Chỉ trong 3 giờ đồng hồ, nhóm
CSGT đã chặn xe và nhận tiền hàng trăm lượt xe từ miền Tây lên và ngược
lại. Quy trình thu nhận công phu, hàng chục triệu mỗi ca trực.
>> Làm gì để CSGT thôi nhận mãi lộ?
>> CA xứ Nghệ phản hồi vụ ‘CSGT mãi lộ trắng trợn’
>> CSGT nhận mãi lộ trắng trợn ở Hà Tĩnh
Nhiều tài xế bức xúc tố cáo việc hằng ngày họ buộc phải chung chi từ 100.000 đến 500.000 đồng cho mỗi lượt xe khi qua các chốt trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương (đoạn từ trạm thu phí phía TP.HCM đến đầu đường Nguyễn Văn Linh).
Qua xác minh, việc này được thực hiện bởi một số CSGT Trạm 4 (Trạm An Lạc, quận Bình Tân, TP.HCM).
Cận tết, mãi lộ càng hoành hành
Khuya 28-11, PV đi theo xe khách từ Sóc Trăng lên Bến xe Miền Tây, khi xe vừa qua trạm thu phí (đang xây dựng) đường cao tốc địa phận TP.HCM, hai CSGT đã rọi đèn pin vào xe. Chỉ khoảng chưa đầy 30 giây, tài xế đã làm “phí” 200.000 đồng rồi lên xe mà không cần phải trình các giấy tờ gì. Chỉ 5 phút, hai CSGT đã băng ra giữa đường chỉ gậy, rọi đèn hơn 10 xe khách và xe tải. Anh N. cho biết: “Dù xe mình có giấy tờ, có đủ lịch trình xuất bến, không vi phạm gì nhưng vẫn phải chung chi. Nếu không thì mấy anh ấy sẽ không vui, mà không vui thì bị bắt bẻ phạt lỗi nặng, mà mấy ảnh đã xem xe thì thế nào cũng ra lỗi, bị giam bằng thì vợ con đói”. Mỗi chuyến xe khách, tài xế được chủ trả 160.000 đồng. Và nếu chẳng may bị chỉ gậy thì coi như mất tiền công.
Rạng sáng 30-11, xe anh N. chở khách về lại Sóc Trăng và phải tiếp tục làm luật 200.000 đồng, dù xe lúc này chỉ có bảy hành khách (giá mỗi vé xe chỉ 100.000 đồng/người).
Theo phản ánh của nhiều tài xế, CSGT Long An, Tiền Giang chỉ xử phạt khi thấy có lỗi chứ không phải nộp tiền tươi liên tục cả đi cả về như CSGT tuần tra Trạm 4. Anh L., tài xế xe container, kể chiêu để đỡ bớt tiền phạt mà nhiều tài xế trốn “nộp” là bằng cách ngừng xe tưới nước cho bánh xe (để khi xe chạy trên đường cao tốc sẽ đỡ hư lốp) hoặc giả như xe bị hư để dừng lại các quán nước chờ thay ca trực sẽ nhanh chóng chạy thoát.
Nhiều tài xế lanh lẹ hơn đã chạy cập hông một xe khác và bỏ chạy khi gậy của CSGT chưa kịp chỉ vào xe mình. Tuy nhiên, theo anh B., tài xế xe khách tuyến Cà Mau - Chợ Lớn, thì việc bỏ chạy hay giả vờ xe hư không được lâu và dễ bị để ý. “Nếu xe nào bị để ý vì trốn “làm luật” nhiều thì nguy cơ bị xử phạt nặng, thẳng tay là không tránh khỏi, trốn được vài lần trong tháng là may lắm rồi. Nói chung, phải biết chuyện không thì phiền phức lắm. Chỉ thiệt cho tài xế thôi. Càng gần tết là tụi tui bị làm luật càng nhiều” - anh B. cho hay.
Quy trình thu nhận công phu
Suốt hơn một tuần tìm hiểu, theo xe các tài xế, chúng tôi đã chứng kiến thủ thuật lấy tiền cánh tài xế của các CSGT đoạn đường này thật tinh vi, khó phát hiện.
Gần 5 giờ sáng 30-11, PV đã phục kích ghi lại được hình ảnh tài xế lũ lượt đóng tiền “phí”, khi trời còn mờ sương sớm.
Một tổ tuần tra gồm hai CSGT (một cấp bậc đại úy tên là Đông và một trung úy) chặn ngay trạm thu phí trên đường cao tốc, đoạn giáp ranh giữa Long An - TP.HCM. Tất cả các xe khi vừa lọt qua cổng trạm đều được chỉ gậy. Khi tài xế xuống xe cầm theo giấy tờ, kẹp theo 100.000-300.000 đồng. Lúc này một CSGT tay cầm tập biên bản xử phạt, tay kia kiểm tra giấy tờ và nhanh chóng đưa tiền kẹp vào tập biên bản. Sau đó giả ghi chép nhưng không đưa biên bản cho tài xế. Lộ liễu hơn, có tài xế không cần cầm giấy tờ liên quan đến xe, chỉ cầm gọn trong tay tiền và đi ra phía đuôi xe, CSGT kéo tài xế nép sát vào mình để tài xế nhét vào xấp biên bản.
Tập biên bản sau khi đã “dày” tiền thì được cuốn tròn lại nhét vào túi áo, quần. Khi túi đã chật cứng tiền, một CSGT đứng che cho đồng nghiệp “xổ” tiền vô cốp xe.
“Quy trình” lấy tiền bỏ vô cốp xe cũng công phu không kém. Biên bản được giơ cao lên để che việc bỏ tiền vô cốp, sau đó cảnh sát này thọc tay vào túi quần lấy ra một tập biên bản rồi bỏ nhanh vô cốp xe. Tiếp đó “gỡ” xấp tiền ra bỏ sâu vô thùng. Tất cả những thao tác này diễn ra một cách chóng vánh, thuần thục.
Sau khi cất tiền xong, hai cảnh sát này tiếp tục chặn xe, đồng hồ lúc này đã gần 7 giờ sáng. Thấy xe chúng tôi đậu trên lề đường quá lâu, một CSGT bước nhanh đến quát: “Đi nhanh mày”. Tài xế than: “Xe em hư chút, em sửa sắp xong rồi”. Có vẻ nghi ngờ, người cảnh sát này dòm vô xe ô tô rồi bỏ đi”.
Hàng chục triệu mỗi ca trực
7 giờ sáng 1-12, hai CSGT khác đứng cách vị trí trạm thu phí gần 1 km, lại tiếp tục thổi xe ô tô và làm luật. Chỉ thấy tài xế cầm sổ chạy lại và chạy đi nhanh như cắt mà không có biên lai xử phạt.
Trưa 3-12, một nhóm CSGT lại tiếp tục ra chốt chặn và quy trình lặp lại liên tục, tuy không lộ liễu bằng lúc đêm khuya và sáng sớm nhưng mọi thủ tục kiểm tra đều đứng sau đuôi xe vi phạm và nhanh chóng tài xế được đi ngay sau đó.
Một tài xế nhẩm tính mỗi ngày có hàng chục ngàn lượt xe lưu thông qua đoạn đường này, nếu chỉ 1 giờ đồng hồ một số CSGT làm ít nhất là 100 xe thì số tiền bỏ túi cỡ 20 triệu đồng. Điều này cũng đồng nghĩa tiền công của hàng loạt tài xế bị teo tóp.
>> Làm gì để CSGT thôi nhận mãi lộ?
>> CA xứ Nghệ phản hồi vụ ‘CSGT mãi lộ trắng trợn’
>> CSGT nhận mãi lộ trắng trợn ở Hà Tĩnh
Nhiều tài xế bức xúc tố cáo việc hằng ngày họ buộc phải chung chi từ 100.000 đến 500.000 đồng cho mỗi lượt xe khi qua các chốt trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương (đoạn từ trạm thu phí phía TP.HCM đến đầu đường Nguyễn Văn Linh).
Qua xác minh, việc này được thực hiện bởi một số CSGT Trạm 4 (Trạm An Lạc, quận Bình Tân, TP.HCM).
Cận tết, mãi lộ càng hoành hành
Khuya 28-11, PV đi theo xe khách từ Sóc Trăng lên Bến xe Miền Tây, khi xe vừa qua trạm thu phí (đang xây dựng) đường cao tốc địa phận TP.HCM, hai CSGT đã rọi đèn pin vào xe. Chỉ khoảng chưa đầy 30 giây, tài xế đã làm “phí” 200.000 đồng rồi lên xe mà không cần phải trình các giấy tờ gì. Chỉ 5 phút, hai CSGT đã băng ra giữa đường chỉ gậy, rọi đèn hơn 10 xe khách và xe tải. Anh N. cho biết: “Dù xe mình có giấy tờ, có đủ lịch trình xuất bến, không vi phạm gì nhưng vẫn phải chung chi. Nếu không thì mấy anh ấy sẽ không vui, mà không vui thì bị bắt bẻ phạt lỗi nặng, mà mấy ảnh đã xem xe thì thế nào cũng ra lỗi, bị giam bằng thì vợ con đói”. Mỗi chuyến xe khách, tài xế được chủ trả 160.000 đồng. Và nếu chẳng may bị chỉ gậy thì coi như mất tiền công.
Rạng sáng 30-11, xe anh N. chở khách về lại Sóc Trăng và phải tiếp tục làm luật 200.000 đồng, dù xe lúc này chỉ có bảy hành khách (giá mỗi vé xe chỉ 100.000 đồng/người).
Theo phản ánh của nhiều tài xế, CSGT Long An, Tiền Giang chỉ xử phạt khi thấy có lỗi chứ không phải nộp tiền tươi liên tục cả đi cả về như CSGT tuần tra Trạm 4. Anh L., tài xế xe container, kể chiêu để đỡ bớt tiền phạt mà nhiều tài xế trốn “nộp” là bằng cách ngừng xe tưới nước cho bánh xe (để khi xe chạy trên đường cao tốc sẽ đỡ hư lốp) hoặc giả như xe bị hư để dừng lại các quán nước chờ thay ca trực sẽ nhanh chóng chạy thoát.
Nhiều tài xế lanh lẹ hơn đã chạy cập hông một xe khác và bỏ chạy khi gậy của CSGT chưa kịp chỉ vào xe mình. Tuy nhiên, theo anh B., tài xế xe khách tuyến Cà Mau - Chợ Lớn, thì việc bỏ chạy hay giả vờ xe hư không được lâu và dễ bị để ý. “Nếu xe nào bị để ý vì trốn “làm luật” nhiều thì nguy cơ bị xử phạt nặng, thẳng tay là không tránh khỏi, trốn được vài lần trong tháng là may lắm rồi. Nói chung, phải biết chuyện không thì phiền phức lắm. Chỉ thiệt cho tài xế thôi. Càng gần tết là tụi tui bị làm luật càng nhiều” - anh B. cho hay.
Tiền sau khi nhận “phí chung chi” được kẹp vào tập biên lai. |
Lấy tiền từ túi ra. |
Bỏ tiền vào cốp, được người CSGT bên cạnh che chắn. |
Suốt hơn một tuần tìm hiểu, theo xe các tài xế, chúng tôi đã chứng kiến thủ thuật lấy tiền cánh tài xế của các CSGT đoạn đường này thật tinh vi, khó phát hiện.
Gần 5 giờ sáng 30-11, PV đã phục kích ghi lại được hình ảnh tài xế lũ lượt đóng tiền “phí”, khi trời còn mờ sương sớm.
Một tổ tuần tra gồm hai CSGT (một cấp bậc đại úy tên là Đông và một trung úy) chặn ngay trạm thu phí trên đường cao tốc, đoạn giáp ranh giữa Long An - TP.HCM. Tất cả các xe khi vừa lọt qua cổng trạm đều được chỉ gậy. Khi tài xế xuống xe cầm theo giấy tờ, kẹp theo 100.000-300.000 đồng. Lúc này một CSGT tay cầm tập biên bản xử phạt, tay kia kiểm tra giấy tờ và nhanh chóng đưa tiền kẹp vào tập biên bản. Sau đó giả ghi chép nhưng không đưa biên bản cho tài xế. Lộ liễu hơn, có tài xế không cần cầm giấy tờ liên quan đến xe, chỉ cầm gọn trong tay tiền và đi ra phía đuôi xe, CSGT kéo tài xế nép sát vào mình để tài xế nhét vào xấp biên bản.
Tập biên bản sau khi đã “dày” tiền thì được cuốn tròn lại nhét vào túi áo, quần. Khi túi đã chật cứng tiền, một CSGT đứng che cho đồng nghiệp “xổ” tiền vô cốp xe.
“Quy trình” lấy tiền bỏ vô cốp xe cũng công phu không kém. Biên bản được giơ cao lên để che việc bỏ tiền vô cốp, sau đó cảnh sát này thọc tay vào túi quần lấy ra một tập biên bản rồi bỏ nhanh vô cốp xe. Tiếp đó “gỡ” xấp tiền ra bỏ sâu vô thùng. Tất cả những thao tác này diễn ra một cách chóng vánh, thuần thục.
Sau khi cất tiền xong, hai cảnh sát này tiếp tục chặn xe, đồng hồ lúc này đã gần 7 giờ sáng. Thấy xe chúng tôi đậu trên lề đường quá lâu, một CSGT bước nhanh đến quát: “Đi nhanh mày”. Tài xế than: “Xe em hư chút, em sửa sắp xong rồi”. Có vẻ nghi ngờ, người cảnh sát này dòm vô xe ô tô rồi bỏ đi”.
Hàng chục triệu mỗi ca trực
7 giờ sáng 1-12, hai CSGT khác đứng cách vị trí trạm thu phí gần 1 km, lại tiếp tục thổi xe ô tô và làm luật. Chỉ thấy tài xế cầm sổ chạy lại và chạy đi nhanh như cắt mà không có biên lai xử phạt.
Trưa 3-12, một nhóm CSGT lại tiếp tục ra chốt chặn và quy trình lặp lại liên tục, tuy không lộ liễu bằng lúc đêm khuya và sáng sớm nhưng mọi thủ tục kiểm tra đều đứng sau đuôi xe vi phạm và nhanh chóng tài xế được đi ngay sau đó.
Một tài xế nhẩm tính mỗi ngày có hàng chục ngàn lượt xe lưu thông qua đoạn đường này, nếu chỉ 1 giờ đồng hồ một số CSGT làm ít nhất là 100 xe thì số tiền bỏ túi cỡ 20 triệu đồng. Điều này cũng đồng nghĩa tiền công của hàng loạt tài xế bị teo tóp.
"- Anh ơi hồi hôm về đã tốn 100, giờ chung nữa kẹt quá anh. Ê, mày, mai mốt đèn xe thế, không giải quyết đâu. - Anh thông cảm chứ hồi tối lên cũng đưa rồi, em chạy xe thuê nên khổ lắm anh ơi. Vậy mày nghỉ chạy đi." (Tài xế S., 50 tuổi, năn nỉ đại úy CSGT tên là Đông (khoảng ngoài 35 tuổi) 5 giờ sáng 30-11) |
Theo Nguyễn Đức
PL TP HCM
PL TP HCM