(Dân trí) - Từ ngày 1/1/2014, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam sẽ dừng hoạt động 5 đôi tàu khách địa phương ở khu vực phía Bắc và miền Trung. Lí do là hoạt động kinh doanh của các đoàn tàu này kém hiệu quả, thậm chí lỗ tới 90 tỷ đồng mỗi năm.
Theo đó, 5 đôi tàu địa phương sẽ dừng hoạt động thuộc các tuyến Vinh - Đồng Hới (VĐ 31/32), Đồng Hới - Huế (ĐH 41/42), Gia Lâm - Đồng Đăng (ĐĐ 3/4), Yên Viên - Hạ Long (R 157/158) và Long Biên - Quán Triều (91/92). Đây là 5 đôi tàu có hiệu quả kinh doanh thấp nhất trong tổng số 180 đôi tàu đang khai thác của ngành đường sắt.
Với khoản lỗ hơn 90 tỷ đồng mỗi năm, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) đã gửi văn bản tới các địa phương có các đoàn tàu này chạy qua, các đơn vị thành viên và bạn hàng thông báo kế hoạch dự kiến dừng chạy tàu từ ngày 1/1/2014.
Lãnh đạo ĐSVN cho biết, trong năm 2012 ngành đã phải “gánh” lỗ cho 5 đôi tàu nói trên với số tiền lên tới 90 tỷ đồng, trong đó nặng nhất là tuyến Yên Viên - Hạ Long lỗ 19,5 tỷ đồng (năm 2011) và 23,5 tỷ đồng (năm 2012); đôi tàu Vinh - Đồng Hới lỗ hơn 19 tỷ đồng (năm 2011) và 22,6 tỷ đồng (năm 2012).
Đôi tàu R157/158 từ ga Yên Viên (Hà Nội) đến ga Hạ Long (Quảng Ninh) dài 106km có doanh thu chưa tới 4 triệu đồng/ngày, chỉ bằng 5% so với chi phí chạy tàu. Đôi tàu Đồng Hới - Huế doanh thu chỉ khoảng 14 triệu đồng/ngày, bằng 22-28% chi phí bỏ ra.
“Đặc điểm chung của các đôi tàu địa phương này là cự ly vận chuyển ngắn nhưng giá thành vận tải cao, trong khi đó sản lượng vận tải thấp và bị cạnh tranh gay gắt bởi các loại hình vận tải khác. Tàu chạy tuyến này chủ yếu gom khách trên những chặng ô tô khó vào nhưng lượng khách này không nhiều, thậm chí thường xuyên có khách chỉ đi khoảng chục km nên giá vé chỉ 10.000 đồng” - lãnh đạo ĐSVN cho hay.
Trước đó, để có thể duy trì hoạt động và từng bước giảm dần kinh phí, ngành đường sắt đã phải bù đắp cho các đoàn tàu này và cố gắng giảm lỗ bằng một loạt biện pháp như: tổ chức lại biểu đồ chạy tàu hợp lý, gia tăng dịch vụ và nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có đồng thời điều chỉnh tăng giá vé nhằm tăng doanh thu nhưng vẫn phải đảm bảo hút thêm khách.
Lãnh đạo ĐSVN cho biết, trong năm 2012 ngành đã phải “gánh” lỗ cho 5 đôi tàu nói trên với số tiền lên tới 90 tỷ đồng, trong đó nặng nhất là tuyến Yên Viên - Hạ Long lỗ 19,5 tỷ đồng (năm 2011) và 23,5 tỷ đồng (năm 2012); đôi tàu Vinh - Đồng Hới lỗ hơn 19 tỷ đồng (năm 2011) và 22,6 tỷ đồng (năm 2012).
Đôi tàu R157/158 từ ga Yên Viên (Hà Nội) đến ga Hạ Long (Quảng Ninh) dài 106km có doanh thu chưa tới 4 triệu đồng/ngày, chỉ bằng 5% so với chi phí chạy tàu. Đôi tàu Đồng Hới - Huế doanh thu chỉ khoảng 14 triệu đồng/ngày, bằng 22-28% chi phí bỏ ra.
“Đặc điểm chung của các đôi tàu địa phương này là cự ly vận chuyển ngắn nhưng giá thành vận tải cao, trong khi đó sản lượng vận tải thấp và bị cạnh tranh gay gắt bởi các loại hình vận tải khác. Tàu chạy tuyến này chủ yếu gom khách trên những chặng ô tô khó vào nhưng lượng khách này không nhiều, thậm chí thường xuyên có khách chỉ đi khoảng chục km nên giá vé chỉ 10.000 đồng” - lãnh đạo ĐSVN cho hay.
Trước đó, để có thể duy trì hoạt động và từng bước giảm dần kinh phí, ngành đường sắt đã phải bù đắp cho các đoàn tàu này và cố gắng giảm lỗ bằng một loạt biện pháp như: tổ chức lại biểu đồ chạy tàu hợp lý, gia tăng dịch vụ và nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có đồng thời điều chỉnh tăng giá vé nhằm tăng doanh thu nhưng vẫn phải đảm bảo hút thêm khách.
C.N.Q