tục làm đơn tố cáo, khiếu nại, đề nghị, kiến nghị, thư ngỏ. Sau vài chục lần tôi viết thư như thế, những đòi hỏi bước đầu như được ra sân chơi nửa tiếng một ngày được đáp ứng. Việc này xảy ra trước thời điểm tôi về chừng nửa tháng. Tôi đòi hỏi cho trại viên được gọi điện thoại, họ cũng đáp ứng được một hai lần, nhưng tôi thì không được, vì họ nói tôi bị lập biên bản kỷ luật, nên không được. Ví dụ như tôi nhịn ăn, họ cũng lập biên bản tôi mặc dù trong luật pháp chẳng có quy định nào nói rằng tuyệt thực là vi phạm pháp luật mà chỉ có quy định về quyền con người là không ai bị bắt và giam cầm một cách độc đoán. Nói như thế để quý vị biết họ hoàn toàn bất chấp, không bao giờ làm theo pháp luật. Con tôi phải bỏ học để đi nuôi mẹ. Cơ sở Thanh Hà đã gây rất nhiều khó khăn cho tôi trong việc đó, dẫn tới chuyện tôi lấy dao lam rạch lên tay, lên người tôi để cắt ven. Họ ngăn trở rất ghê gớm giữa tôi với gia đình và bạn bè, người thân.
Trà Mi: Cung cách họ đối xử với chị có khác với các trại viên khác không?
Chị Minh Hằng: Tôi là người bị chèn ép trong đó. Thậm chí họ dùng các trại viên đã vi phạm để gây hấn với tôi. Nhưng chỉ một thời gian, tới lúc tôi ra về, tình cảm của chị em đối với tôi khá tốt và họ nhận thức được mọi việc.
Trà Mi: Quyết định trả tự do cho chị lúc này có điều kiện ràng buộc nào không?
Chị Minh Hằng: Thưa không.
Trà Mi: Việc của chị rất nhiều người quan tâm, thậm chí tòa đại sứ Hoa Kỳ cũng đã lên tiếng. Cảm xúc đầu tiên của chị về việc được trả tự do lúc này là gì?
Chị Minh Hằng: Tôi rất biết ơn. Khi ra đây và đọc biết được những thông tin, tôi rất xúc động. Tôi không thể tưởng tượng rằng tình con người và sự bảo vệ chính nghĩa có tính cách lan rộng trong xã hội loài người như thế. Tôi xem được những clip do những người tôi chưa hề quen hoặc chưa hề trao đổi mà họ lại đứng lên đi tìm những tiếng nói có thể bảo vệ cho tôi và chia sẻ với tôi. Đấy là điều tôi rất tri ân. Tôi thấy trách nhiệm của mình đối với cộng đồng lớn hơn rất nhiều. Tôi sẽ làm những gì có thể trong thời gian tới khi sức khỏe tôi hồi phục.
Trà Mi: Sau tất cả những gì diễn ra, những việc chị đã làm và những hậu quả chị nhận lãnh, chị nhìn thấy những ngày tháng tới của mình như thế nào?
Chị Minh Hằng: Tôi đã biết mình phải chịu đựng những cái oan khuất, thiệt thòi, hay trả thù man rợ. Nhưng không riêng tôi mà tất cả những người dân khác càng thêm quyết tâm và khao khát rằng chúng tôi phải làm sao đó cho xã hội này tốt đẹp lên. Không thể nào tiếp tục chấp nhận cách hành xử sai trái của một số người trong chính quyền. Mọi công dân đều phải có trách nhiệm làm theo pháp luật, nhưng một số người trong chính quyền bất chấp pháp luật. Đề nghị nhà nước phải có biện pháp để chấm dứt những tình trạng thế này.
Trà Mi: Với tinh thần khẳng khái và việc củng cố thêm quyết tâm đó, chị có dự liệu sẽ có thêm những chuyện rắc rối cho mình?
Chị Minh Hằng: Việc đầu tiên tôi đặt bút viết là đơn gửi Chủ tịch nước và Tổng bí thư. Đơn này tôi sẽ viết dưới hình thức là thư tuyệt mệnh bởi vì dân oan nhiều quá và khổ quá. Tôi đã chứng kiến nhiều cảnh. Tôi đi đòi đất đòi nhà, đòi tài sản của cha ông để lại mà tôi đã phải xâm lên vai hai chữ “Nợ nước, thù nhà” khi tôi bị một số kẻ đâm xe vào tôi, hại tôi. Những việc này cho tôi suy nghĩ rằng an toàn của một người dân ngay thẳng muốn bảo vệ chính nghĩa trong xã hội bây giờ quá khó. Tình hình bất an, bất ổn khiến người dân chúng tôi hoàn toàn thiếu tin tưởng. Tôi sẽ viết tất cả những sự kiện gì xảy ra đối với cá nhân tôi kèm theo bằng chứng trong suốt quá trình tôi đi khiếu kiện vừa qua. Tôi cũng sẽ nói lên nguyện vọng của tôi với Chủ tịch nước và Tổng bí thư rằng tôi xin hiến tấm thân tôi cho những người dân oan Việt Nam hiện nay bằng cách là tôi sẽ tự thiêu. Dự tính của tôi là như thế.
Trà Mi: Cảm ơn chị đã dành thời gian cho chúng tôi trong cuộc trao đổi này. Xin chúc chị mau chóng hồi phục sức khỏe. Chúng tôi mong chị có được những ngày tháng an lành và dự định của chị về việc tự thiêu sẽ không bao giờ diễn ra.
Chị Minh Hằng: Tôi biết rằng con người phải bảo vệ sự sống cho mình. Trong lá thư viết cho Chủ tịch nước, tôi sẽ viết về tất cả những hiện tình cay đắng mà người dân chúng tôi đang phải gánh chịu. Tôi không bao giờ muốn bản thân mình hay bất cứ đồng bào nào của mình phải ngã xuống vì những việc oan khuất hay vì đấu tranh, nhưng nếu như tình trạng này không được khắc phục_đất nước và cuộc sống của chúng tôi_thì việc hy sinh không phải tôi mà sẽ còn rất nhiều người nữa, bởi vì ‘chết vinh còn hơn sống nhục’.
Trà Mi: Vừa rồi là cuộc trao đổi với chị Bùi Thị Minh Hằng, người vừa được trả tự do sau 5 tháng bị đưa vào trại phục hồi nhân phẩm vì tham gia vào các cuộc tuần hành và những hoạt động chống Trung Quốc xâm lược Trường Sa-Hoàng Sa.
Tạp chí Thanh Niên xin chia tay với quý vị tại đây và hẹn đón tiếp quý vị và các bạn trên làn sóng phát thanh của đài VOA trong chương trình 10 giờ tối thứ sáu và chủ nhật hằng tuần cũng như trên trang web voatiengviet.com, trong phần Chuyên mục-Tường trình đặc biệt ngay trang chính.
Trà Mi: Thưa chị, vì sao có được quyết định ‘miễn chấp hành thời hạn thi hành còn lại’ đó?
Chị Minh Hằng: Nhận được quyết định đó, tôi cũng rất ngỡ ngàng. Tôi hỏi họ. Họ bảo căn cứ vào đơn xin của mẹ tôi. Điều này càng khiến tôi nghi ngờ. Cách đó mấy ngày, thông qua chương trình TV và báo chí mà trại phát cho chị em đọc, (họ có kế hoạch rõ ràng, báo trước giờ phát hình), tôi được biết mẹ tôi và chị em tôi làm đơn yêu cầu chính quyền đưa tôi vào trại giam. Thế thì tại sao bây giờ lại có đơn xin cho tôi như họ nói, mà họ cũng chẳng đưa cho tôi đọc cái đơn ấy nữa. Cho nên, thực hư thế nào tôi cũng không biết bởi từ nhiều năm nay khi có những chuyện va chạm với chính quyền, tôi bị dối gạt rất nhiều, lòng tin của tôi không còn nữa. Tôi có viết đơn khiếu nại lại quyết định cho tôi về. Tôi nói thứ nhất, tới thời điểm này sau 5 tháng oan sai, tôi không muốn về nữa. Tôi muốn ở lại chờ đến khi nào những đơn từ tôi gửi đi được xem xét đúng pháp luật. Sau đó, họ cho người vào thuyết phục tôi. Đầu tiên là ngày 27/4 có cô Cao Minh, công an Hà Nội, vào. Đến chiều có một chị tên là Oanh, người của Bộ Công an, vào nói chuyện với tôi. Chị ấy có ghi âm. Quan điểm của tôi rất rõ ràng rằng tôi không ra khỏi trại khi tôi chưa được giải quyết các đơn khiếu nại và khởi kiện. Căn cứ vào động thái và thái độ cư xử của họ, tôi đoán biết rằng họ có kế hoạch đưa tôi ra khỏi cơ sở Thanh Hà trước ngày 30/4. Buổi trưa 26/4, khi tôi xuống đọc quyết định miễn giảm cho tôi, tôi thấy họ để trống ngày mà lại ghi sẵn là tháng tư. Tập hợp thông tin, tôi được biết việc họ bắt buộc phải đưa tôi ra khỏi trại trước ngày 30/4 là một sức ép rất ghê gớm từ công luận trong nước, hải ngoại, và từ thế giới.
Trà Mi: Với những lý luận đó, theo chị vì sao phải trước mốc thời gian là 30/4? Có lý do gì không ạ?
Chị Minh Hằng: Việc này để cho chính quyền trả lời thì hay hơn. Mục tiêu vì sao? Bởi vì họ đã bắt tôi trái pháp luật. Bây giờ đúng ra họ phải trả tôi về theo đúng pháp luật, nhưng họ không có hành xử nào chứng minh họ phục thiện trong chuyện họ làm sai cả. Ngược lại, họ vẫn tiếp tục những việc ‘xóa dấu vết sai phạm’ của họ đi, tức cách hành xử man rợ của họ.
Trà Mi: Chị nói lý do họ nêu ra để phóng thích chị sớm là phía gia đình chị có làm đơn. Sau khi ra khỏi trại, chị có kiểm chứng việc này với gia đình để biết thực hư ra sao chăng?
Chị Minh Hằng: Điều đó không bao giờ xảy ra vì gia đình tôi đã lên đài truyền hình của nhà nước bôi xấu tôi. Bản thân tôi cũng không được đơn lá đơn xin như họ nói. Về việc này, tôi có trả lời họ rằng tôi là một công dân độc lập, cho nên mẹ tôi có làm đơn đưa tôi vào đây cũng không đúng pháp luật mà mẹ tôi có làm đơn đưa tôi ra khỏi đây cũng không đúng pháp luật.
Trà Mi: Có một chi tiết hơi khó hiểu đối với công luận là vì sao chính gia đình chị lại lên các phương tiện truyền thông trong nước nói những điều không hay về chị?
Chị Minh Hằng: Vấn đề này là một nỗi đau riêng của tôi. Người ta không chọn được tổ quốc và nơi để mình sinh ra. Cho nên, tôi xin phép để công luận tự tìm hiểu điều này. Nó đúng như nhan đề của bài báo họ viết: “Những trò lố bịch và màn kịch nhẫn tâm”. Họ có cả một hệ thống chính quyền, nhưng vì nó không chân chính nên họ mới lợi dụng vào những tình huống, những sứt mẻ của những gia đình để làm những trò rất lố bịch. Họ làm nên một màn kịch vô cùng nhẫn tâm như chính nhan đề bài báo của họ. Họ đã đào thêm một hố sâu khiến tôi với những người trong gia đình tôi, mặc dù là ruột thịt, nhưng có lẽ trong cuộc đời này sẽ không bao giờ có thể ngoảnh lại được với nhau.
Trà Mi: 5 tháng vừa qua trong trại phục hồi nhân phẩm Thanh Hà đã nghiệm ra cho chị những điều gì?
Chị Minh Hằng: Nói thật sự là phải để tôi viết lên mới đầy đủ. Đấy là những giây phút hãi hùng nhất về hành xử của chính quyền đối với nhân dân.
Trà Mi: Những người quan tâm đến vụ việc của chị cho rằng vì chị có những hành động phản đối các biện pháp sai trái của chính quyền đối với người biểu tình yêu nước nên dẫn tới kết cục là chị phải vào trại giáo dục. Ngược lại, phía chính quyền nói nguyên do vì chị có những hành vi thách thức chính quyền, vi phạm các điều lệ chính quyền đưa ra dù đã có những văn bản cảnh cáo chính thức. Với những luận điểm chính quyền đưa ra, chị nghĩ thế nào?
Chị Minh Hằng: Việc họ nói phải có chứng cứ thực thể. Ví dụ như ông Nguyễn Đức Nhanh của Công an TP Hà Nội tuyên bố rằng: “Chúng tôi không có quan điểm đàn áp người biểu tình”, nhưng thực tế diễn ra đã được phim ảnh ghi nhận lại cho thấy công an Hà Nội đàn áp biểu tình rất dã man. Điều đó cả thế giới đã nhìn thấy. Cả dân tộc tôi nhìn thấy, mà không phải là một lần. Mấy chục triệu dân Việt Nam chúng tôi không có tự do để được tranh luận với chính quyền. Luật là họ. Họ là luật. Cho nên họ mới hành xử với chúng tôi sai trái như thế. Điều chúng tôi muốn đấu tranh cũng chỉ để bảo vệ tính tôn nghiêm của luật pháp.
Trà Mi: Liên quan tới thời gian chị bị giam giữ ở trại Thanh Hà, chị có điều gì muốn chia sẻ ngay lúc này không?
Chị Minh Hằng: Nói về năm tháng tôi ở trong cơ sở Thanh Hà, chuyện rất dài. Hiện tôi đang bị cơ sở thu giữ cuốn nhật ký cá nhân. Để thời gian tới, tôi sẽ có những cái thực tế gửi đến công luận, còn hiện nay, nói thật lòng, sức khỏe tôi còn rất yếu.
Trà Mi: Nhưng đôi nét ấn tượng nhất về những gì chị mô tả là thời gian ‘hãi hùng nhất’ trong 5 tháng qua ở trại Thanh Hà, những điều gì khó quên nhất đối với chị?
Chị Minh Hằng: Họ hành xử sai trái pháp luật, không còn cả tình người. Cho tới giờ phút cuối, với quyết định thả tôi ra khỏi cơ sở đó, họ vẫn hành xử với tôi một cách không có tính người và bất chấp pháp luật. Họ còng 2 tay tôi ra đằng sau, trói chân tôi vào xích cột vào một cái ghế trên xe. Họ quẳng tôi lên sàn xe. Lúc đó tôi phẫn uất tới tột độ. Họ không còn coi tôi là con người nữa. Tôi nằm trên sàn xe như một con lợn.
Trà Mi: Trong thời gian bị giam, chị đã tuyệt thực rất nhiều lần. Những lần đó, chị được đối xử thế nào?
Chị Minh Hằng: Là phụ nữ, tôi cũng khao khát về sức khỏe và sắc đẹp, nhưng tới mức tôi phải tự hủy hoại thân thể của mình để phản đối những cái họ đối xử với tôi thì chắc mọi người cũng hiểu rằng nó nằm ngoài sức chịu đựng của một con người.
Trà Mi: Với việc đưa chị vào trại phục hồi nhân phẩm- trung tâm giáo dục, họ đã áp dụng những biện pháp giáo dục, phục hồi nhân phẩm như thế nào đối với chị?
Chị Minh Hằng: Họ nhốt chúng tôi như nhốt gà chọi. Sau này, lúc gần thời điểm họ trả tôi ra, tôi liên tục làm đơn tố cáo, khiếu nại, đề nghị, kiến nghị, thư ngỏ. Sau vài chục lần tôi viết thư như thế, những đòi hỏi bước đầu như được ra sân chơi nửa tiếng một ngày được đáp ứng. Việc này xảy ra trước thời điểm tôi về chừng nửa tháng. Tôi đòi hỏi cho trại viên được gọi điện thoại, họ cũng đáp ứng được một hai lần, nhưng tôi thì không được, vì họ nói tôi bị lập biên bản kỷ luật, nên không được. Ví dụ như tôi nhịn ăn, họ cũng lập biên bản tôi mặc dù trong luật pháp chẳng có quy định nào nói rằng tuyệt thực là vi phạm pháp luật mà chỉ có quy định về quyền con người là không ai bị bắt và giam cầm một cách độc đoán. Nói như thế để quý vị biết họ hoàn toàn bất chấp, không bao giờ làm theo pháp luật. Con tôi phải bỏ học để đi nuôi mẹ. Cơ sở Thanh Hà đã gây rất nhiều khó khăn cho tôi trong việc đó, dẫn tới chuyện tôi lấy dao lam rạch lên tay, lên người tôi để cắt ven. Họ ngăn trở rất ghê gớm giữa tôi với gia đình và bạn bè, người thân.
Trà Mi: Cung cách họ đối xử với chị có khác với các trại viên khác không?
Chị Minh Hằng: Tôi là người bị chèn ép trong đó. Thậm chí họ dùng các trại viên đã vi phạm để gây hấn với tôi. Nhưng chỉ một thời gian, tới lúc tôi ra về, tình cảm của chị em đối với tôi khá tốt và họ nhận thức được mọi việc.
Trà Mi: Quyết định trả tự do cho chị lúc này có điều kiện ràng buộc nào không?
Chị Minh Hằng: Thưa không.
Trà Mi: Việc của chị rất nhiều người quan tâm, thậm chí tòa đại sứ Hoa Kỳ cũng đã lên tiếng. Cảm xúc đầu tiên của chị về việc được trả tự do lúc này là gì?
Chị Minh Hằng: Tôi rất biết ơn. Khi ra đây và đọc biết được những thông tin, tôi rất xúc động. Tôi không thể tưởng tượng rằng tình con người và sự bảo vệ chính nghĩa có tính cách lan rộng trong xã hội loài người như thế. Tôi xem được những clip do những người tôi chưa hề quen hoặc chưa hề trao đổi mà họ lại đứng lên đi tìm những tiếng nói có thể bảo vệ cho tôi và chia sẻ với tôi. Đấy là điều tôi rất tri ân. Tôi thấy trách nhiệm của mình đối với cộng đồng lớn hơn rất nhiều. Tôi sẽ làm những gì có thể trong thời gian tới khi sức khỏe tôi hồi phục.
Trà Mi: Sau tất cả những gì diễn ra, những việc chị đã làm và những hậu quả chị nhận lãnh, chị nhìn thấy những ngày tháng tới của mình như thế nào?
Chị Minh Hằng: Tôi đã biết mình phải chịu đựng những cái oan khuất, thiệt thòi, hay trả thù man rợ. Nhưng không riêng tôi mà tất cả những người dân khác càng thêm quyết tâm và khao khát rằng chúng tôi phải làm sao đó cho xã hội này tốt đẹp lên. Không thể nào tiếp tục chấp nhận cách hành xử sai trái của một số người trong chính quyền. Mọi công dân đều phải có trách nhiệm làm theo pháp luật, nhưng một số người trong chính quyền bất chấp pháp luật. Đề nghị nhà nước phải có biện pháp để chấm dứt những tình trạng thế này.
Trà Mi: Với tinh thần khẳng khái và việc củng cố thêm quyết tâm đó, chị có dự liệu sẽ có thêm những chuyện rắc rối cho mình?
Chị Minh Hằng: Việc đầu tiên tôi đặt bút viết là đơn gửi Chủ tịch nước và Tổng bí thư. Đơn này tôi sẽ viết dưới hình thức là thư tuyệt mệnh bởi vì dân oan nhiều quá và khổ quá. Tôi đã chứng kiến nhiều cảnh. Tôi đi đòi đất đòi nhà, đòi tài sản của cha ông để lại mà tôi đã phải xâm lên vai hai chữ “Nợ nước, thù nhà” khi tôi bị một số kẻ đâm xe vào tôi, hại tôi. Những việc này cho tôi suy nghĩ rằng an toàn của một người dân ngay thẳng muốn bảo vệ chính nghĩa trong xã hội bây giờ quá khó. Tình hình bất an, bất ổn khiến người dân chúng tôi hoàn toàn thiếu tin tưởng. Tôi sẽ viết tất cả những sự kiện gì xảy ra đối với cá nhân tôi kèm theo bằng chứng trong suốt quá trình tôi đi khiếu kiện vừa qua. Tôi cũng sẽ nói lên nguyện vọng của tôi với Chủ tịch nước và Tổng bí thư rằng tôi xin hiến tấm thân tôi cho những người dân oan Việt Nam hiện nay bằng cách là tôi sẽ tự thiêu. Dự tính của tôi là như thế.
Trà Mi: Cảm ơn chị đã dành thời gian cho chúng tôi trong cuộc trao đổi này. Xin chúc chị mau chóng hồi phục sức khỏe. Chúng tôi mong chị có được những ngày tháng an lành và dự định của chị về việc tự thiêu sẽ không bao giờ diễn ra.
Chị Minh Hằng: Tôi biết rằng con người phải bảo vệ sự sống cho mình. Trong lá thư viết cho Chủ tịch nước, tôi sẽ viết về tất cả những hiện tình cay đắng mà người dân chúng tôi đang phải gánh chịu. Tôi không bao giờ muốn bản thân mình hay bất cứ đồng bào nào của mình phải ngã xuống vì những việc oan khuất hay vì đấu tranh, nhưng nếu như tình trạng này không được khắc phục_đất nước và cuộc sống của chúng tôi_thì việc hy sinh không phải tôi mà sẽ còn rất nhiều người nữa, bởi vì ‘chết vinh còn hơn sống nhục’.
Trà Mi: Vừa rồi là cuộc trao đổi với chị Bùi Thị Minh Hằng, người vừa được trả tự do sau 5 tháng bị đưa vào trại phục hồi nhân phẩm vì tham gia vào các cuộc tuần hành và những hoạt động chống Trung Quốc xâm lược Trường Sa-Hoàng Sa.
Tạp chí Thanh Niên xin chia tay với quý vị tại đây và hẹn đón tiếp quý vị và các bạn trên làn sóng phát thanh của đài VOA trong chương trình 10 giờ tối thứ sáu và chủ nhật hằng tuần cũng như trên trang web voatiengviet.com, trong phần Chuyên mục-Tường trình đặc biệt ngay trang chính.