THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

29 September 2013

Thủy điện gây ngập lũ, chủ đầu tư hỗ trợ 'nhỏ giọt'

Ngày 28.9, ông Trần Lộc, Chủ tịch UBND xã Sơn Thủy (H.A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế), cho biết Công ty cổ phần thủy điện miền Trung (EVNCHP - chủ đầu tư thủy điện A Lưới) vừa hỗ trợ cho 48 hộ dân trên địa bàn xã bị thủy điện A Lưới gây ngập lụt trong cơn bão số 8 vừa qua.
Theo ông Lộc, sự hỗ trợ này chủ yếu dành cho những hộ dân có nhà bị ngập lũ, với phần hỗ trợ bằng gạo, bột ngọt, dầu ăn… trị giá khoảng từ 150.000 - 180.000 đồng/hộ. Số hộ dân nhà không bị ngập nhưng bị hư hại hoa màu, lương thực, tài sản do lũ thì vẫn chưa được EVNCHP hỗ trợ.
Cùng với xã Hồng Thái và Hồng Thượng của H.A Lưới, Sơn Thủy là xã bị thiệt hại nặng nhất, với 62 hộ dân bị ngập lũ trong đêm 18.9 và rạng sáng 19.9 do nước lũ tràn từ hồ chứa thủy điện A Lưới ra bên ngoài. Theo nhiều người dân và một số cán bộ, lãnh đạo tại A Lưới thì do trước bão số 8, thủy điện A Lưới đã không chịu xả lũ với lưu lượng lớn để đón lũ mà chỉ xả với lưu lượng nhỏ. Vì thế trong ngày 17, 18 và rạng sáng 19.9 gặp đợt mưa lớn làm nước hồ dâng lên cao gây ra tràn hồ khiến bà con bị ngập lũ. Thế nhưng việc EVNCHP hỗ trợ chưa tới 200.000 đồng/hộ là sự hỗ trợ “nhỏ giọt”.
Sự việc nói trên cũng đã gây bức xúc cho chính quyền cũng như người dân. Theo Phó chủ tịch UBND H.A Lưới Nguyễn Quốc Cường, người dân trong khu vực lòng hồ thủy điện A Lưới đang sống trong âu lo, nhất là cơn bão số 10 đang cận kề. “Họ đều là những người dân sống trong khu vực lòng hồ nhưng chưa được di dời tái định cư đến nơi an toàn", ông Cường cho biết thêm.
* Báo cáo của Bộ Công thương đưa ra tại phiên họp tổng thể lần thứ 6 của Ủy ban Khoa học công nghệ - môi trường Quốc hội, về quy hoạch thủy điện chiều qua 28.9 cho biết, theo các quy hoạch đã được duyệt, cả nước có 1.239 dự án thủy điện, trong đó có 1.109 dự án thủy điện nhỏ (công suất dưới 30 MW). Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý loại khỏi quy hoạch 117 dự án, không xem xét bổ sung vào quy hoạch 156 vị trí tiềm năng thủy điện. Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) thẳng thắn chỉ ra, các con số trên cho thấy “quy hoạch thủy điện đang làm quá vội vã, không có trách nhiệm, tùy tiện, gây nhiều lãng phí”. Bà An đề nghị, trong nội dung trình Quốc hội trong kỳ họp tới, cần làm rõ trách nhiệm những người phê duyệt quy hoạch, không chỉ với cán bộ đương chức mà ngay cả cán bộ đã nghỉ hưu.
Về dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, 2, cuối năm 2013 chủ đầu tư mới hoàn thành việc lập dự án đầu tư (FS), nếu tính thời gian chuẩn bị cho các bước tiếp theo để triển khai, dự án sẽ trễ 53 tháng, tương ứng với 4 năm rưỡi so với kế hoạch ban đầu.
Đình Toàn - Mai Hà