Đứng chung đơn với một số nước như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Brasil chính quyền VN bênh vực phe chính phủ độc tài rõ rệt qua các bài báo được đăng trên tờ Nhân Dân cơ quan ngôn luận đảng CSVN bằng bài viết như “Quân đội Li-bi đẩy lùi lực lượng đối lập và chiếm lại TP Brê-ga” trong khi đó ông Đào Duy Tiến, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Li-bi đưa lên trang mạng của Sứ Quán Việt Nam tại Li-bi tâm thư ủng hộ chính quyền độc tài Li-bi của chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa M.Ca-đa-phi (Gaddafi) bằng lời cam kết:
“Việt Nam và Li-bi tuy cách xa nhau về địa lý nhưng hai nước luôn ủng hộ và giúp đỡ nhau trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Nhờ sự vun đắp của các thế hệ lãnh đạo và nỗ lực của nhân dân hai nước, quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Li-bi ngày càng được củng cố và phát triển.”
Vào cuối Tháng 8/2011 Hội đồng chuyển tiếp quốc gia Li-bi đã được 68 nước công nhận gồm các quốc gia như Pháp, Anh, Mỹ, Úc, Ý, Tây ban Nha, Nhật, Đức, Canada, Hàn Quốc, Hòa Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Maroko… Còn lại những nước Không hoặc chưa công nhận Chính Phủ Dân Chủ mới của Li-bi gồm có Trung Quốc, Nga và các nước theo đuôi như Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Lào và CuBa …
Việt Nam bị vỡ mặt tại Libya vì theo đuôi Trung Quốc.
Ngày 29 tháng 08/2011, ông Mahmoud Jibril đại diện cho Hội đồng chuyển tiếp quốc gia Li-bi cho biết là sẽ xét lại dự án của các nước đấu thầu vào Li-bi trong đó Trung Quốc có 95 hãng ở Li-bi đa số là Quốc Doanh do nhà nước TQ quản lý, ông cho biết nước Li-bi tự do sẽ ưu tiên cho những nước đã giúp công sức giúp cho nhân dân Li-bi lật đổ chính quyền độc tài M.Ca-đa-phi, các hãng thông tấn lớn như AFP, Reuters đưa ra những lời bình luận là có thể Nga, Trung Quốc cùng các nước bênh vực cho Gaddafi sẽ gặp rắc rối làm ăn với chính phủ mới Li-bi vì các nước nầy đứng đầu trong danh sách phản đối sự trợ giúp cho nhân dân Li-bi đứng lên đòi Dân Chủ .
Ngày 28 tháng 8/2011 nhiều trang báo trong nước loan tin “Đại sứ quán VN tại Libya bị cướp bóc “, tờ Lao Động đưa tin:
“Vụ việc xảy ra vào 16 giờ chiều 27-8 (khoảng 11 giờ theo giờ Libya).
Bộ Ngoại giao nhận được thông báo từ Đại sứ quán VN tại Libya báo cáo về việc một nhóm người có vũ trang lợi dụng tình hình lộn xộn tại Tripoili đã xông vào cướp đi một số tài sản của đại sứ quán và của nhân viên.”
Dĩ Nhiên nhân dân Li-bi sẽ không bảo vệ tài sản của các nước chống lại sự tranh đấu Dân Chủ của nhân dân Li-bi cho nên Đại sứ quán VN tại Libya sẽ không được họ bảo vệ là điều không gì ngạc nhiên, hơn nữa trong tương lai, xăng dầu của VN sẽ tăng giá và sự tăng gía nầy sẽ làm cho đời sống người dân VN mất ổn định, ít ai biết là hơn 1/3 tổng số lượng xăng dầu đang sử dụng tại VN được mua gián tiếp từ Libya qua các hãng Trung Quốc.
Đại sứ quán Việt Nam tại Libya bị cướp
Chiều 27/8, đại sứ quán Việt Nam tại Tripoli thông báo với Bộ Ngoại giao về việc một nhóm người có vũ trang lợi dụng tình hình lộn xộn trong thành phố đã xông vào tòa nhà sứ quán cướp đi một số tài sản.
Một tay súng phe nổi dậy đang đứng gác trên đường phố Tripoli. Ảnh: Telegraph.
|
. |
Bộ Ngoại giao cho biết nhận được thông báo từ đại sứ quán Việt Nam tại Libya lúc 16h chiều 27/8 (11h Libya) về vụ cướp.
Ngay chiều cùng ngày, lãnh đạo Bộ Ngoại giao họp khẩn cấp và thông báo chỉ đạo của thủ tướng là phải làm hết sức mình, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cán bộ nhân viên ngoại giao Việt Nam. ]
Các biện pháp được triển khai ngay chiều tối 27/8 theo chỉ đạo của thủ tướng. Bộ Ngoại giao liên lạc được với đại sứ Việt Nam tại Libya và xác nhận rằng toàn bộ cán bộ nhân viên ngoại giao Việt Nam tại đây vẫn an toàn.
Tình trạng cướp bóc cũng xảy ra với một số đại sứ quán của các nước khác ở Tripoli.
Bộ Ngoại giao cho biết đã liên hệ với Văn phòng đại diện của Libya tại Hà Nội và tại Liên Hợp Quốc, cũng như liên lạc với Liên Hợp Quốc và NATO để yêu cầu đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho cán bộ nhân viên ngoại giao Việt Nam và trụ sở của đại sứ quán tại Tripoli.
Cũng theo Bộ Ngoại giao, do tình hình chiến sự tại Libya diễn biến rất phức tạp và nhanh chóng nên mặc dù đã có chuẩn bị từ trước, đại sứ Việt Nam và 4 cán bộ nhân viên đại sứ quán Việt Nam tại Libya chưa thể rời khỏi nước này.
Hiện vẫn còn khoảng 60 cơ quan đại diện ngoại giao các nước khác vẫn ở Libya.
Trong khi đó, thủ đô Tripoli đang chìm trong các cuộc giao tranh giữa lực lượng nổi dậy kiểm soát gần hết thành phố với các binh sĩ trung thành của đại tá Gadhafi.
Tripoli cũng hứng chịu tình trạng thiếu thốn nhiên liệu và nhu yếu phẩm trầm trọng. Mục tiêu chính của phe nổi dậy hiện nay là lùng tìm tung tích của đại tá Gadhafi.