Một trong các thách thức lớn nhất mà mọi Tổng thống
Mỹ đều phải đối mặt là đảm bảo rằng các diễn biến hàng ngày không trở
thành khủng hoảng và choán hết các ưu tiên và lợi ích chiến lược lâu dài
của đất nước.
Điều này đặc biệt đúng trong ba năm trở lại đây, khi Mỹ phải đương đầu với một loạt thách thức lớn: các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu; các cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan; các mối đe dọa của khủng bố; các thách thức trực tiếp đối với cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu; và các sự kiện đang diễn ra trên khắp khu vực Trung Đông và Bắc Phi.
Trong khi Mỹ đối phó với các thách thức này một cách năng động, Tổng thống Barack Obama cũng đã theo đuổi một sự cân bằng trong ưu tiên chính sách đối ngoại - và làm mới lại các quan hệ đồng minh lâu năm, trong đó có quan hệ với NATO - nhằm đảm bảo rằng mục tiêu và các nguồn lực của Mỹ phục vụ cho các lợi ích chiến lược quan trọng nhất của đất nước.
Trong chuyến công du mới đây tới châu Á - Thái Bình Dương, Tổng thống đã nói rõ rằng trọng tâm chiến lược này bao gồm việc Mỹ tăng cường vai trò trong khu vực đặc biệt quan trọng này. An ninh, thịnh vượng và giá trị con người mà Mỹ và các đồng minh đang tìm kiếm trong khu vực này đòi hỏi quyền và trách nhiệm của các quốc gia phải được gìn giữ. Các quốc gia phải chơi theo cùng một luật.
An ninh khu vực đòi hỏi luật pháp và các chuẩn mực quốc tế phải được tôn trọng, thương mại và tự do hàng hải không bị cản trở, các cường quốc mới nổi phải tạo dựng niềm tin đối với các nước láng giềng, và các bất đồng được giải quyết hòa bình, không gây ra mối đe dọa hay sự ép buộc nào. Tại châu Á - Thái Bình Dương, điều này đòi hỏi Mỹ duy trì và củng cố một mạng lưới đồng minh và đối tác.
Trong chuyến công du của mình, Tổng thống đã gặp các lãnh đạo của tất cả các nước đồng minh của Mỹ ở châu Á, và nhiều nước đối tác, để tái khẳng định cam kết kiên định của Mỹ đối với an ninh khu vực. Tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Bali, Tổng thống Mỹ đã đặt ra những nguyên tắc chỉ đạo để giải quyết các thách thức như an ninh hàng hải, đặc biệt tại biển Đông.
Đáng chú ý nhất, Tổng thống đã vạch ra mô hình phòng thủ trong tương
lai của Mỹ tại khu vực này - một sự hiện diện được phân bổ rộng rãi hơn,
mềm dẻo hơn và bền vững hơn. Thể hiện đầu tiên của chiến lược này là
việc điều động luân phiên lực lượng Thủy quân Lục chiến tới Australia,
lực lượng sẽ tham gia bảo vệ an ninh cho các hải trình có vai trò quan
trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.
Rõ ràng Mỹ sẽ cắt giảm ngân sách quốc phòng trong 10 năm tới, nhưng bất chấp sự ràng buộc về tài chính này, Tổng thống vẫn đưa ra một quyết định chiến lược trong chuyến thăm Canberra - đó là việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng sẽ không ảnh hưởng tới châu Á - Thái Bình Dương. Sự hiện diện quân sự cũng như các năng lực quân sự của Mỹ trong khu vực này sẽ không bị suy giảm.
Giống như nhiều thập kỷ qua, mạng lưới đồng minh và đối tác của Mỹ sẽ vẫn là nền tảng cho sự thịnh vượng của khu vực này. Là một phần của trật tự kinh tế quốc tế mở, các quốc gia cần phải chơi theo cùng một luật, trong đó thương mại phải tự do và công bằng, phải tạo sân trong đó các doanh nghiệp có thể cạnh tranh, sở hữu trí tuệ phải được bảo vệ ở mọi nơi và giá trị các đồng tiền phải do thị trường quyết định.
Mỹ tiếp tục đạt tiến bộ trong việc xây dựng một nền kinh tế khu vực gắn kết, tuân thủ những quy tắc và chuẩn mực tốt nhất, trong đó có các nguyên tắc chung về cải tiến theo hướng thị trường. Đồng thời, Mỹ sẽ phối hợp chặt chẽ với 8 nền kinh tế khu vực để hiện thực hóa thỏa thuận Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận tham vọng và với chuẩn mực cao. Các quốc gia khác muốn tham gia mô hình này và hưởng thụ các lợi ích của nó sẽ cần phải đáp ứng cùng chuẩn mực cao đó, trong cả vấn đề sở hữu trí tuệ, lao động và doanh nghiệp nhà nước.
Cuối cùng, châu Á - Thái Bình Dương sẽ được bảo vệ và trở nên thịnh vượng hơn khi các quốc gia cùng theo đuổi các giá trị chung toàn cầu. Không hề ngẫu nhiên khi các đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong khu vực lại chính là các nền dân chủ mạnh mẽ. Các giá trị chung của chúng ta là một nguồn cơ bản tạo ra sức mạnh, giải thích tại sao các đối tác của Mỹ lại là các nền dân chủ đang phát triển như Indonesia.
Bằng cách đưa khu vực năng động này thành một trong các ưu tiên chiến lược chính, Tổng thống Obama đang chứng tỏ sự quyết đoán của mình, không không để cho con tàu nhà nước bị xô đẩy bởi các cuộc khủng hoảng hiện nay. Bằng cách củng cố các quy định quốc tế vốn là nền tảng cho tương lai chung của chúng ta - và đảm bảo rằng các chính phủ tuân thủ các quy định này - mỗi quốc gia trên thế giới sẽ được bảo vệ hơn và thịnh vượng hơn./.
Điều này đặc biệt đúng trong ba năm trở lại đây, khi Mỹ phải đương đầu với một loạt thách thức lớn: các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu; các cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan; các mối đe dọa của khủng bố; các thách thức trực tiếp đối với cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu; và các sự kiện đang diễn ra trên khắp khu vực Trung Đông và Bắc Phi.
Trong khi Mỹ đối phó với các thách thức này một cách năng động, Tổng thống Barack Obama cũng đã theo đuổi một sự cân bằng trong ưu tiên chính sách đối ngoại - và làm mới lại các quan hệ đồng minh lâu năm, trong đó có quan hệ với NATO - nhằm đảm bảo rằng mục tiêu và các nguồn lực của Mỹ phục vụ cho các lợi ích chiến lược quan trọng nhất của đất nước.
Trong chuyến công du mới đây tới châu Á - Thái Bình Dương, Tổng thống đã nói rõ rằng trọng tâm chiến lược này bao gồm việc Mỹ tăng cường vai trò trong khu vực đặc biệt quan trọng này. An ninh, thịnh vượng và giá trị con người mà Mỹ và các đồng minh đang tìm kiếm trong khu vực này đòi hỏi quyền và trách nhiệm của các quốc gia phải được gìn giữ. Các quốc gia phải chơi theo cùng một luật.
An ninh khu vực đòi hỏi luật pháp và các chuẩn mực quốc tế phải được tôn trọng, thương mại và tự do hàng hải không bị cản trở, các cường quốc mới nổi phải tạo dựng niềm tin đối với các nước láng giềng, và các bất đồng được giải quyết hòa bình, không gây ra mối đe dọa hay sự ép buộc nào. Tại châu Á - Thái Bình Dương, điều này đòi hỏi Mỹ duy trì và củng cố một mạng lưới đồng minh và đối tác.
Trong chuyến công du của mình, Tổng thống đã gặp các lãnh đạo của tất cả các nước đồng minh của Mỹ ở châu Á, và nhiều nước đối tác, để tái khẳng định cam kết kiên định của Mỹ đối với an ninh khu vực. Tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Bali, Tổng thống Mỹ đã đặt ra những nguyên tắc chỉ đạo để giải quyết các thách thức như an ninh hàng hải, đặc biệt tại biển Đông.
Rõ ràng Mỹ sẽ cắt giảm ngân sách quốc phòng trong 10 năm tới, nhưng bất chấp sự ràng buộc về tài chính này, Tổng thống vẫn đưa ra một quyết định chiến lược trong chuyến thăm Canberra - đó là việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng sẽ không ảnh hưởng tới châu Á - Thái Bình Dương. Sự hiện diện quân sự cũng như các năng lực quân sự của Mỹ trong khu vực này sẽ không bị suy giảm.
Giống như nhiều thập kỷ qua, mạng lưới đồng minh và đối tác của Mỹ sẽ vẫn là nền tảng cho sự thịnh vượng của khu vực này. Là một phần của trật tự kinh tế quốc tế mở, các quốc gia cần phải chơi theo cùng một luật, trong đó thương mại phải tự do và công bằng, phải tạo sân trong đó các doanh nghiệp có thể cạnh tranh, sở hữu trí tuệ phải được bảo vệ ở mọi nơi và giá trị các đồng tiền phải do thị trường quyết định.
Mỹ tiếp tục đạt tiến bộ trong việc xây dựng một nền kinh tế khu vực gắn kết, tuân thủ những quy tắc và chuẩn mực tốt nhất, trong đó có các nguyên tắc chung về cải tiến theo hướng thị trường. Đồng thời, Mỹ sẽ phối hợp chặt chẽ với 8 nền kinh tế khu vực để hiện thực hóa thỏa thuận Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận tham vọng và với chuẩn mực cao. Các quốc gia khác muốn tham gia mô hình này và hưởng thụ các lợi ích của nó sẽ cần phải đáp ứng cùng chuẩn mực cao đó, trong cả vấn đề sở hữu trí tuệ, lao động và doanh nghiệp nhà nước.
Cuối cùng, châu Á - Thái Bình Dương sẽ được bảo vệ và trở nên thịnh vượng hơn khi các quốc gia cùng theo đuổi các giá trị chung toàn cầu. Không hề ngẫu nhiên khi các đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong khu vực lại chính là các nền dân chủ mạnh mẽ. Các giá trị chung của chúng ta là một nguồn cơ bản tạo ra sức mạnh, giải thích tại sao các đối tác của Mỹ lại là các nền dân chủ đang phát triển như Indonesia.
Bằng cách đưa khu vực năng động này thành một trong các ưu tiên chiến lược chính, Tổng thống Obama đang chứng tỏ sự quyết đoán của mình, không không để cho con tàu nhà nước bị xô đẩy bởi các cuộc khủng hoảng hiện nay. Bằng cách củng cố các quy định quốc tế vốn là nền tảng cho tương lai chung của chúng ta - và đảm bảo rằng các chính phủ tuân thủ các quy định này - mỗi quốc gia trên thế giới sẽ được bảo vệ hơn và thịnh vượng hơn./.