THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

08 February 2011

CỘNG SẢN VIỆT NAM SẼ RA TAY ĐÁN ÁP VÀ “CUỘC CÁCH MẠNG HOA SEN” SẼ BÙNG NỔ?!


Dẫn nhập: Cách đây 11 năm, năm 2000, vào tháng 12, lò lửa Giáng Sinh ở làng Nguyệt Biều rực sáng. Linh mục Tađêô Nguyễn văn Lý đã cắm 2 tấm bảng đòi "Tự Do Tôn Giáo" xuống giữa ruộng lúa mà Nhà Nước CSVN tịch thu của Giáo Hội. VC đã huy động 1 Thiếu Tướng và 600 công an vây bắt linh mục Nguyễn Văn Lý là người không có một tấc sắt trong tay. Nhà Nước CSVN đã kết án linh mục Nguyễn Văn Lý 15 năm tù và 5 năm quản chế. Sau đó giảm xuống còn 5 năm. Và sau cùng, NNCSVN đã phải trả tự do cho linh mục Nguyễn Văn Lý. Và linh mục Nguyễn Văn Lý lại tiếp tục tranh đấu bất bạo động dù rằng NNCCSVN vẫn ra lệnh quản chế Ngài tại Nhà Chung ở Huế.

Sau đó, linh mục Nguyễn Văn Lý lại tiếp tục tranh đấu và thành lập Khối 8406. VC lại bắt linh mục Nguyễn Văn Lý và đưa ra tòa án xét xử. Bức ảnh công an VC bịt miệng linh mục Nguyễn Văn Lý giữa tòa án phổ biến khắp thế giới tố cáo với thế giới một cách hung hồn là VC đã đàn áp tôn giáo.

Theo tin từ trong nước vừa mới gửi ra được phổ biến trên các báo điện tử thì linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị đột quỵ trong nhà tù Cộng Sản, phải đưa đi bệnh viện chữa trị và đã bị đưa trở lại trại giam Ba Sao.      

Ngày 6 tháng 3 năm 2010, luật sư Lê Thị Công Nhân đã được trả tự do sau 3 năm tù, vị anh thư 31 tuổi với 3 tuổi tù lại tiếp tục cất tiếng nói dũng mãnh để tiếp tục tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền và, cũng như linh mục Nguyễn Văn Lý trước đây, bà đã bị lực lượng an ninh CSVN bắt lại.

Gần đây nhất, linh mục Nguyễn Văn Lý đã công khai kêu gọi toàn dân trong cũng như ngoài nước giải thể chế độ và Ngài cho biết VC sẽ bắt Ngài trở lại tù để tiếp tục thi hành bản án mà trước đây chúng đã kết tội Ngài.

Khi chúng tôi viết bài này thì linh mục Nguyễn Văn Lý đã đưa lên các diễn đàn điện tử Di chúc số 1.

Và, như mọi người đều biết, luật sư Lê Thị Công Nhân đã kết hôn nhưng; đã không có lễ cưới là điều mơ ước thông thường của bất cứ thiếu nữ nào khi lập gia đình! Lý do vì sợ công an VC lại tìm cách quấy phá. 

Điều này cho thấy CSVN không bao giờ ngừng nghỉ việc dùng bạo lực để đàn áp những người tranh đấu. Đấy cũng là những cái tát tai cho những kẻ luôn miệng hô hào hòa giải hòa hợp với VC để canh tân đất nước Việt Nam trong khi VC vẫn tiếp tục cai trị đất nước.

Với lời kêu gọi cũng như di chúc của linh mục Nguyễn Văn Lý và đặc biệt bài thơ "DÒNG SÔNG RỬA TỘI" của luật sư Lê Thị Công Nhân mới vừa phổ biến, chắc chắn VC lại sẽ ra tay đàn áp – như bọn chúng đã từng đàn áp.

*

Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý sinh ngày 31 tháng 8 năm 1947 (theo giấy khai sinh thì ghi là ngày 18 tháng 5 năm 1946) tại làng Ba Bình thuộc giáo xứ Ba Ngoạt, phủ Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Cha là cụ Tađêô Nguyễn Văn Sản, mẹ là cụ bà Maria Nguyễn Thị Kính.

Ngày 27-6-1963, cậu Nguyễn Văn Lý được linh mục Nguyễn Như Tự bảo trợ và giới thiệu vào tu học tại Tiểu Chủng viện Hoan Thiện, Huế, năm 1966, vào Đại Chủng viện Xuân Bách, Huế. Thầy Nguyễn Văn Lý đã được lãnh các chức từ cắt tóc đến Phó tế do các Giám mục: Nguyễn Văn Thuận, Urrutia Phạm Mgọc Chi và được Tổng Giám mục Philippe Nguyễn Kim Điền truyền chức linh mục vào ngày 3-4-1974 tại nhà thờ Chánh tòa Phủ Cam, Huế.

Vốn xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo khó nên sau khi thụ phong linh mục, linh mục Nguyễn Văn Lý xin gia nhập vào Hội Thừa sai do Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền thành lập để đi hoạt động truyền giáo ở những vùng dân cư nghèo khó. Từ Huế, linh mục Nguyễn Văn Lý đã vào phụ trách Cộng đoàn Thừa sai xứ Cộng Hòa, Gò Vấp, Gia Định từ 14-7-1974 đến 22-3-1975, sau đó tự nguyện trở về Huế vì số linh mục bấy giờ tình nguyện ở lại Huế quá ít, đa số các vị phải chạy vào Đà Nẵng, Sàigòn. Sau đó, linh mục Nguyễn Văn Lý được chọn làm Thư ký cho Đức cố Giám mục Philippe Nguyễn Kim Điền. Ngày 7 tháng 9 năm 1977, linh mục Nguyễn Văn Lý bị bắt giam tại lao xá Thừa Phủ, Huế vì đã cho phổ biến hai bài phát biểu của Đức cố Tổng Giám mục Philippe Nguyễn Kim Điền, nội dung lên án chế độ Cộng sản chủ trương tiêu diệt tôn giáo, lên án Nhà nước CSVN chủ trương tiêu diệt tôn giáo, lên án Nhà nước CSVN phân biệt đối xử với người có đạo làm cho những giáo hữu trở thành những công dân hạng hai. Hai bài này sau đó lọt ra nước ngoài, báo chí đăng tải. Cùng bị bắt với linh mục Nguyễn Văn Lý còn có linh mục Augustino Hồ Văn Quý đang làm Giám đốc Đại chủng viện Huế lúc bấy giờ vì các chủng sinh của Người đã đem hai bài phát biểu của TGM Nguyễn Kim Điền đọc trong một nhà thờ. Cả hai linh mục Nguyễn Văn Lý, Hồ Văn Quý bị CSVN kết án 20 năm tù nhưng sau mấy tháng thì CSVN phải thả ra vì lúc đó Việt Nam đang làm đơn xin vài Liên Hiệp Quốc.

Đến năm 1981, linh mục Lý dẫn giáo xứ đi hành hương Đức Mẹ La Vang, bị Công an chận lại khng cho đi. Linh mục Lý đã tổ chức cho giáo hữu đứng hướng về La Vang nguyện kinh. Sau đó có một số chủng sinh dựng lại vở kịch Linh mục Lý hướng dẫn giáo hữu nguyện kinh dọc đường nên linh mục Lý bị CSVN bắt lại. Nhà nước CSVN buộc linh mục Lý phải về với gia đình nhưng đã bị linh mục kháng cự. Cuối cùng thì linh mục Lý bị bắt và xử án tù 10 năm với tội danh: xách động quần chúng và làm gây rối trật tự trị an, mất đoàn kết dân tộc.

-Đến ngày 24-11-1994, viết và phổ biến "Bản Tuyên Ngôn 10 điểm" đòi Tự Do Tôn Giáo lấn thứ nhất.

-Ngày 24-11-2000, kỷ niệm 6 năm viết Tuyên Ngôn lần thứ nhất, lại phổ biến lần thứ hai Tuyên Ngôn lần thứ nhất chỉ thêm một vài chú thích. (Theo linh mục Nguyễn văn Lý thì mục đích là để cho tất cả mọi người thiện chí đọc và hiểu rằng trong 6 năm qua các Giáo Hội ở Việt Nam và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói riêng, không thêm được quyền lợi nào mà chỉ hưởng được những hồng ân nhỏ giọt của Nhà Nước y như cũ mà thôi).

-Ngày 4-12-2000, linh mục Nguyễn Văn Lý cắm xuống ruộng lúa mà Nhà nước CSVN đã tịch thu của giáo hội 2 bảng tôn có kẻ hàng chữ: "Chúng tôi cần tự do tôn giáo" và tự tay gieo những hạt lúa đầu tiên. Nhà cầm quyền CSVN đã bôi đen 2 tấm bảng. Linh mục Lý lại kẻ hai tấm bảng khác với hàng chữ cùng nội dung và đem treo trên tháp nhà thờ Nguyệt Biều.

 -Ngày 8-12-2000, kỷ niệm ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, linh mục Nguyễn Văn Lý lại công bố "Lời Kêu Gọi Số 2: "Chúng tôi cần có tự do tôn giáo thật sự tại Việt Nam."

Trong một email gửi ra hải ngoại, linh mục Nguyễn Văn Lý đã viết: "Sau đây là Chiến Lược Then Chốt của tôi. Phổ biến được Lời Kêu Gọi Số 2 này, tôi chết cũng an lòng rồi. Kính xin Quý Ông, Quý Bạn tác động sao cho Các Tôn Giáo cùng đồng loạt làm như tôi thống thiết và tha thiết kêu gọi là làm cho Tự Do thật sự sớm đến với Việt Nam. Xin luôn cầu nguyện cho nhau."

Nội dung lời kêu gọi quyết liệt kêu gọi Đức Hồng Y, các Đức Tổng Giám Mục, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam mở chiến dịch tổng áp lực Nhà nước CSVN, từ chối họp chung, từ chối dự Hội Nghị Quốc tế, và lập mạng lưới "tu chui, học chui" cho giáo hội, cho tới khi nào đất nước hoàn toàn có tự do tôn giáo.

*

Mahatma Gandhi là người cách đây hơn 50 năm đã lãnh đạo toàn dân Ấn Độ giành được độc lập từ tay Anh Quốc. Mahatma Gandhi tên thật là Mohandas Karamchand Gandhi, sinh này 2-10-1869 ở thị trấn Porbamdar, bang Gujarãt, nước Ấn Độ. Mahatma trong tiếng Ấn Độ có nghĩa là "Cái Hồn Vĩ Đại" đồng nghĩa với chữ "Great Soul" trong tiếng Anh. Thân phụ là Kaba Gandhi, một viên chức Ấn làm việc cho người Anh. Gandhi theo học về ngành luật và tốt nghiệp luật sư tại Anh Quốc. Trong thời gian theo học ở Anh Quốc, Gandhi học thêm tiếng Pháp, tiếng La-tinh và các ngoại ngữ khác. Trong thời gian này ông quen biết nhiều bạn bè trong giới sinh viên và chính những bạn bè này sau đó trở thành những con người có thế lực đã giúp đỡ rất nhiều cho Gandhi trong việc tranh đấu cho sự bình đẵng của người Ấn và cho nền độc lập của Ấn Độ.

Tháng 7 năm 1891, Gandhi trở về Ấn Độ. Phần vì mới ra trường, phần vì nhu cầu về luật pháp của dân Ấn lúc đó quá ít nên Gandhi, theo sự sắp xếp của người anh cả sang Nam Phi, khi đó cũng là thuộc địa của Anh. Tại đây, vì nhận thấy người Ấn bị coi như công dân hạng hai, dù giàu có cách mấy  cũng không được mua vé xe lửa hạng nhất hoặc ở các khách sạn dành riêng cho người da trắng, bước vào tòa án phải bỏ khăn vấn đầu. Đối với người Ấn theo đạo Hồi rất tôn trọng khăn vấn đầu vì đó là biểu tượng của trí tuệ, thần linh. Gandhi đã tranh cãi kịch liệt với tòa án Nam Phi về các việc này và cuối cùng tòa án phải nhượng bộ. Chính những việc làm này của Gandhi đã tạo nên một tiền lệ. Việc này đã tạo nên một phong trào đòi quyền bình đẵng của người dân Ấn ở Nam Phi.

-Năm 1906, Gandhi đã lãnh đạo hàng ngàn người Ấn kéo về thành phố Johanesburg chống lại việc chính quyền Anh ở Nam Phi dự định kiểm tra dân số Ấn ở đây. Trong hơn 7 năm tranh đấu, Gandhi đã bị vào tù ra khám nhiều lần. Cuối cùng, chính quyền Anh ở Nam Phi phải nhượng bộ và điều đình vào năm 1913.

-Năm 1914, trở về nước lãnh đạo toàn dân Ấn đấu tranh giành lại độc lập từ tay Anh Quốc. Bị vào tù, ra khám nhiều phen vì "tội xúi dục quần chúng nổi loạn." Cuối cùng, Anh Quốc phải trao trả độc lập cho Ấn Độ vào ngày 15 tháng 8 năm 1947… 

*

Biến cố trong đại nhất vào những ngày cuối năm 2000 là việc linh mục Nguyễn Văn Lý đã nả những phát đạn đại bác thần công vào Nhà Nước CSVN bằng cách từ Việt Nam dùng email lên lạc với đài phát thanh ở Úc, đài phát thanh Quê Hương ở San Jose, và các đài phát thanh Việt ngữ ở Hoa Kỳ, phổ biến lại "Bản Tuyên Ngôn 10 Điểm" và "Lời kêu Gọi Số 2" và đã trả lời nhiều bài phỏng vấn của đài phát thanh Quê Hương là đài phát thanh tư nhân duy nhất mỗi ngày có 2 giờ phát thanh trực tiếp về Việt Nam.

Trong phần "Giải thích lời kêu gọi số 2 ngày 8-12-2000," linh mục Nguyễn Văn Lý đã viết như sau:

1-   Các tôn giáo tại Việt Nam từ 1954 đến nay, đều như một con người bị người ta thắt ở cổ một chiếc thòng lọng có thật, lúc siết chặt, lúc hơi thả lỏng cho đủ thoi thóp. Để tránh tiếng là đàn áp tôn giáo, để tạo nên một tình trạng "Tự Do Tôn Giáo giả tạo" đánh lừa được tất cả những ai không đủ điều kiện để nhận định chính xác, người ta khôn khéo để cho mỗi Giáo Hội – tùy sức đề kháng của mình – được hai tay, hai chân còn cử động đôi chút nhiều hay ít mà thôi.

2-   Nay, để tạo nên Chân-Dung-Đích-Thật-Của-Chính-Mình-Đang-Bị Đàn-Áp (1), hầu giúp mọi người nhận ra cho rõ "Thực Trạng" của các Giáo Hội (mà tôi đã mô tả rất trung thực chính xác trong 2 Bản Tuyên Ngôn ngày 24-11-94 và Lời Kêu Gọi Số 1 cuối năm 2000  ngày 03-12-2000); đồng thời để gây áp lực lên người đang bắt bớ mình, các Giáo Hội tự nguyện từ chối các "ân huệ giả tạo, nhỏ giọt" của chính quyền CSVN ban thí cho, tự mình trói tay chân mình lại, không còn nhúc nhích động đậy nữa, mà tự mình sinh hoạt "Tự Do Chui" theo đúng Bản Chất Đích Thật Đang Bị Đàn Áp Rõ Ràng của mình.

3-   Nếu mỗi Giáo Hội, trong đó có Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, làm đúng theo Lời Kêu Gọi Số 2 của tôi đề nghị, thì chỉ trong một thời gian rất ngắn, (tôi xin nhấn mạnh là chỉ một thời gian rất ngắn là có hiệu quả ngay lập tức) chính quyền CSVN dù rất không muốn, cũng buộc lòng phải chặt đứt Chiếc Thòng Lọng Có Thật Trên Cổ mỗi Giáo Hội, nhanh chóng tránh tình trạng các Giáo Hội Đồng Loạt Cùng Nhau Tự Mình Đứng Lên Tự Chặt Đứt Chiếc Thòng Lọng Có Thật ấy, nếu bị chiếc thòng lọng ấy kéo dài quá lâu…"

Trong bài phỏng vấn lần thứ hai của đài phát thanh Quê Hương., linh mục Nguyễn Văn Lý đã cho biết: "… Cuộc đấu tranh của tôi bắt đầu nó mang tính điển hình như của Thánh Gandhi Ấn Độ, đã dùng phương pháp đấu tranh bất bạo động để đòi độc lập cho Ấn Độ với đế quốc Anh trong thế kỷ 20 nầy. Tôi đã học để rút lấy bao nhiêu kinh nghiệm tinh hoa của vị Thánh Gandhi ấy…" Và trong thư "Giải thích Lời kêu Gọi số 2 ngày 08-12-2000, linh mục Nguyễn Văn Lý cũng đã giải thích: "… Trên đây là Phương Pháp Đấu Tranh Bất Bạo Động của Thánh Mahatma Gandhi Ấn Độ đã áp dụng thành công tuyệt vời giữa thế kỷ 20 nầy, đã giành được Độc lập Thực Sự cho Ấn Độ mà không hề tốn một viên đạn kim loại nào, làm cho Đế quốc Anh vừa phải trao trả độc lập cho Ấn Độ, vừa hết lòng khâm phục Ngài. Nay tôi cải tiến đôi chút cho phù hợp với hoàn cảnh VN hôm nay mà thôi."

*

Để góp phần làm sáng tỏ phương pháp đấu tranh bất bạo động của Thánh Gandhi mà linh mục Nguyễn văn Lý đề cập một cách vắn tắt trong bài phỏng vấn cũng như trong phần "giải thích lời kêu gọi" gửi ra hải ngoại của Ngài, chúng tôi đã trình bày sơ lược tiểu sử và quá trình hoạt động của Mahatma Gandhi – cha đẻ của chủ thuyết "Bất Bạo Động".

Nhân đây, chúng tôi cũng xin trình bày một cách vắn tắt về "chủ thuyết bất bạo động" theo chính Thánh Gandhi đã giải thích trong quyển "Tự Truyện"do chính Ngài viết ra. Theo Thánh Gandhi, tiếng Anh gọi chủ trương của Ngài là "Passive resistance" tức"phản kháng thụ động" là một chuyển ngữ sai lầm, nhưng theo Thánh Gandhi thì Ngài cũng chưa tìm được một chữ khác. Thánh Gandhi đã giải thích chuyện này trong quyển "Tự Truyện" do chính Ngài viết ra. Theo Thánh Gandhi thì phương thức đấu tranh đó tiếng Hindu gọi là Satyãgraha. Đó là một chữ kép. Saty có nghĩa là chân lý, và ãgraha có nghĩa là sự kiên trì đến kỳ cùng. Trong quyển "Lịch sử tranh đấu bất bạo động tại Nam Phi", Thánh Gandhi cũng đã nói rõ Satãgraha không có nghĩa là thụ động hoặc không làm gì cảMà nó là sự chủ động tấn công đối phương bằng toàn lực của ta, nhưng không phải để tiêu diệt đối phương, hoặc làm đối phương phải đổ máu.

Sở dĩ chúng tôi phải lặp đi, lặp lại giải thích của Thánh Gandhi về "chủ thuyết bất bạo động" vì trong thời gian vừa qua, trong quá trình tranh đấu chống lại chủ nghĩa Cộng sản bạo tàn đang thống trị quê hương có những kẻ sợ hãi đấu tranh, sợ hãi sức mạnh bạo lực của đối phương mà chúng ta muốn đấu tranh chống lại, những kẻ đó hay núp dưới chiêu bài "bất bạo động." Khi không dám đấu tranh chống lại một thế lực bạo ngược, phi chính nghĩa, phi dân chủ, bóp nghẹt tự do; người hèn nhát không dám làm gì và cho rằng họ là người theo chủ trương bất bạo động. Đó là một sự ngụy biện nhằm che giấu sự bất lực của họ ở cả trong tư tưởng lẫn hành động bên ngoài. Đó là sự đầu hàng toàn diện của họ đối với bạo lực và với chính bản thân họ. Satyãgraha là sự tranh đấu đến kỳ cùng cho chân lý, cho mục tiêu chính đáng mà người ta cần phải đạt tới.

*

So sánh những việc làm của Thánh Gandhi hơn 50 năm trước trong cuộc tranh đấu giành lại độc lập cho Ấn Độ với công cuộc tranh đấu của linh mục Nguyễn Văn Lý tại Việt Nam hiện nay chúng ta thấy có những điểm tương đồng như linh mục Nguyễn Văn Lý đã không nhượng bộ nhà cầm quyền CSVN trong việc rút lại Tuyên Ngôn 10 Điểm đòi Tự Do Tôn Giáo – cũng giống như Thánh Gandhi đã tranh đấu không chấp nhận việc phân chia giai cấp của chính quyền Anh Quốc đối với dân Ấn sống ở Nam Phi đã tạo ra một tiền lệ và sau đó đã trở thành một phong trào tranh đấu.

Công cuộc tranh đấu giành lại độc lập, tự do cho Ấn Độ của Mahatma Gandhi đã được toàn dân Ấn Độ hưởng ứng và đã đi đến thành công qua bao gian lao khổ cực, bị đánh đập, tù đày.

Linh mục Nguyễn văn Lý tự coi mình như một Môi-Sê trong Kinh Thánh cũ, người đã hiên ngang đến gặp vua Pharoan Ai Cập để đòi  cho dân Do Thái được tự do đi tế lễ Thiên Chúa. Và linh mục Lý cũng đã và đang áp dụng chủ thuyết bất bạo động của Thánh Gandhi để tranh đấu đòi Tự Do Tôn Giáo cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và cho toàn dân Việt Nam.

Người dân Ấn Độ hơn 50 năm trước đã "lên đường" theo vị lãnh tụ của mình là Mahatma Gandhi đi làm muối. Hàng trăm người lúc đầu, sau đó đã trở thành hàng ngàn, hàng trăm ngàn người… Cuối cùng Đế quốc Anh đã phải trả lại độc lập cho Ấn Độ.

Không ai yêu dân tộc chúng ta bằng chính chúng ta. Đừng trông đợi ở ngoại bang; đừng hy vọng là với sự cầu xin, chúng ta có thể làm cho kẻ dữ phải nới tay; đừng chờ đợi trái trên cây rụng mà phải trèo lên cây tìm cách hái nó xuống. Phải tự mình tranh đấu giành lấy những gì mà mình xứng đáng được hưởng: tự do, dân chủ, nhân quyền…

Linh mục Nguyễn Văn Lý đã cắm 2 tấm bảng đòi "Tự Do Tôn Giáo" giữa cánh đồng làng Nguyệt Biều và đã rải xuống ruộng lúa những hạt lúa Tự Do.

Những người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản trên khắp thế giới và trên 87 triệu người dân Việt Nam đang sống đoạ đày trong gông cùm Cộng Sản ở trong nước hãy "lên đường"  bước theo bước chân của linh mục Nguyễn Văn Lý để đòi lại, để giành lấy những gì mình đáng phải được hưởng là Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền.

*

Năm 2007, tiếp nối con đường linh mục Nguyễn Văn Lý đã đi, luật sư Lê Thị Công Nhân, 28 tuổi, thành viên của Khối 8406 do linh mục Nguyễn Văn Lý đã thành lập lên tiếng tranh đấu đòi tự do, dân chủ, nhân quyền đã bị CSVN bắt giam 3 năm.

Ngày 6 tháng 3 năm 2010, vị nữ anh thư đã noi gương Trưng, Triệu:

"Phấn son tô điểm sơn hà

Làm cho rỡ mặt đàn bà nước Nam!"

đã được trả tự do, lại cất tiếng nói dũng mãnh để tiếp tục tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền cho chính mình và 87 triệu người dân Việt Nam.

Theo tin trên các diễn đàn điện tử thì mới đây, đầu năm 2011, nữ luật sư Lê Thị Công Nhân đã phổ biến bài thơ DÒNG SÔNG RỬA TỘI nói về biến cố Thiên An Môn cách đây 21, mở đầu bằng những câu:

"Lấy một nắm đất

trét lên mặt mình

ở đất nước tôi mọi người đều làm

phải làm như thế

để ca ngợi Hồ Chí Minh…"

và những câu kết:

"Này hỡi Hồ Chí Minh

và sư phụ là Mao Trạch Đông

các người còn sám hối được nữa không

e rằng

Không!"

(xin xem đấy đủ bài thơ này trong điện báo Báo Tổ Quốc)

tưởng không có bài thơ nào chửi bới và vạch trần tội ác của tên tội đồ dân tộc Hồ Chí Minh sâu sắc và "tận cùng bằng số" như thế!

Mọi người khinh bỉ, coi thường, cười cợt ông Hồ Chí Minh khi nhà văn phản kháng đang bị tù đày Trần Khải Thanh Thủy làm những câu thơ dung tục:

"Gió mùa Thu Bác ru em ngủ

Em ngủ rồi Bác đụ thâu canh…"

Lời thơ của "Dòng Sông Rửa Tội" khiến chúng ta nhức buốt tâm can đối với những tội ác mà ông Hồ Chí Minh đã vâng lịnh của Quốc tế Cộng Sản gây ra cho dân tộc và đất nước Việt Nam trong 80 năm qua. 

*

Nhiều người tiên đoán CSVN sẽ lại ra tay đàn áp và có biện pháp đối với linh mục Nguyễn Văn Lý và luật sưLê Thị Công Nhân – như bọn chúng đã từng đàn áp.

Nhiều người cũng tin rằng đây sẽ là hai ngọn lửa dũng mãnh sẽ làm bùng lên "Cuộc cách mạng hoa Sen" tiếp nối cuộc "Cách mạng hoa Lài" đã thiêu tụi ngai vàng của tên bạo chúa Ben Ali của Tunisia!

Chúng ta có quyền hy vọng như thế!   

NGUYỄN THIẾU NHẪN