SGTT.VN - Suốt thời gian dài, rất nhiều
người để xe máy hóng mát ở một số khu vực trung tâm TP.HCM bị thanh tra
xây dựng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông.
Việc
xử lý vi phạm như trên gây nhiều bức xúc trong dư luận và có dấu hiệu
lực lượng này vượt quá quyền hạn của mình. Thanh tra TP.HCM vừa thành
lập đoàn thanh tra để làm rõ nội dung đơn, thư tố cáo của người dân.
Tự ý phạt
Thanh tra xây dựng đang làm nhiệm vụ trên đường Lê Lợi, quận 1. Ảnh: Lê Hồng Thái
|
Đã
nhiều tháng qua nhưng anh P.D. nhà ở quận Bình Thạnh vẫn chưa thôi bức
xúc vì bị thanh tra xây dựng phường Bến Nghé, quận 1 xử phạt do vi
phạm luật An toàn giao thông đường bộ. Anh D. kể, một buổi tối, anh
đứng chờ bạn ở lòng đường Lê Duẩn, thì một nhóm người mặc đồng phục
thanh tra xây dựng đến yêu cầu kiểm tra giấy tờ xe.
Sau
khi xem giấy tờ xong, nhóm người trên lập biên bản, xử lý vi phạm hành
chính. Anh D. không ký biên bản và đề nghị các thanh tra viên này cho
biết mình bị lỗi gì. Một người nói anh dừng xe gây cản trở giao thông
và xử lý vi phạm theo nghị định 34. Cho rằng mình chỉ đứng chờ bạn và
còn ngồi trên xe, nên anh D. tiếp tục buộc lực lượng này giải thích rõ
hơn, điều nào, khoản nào của nghị định 34 cho phép thanh tra xây dựng
được xử phạt vi phạm như trên.
Thay
vì nhận được câu trả lời, anh D. bị thanh tra viên có thái độ không
lịch sự, lời lẽ thiếu chuẩn mực ép ký biên bản rồi xử phạt 150.000
đồng. Không chấp nhận được những lời lẽ xúc phạm, anh D. tìm đến UBND
phường Bến Nghé phản ánh với lãnh đạo phường. Đến nay, anh D. vẫn chưa
nhận được phản hồi nào từ phía UBND phường.
Cũng
gặp trường hợp như anh D., anh Nguyễn Dân, nhà ở quận 2 còn gặp tình
huống trớ trêu hơn. Anh Dân kể, khoảng hai tháng trước, anh để xe trên
vỉa hè trước cổng trường tiểu học Hoà Bình, gần nhà thờ Đức Bà uống
càphê thì bị thanh tra xây dựng xử phạt. Cùng đi với lực lượng này có
những người mặc thường phục. Xem giấy tờ xong, một thanh tra viên giữ
giấy đăng ký xe của anh Dân. Khó chịu vì thái độ thiếu nhã nhặn của
thanh tra viên, anh Dân không ký biên bản xử phạt số tiền 150.000 đồng
rồi yêu cầu được đối xử lịch sự hơn. Trong lúc hai bên đang lời qua
tiếng lại, anh Dân bị hai người mặc thường phục tiến lại gần đạp vào
người. Anh Dân và những người dân ở gần đó phản ứng lại thì hai người
mặc thường phục bỏ đi.
Lạm quyền
Trao
đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, luật sư Nguyễn Văn Hậu, phó chủ
tịch hội Luật gia TP.HCM kể thêm, rất nhiều lần ông còn thấy thanh tra
xây dựng chặn xe taxi, xe ôtô cá nhân để xử phạt. Khu vực lực lượng này
thường “ra quân” xử phạt vi phạm giao thông là đường Lê Duẩn, Nguyễn
Huệ, Trương Định...
Theo
luật sư Hậu, trong tất cả các quy định hiện nay như pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính, nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ, quyết định
133/2007/QĐ-UBND của UBND TP.HCM… đều không có một câu chữ nào thể hiện
thanh tra xây dựng có quyền phát hiện, lập biên bản xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
“Năm
2007, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 89/2007/QĐ-TTg, cho phép Hà
Nội và TP.HCM thí điểm thành lập thanh tra xây dựng quận – huyện, xã –
phường, thị trấn. Lực lượng này được thành lập trên cơ sở đội quản lý
trật tự đô thị với chức năng, quyền hạn là kiểm tra các chủ đầu tư xây
dựng công trình trên địa bàn trong việc tuân thủ các quy định của pháp
luật về quy hoạch xây dựng, xử lý các hành vi vi phạm như xây dựng
không phép, sai phép, lấn chiếm hành lang bảo vệ, lấn chiếm không gian…
Việc xử lý vi phạm giao thông là lạm quyền, tạo ra nhiều bức xúc cho
người dân. Theo tôi đã đến lúc phải chấm dứt việc làm này của lực lượng
thanh tra xây dựng”, luật sư Nguyễn Văn Hậu đề nghị.
Cùng
quan điểm với phó chủ tịch hội Luật gia TP.HCM, luật sư Nguyễn Thanh
Lương, phó chủ nhiệm đoàn Luật sư tỉnh Bến Tre, nói: “Đậu, dừng xe cản
trở giao thông thuộc phạm vi điều chỉnh của luật An toàn giao thông
đường bộ, không thuộc thẩm quyền của thanh tra xây dựng. Thường thì khi
bị thanh tra xây dựng xử phạt, người dân chấp nhận rồi cho qua, dù
lòng còn ấm ức. Bởi vì khiếu nại, khởi kiện tốn nhiều thời gian, công
sức và cả vật chất, trong khi đó, nếu chứng minh được việc xử phạt này
sai thẩm quyền, người dân có thể nhờ đến toà án giải quyết”.
Thanh Nhã
Tiền phạt được tuỳ nghi sử dụngVâng, có lẽ do cái câu: Tiền phạt được tùy nghi sử dụng đó mà nhà nhà cùng phạt cho dù trách nhiễm vụ của họ hoàn toàn khác. Câu hỏi được đặt ra: Luật để làm gì? Và ai là người thực thi pháp luật?
Một thí dụ: công an P1 Q11 cứ thứ bẩy chủ nhật là đổ ra khu vực vòng xoay Cây Gõ để bắt xe vi phạm luật giao thông. Thí dụ trong chức trách của họ có cả việc ấy thì tại sao ngày thường họ không làm mà lại để đến 2 ngày cuối tuần. Nếu ngày thường họ bận vậy tại sao có hàng chục tụ điểm ghi đề trên địa bàn sao họ không biết? Như trước đây tại phường đã có trường hợp công an thành phố vào bắt 1 ổ ghi đề cở lớn, CAP không biết?
Như vậy có phải đây chỉ là việc làm thêm nhằm cải thiện đời sống của công an Phường. Nếu thế thì chính họ lại vi phạm pháp luật mất rồi!