(Soha.vn) - Nếu trì hoãn việc phát triển máy bay ném bom mới, các binh sĩ và nhiều người dân Mỹ sẽ phải nhận hậu quả khó lường, chuyên gia phân tích quân sự hàng đầu của Mỹ nhận định.
Chuyên gia phân tích quân sự Lauren B. Thompson nhận định lực lượng máy
bay ném bom của Mỹ hiện nay không đủ khả năng đối phó với những thách
thức mới bởi các quốc gia như Trung Quốc đang theo đuổi những chiến lược
chống xâm nhập và hệ thống phòng không linh hoạt hơn. Ông Thompson cho
rằng Mỹ cần nâng cấp và thay thế phi đội máy bay ném bom già nua. Nếu
không thực hiện được điều này, quận đội Mỹ sẽ bị tụt hậu và khi đó những
kẻ thù tương lai sẽ tấn công Mỹ.
Oanh tạc cơ B-52 tiếp nhiên liệu trên không
Máy bay ném bom đóng vai quan trọng trong các cuộc xung đột gần đây với
sự tham gia của quân đội Mỹ. Từ các cuộc xung đột ở vùng Balkan đến
Afghanistan, Iraq và Libya, phi đội ném bom chiến lược tầm xa của Không
quân Mỹ đã chứng tỏ được tính hiệu quả trong sứ mệnh đánh bại kẻ thù.
Máy bay ném bom có khả năng mang theo vũ khí thông thường và vũ khí dẫn
đường chính xác cao, có thể tấn công nhiều mục tiêu trong một chuyến bay
vào ban ngày hay đêm và thời tiết tốt hay xấu.
Máy bay ném bom hạng nặng có ưu điểm ở khả năng linh hoạt, trọng
tải lớn và chi phí thấp. Những tính năng này cho phép chúng thích
ứng với các điều kiện thay đổi mà các máy bay chiến thuật nhỏ hơn -
có người lái hoặc không người lái - không thể thực hiện được. Ví dụ,
các máy bay ném bom B-52 đã được sử dụng như máy bay ném bom hạt
nhân tầm cao, sau đó trở thành một máy bay ném bom thông thường, và
ngày nay là một máy bay tấn công hỗn hợp, có thể phóng tên lửa hành
trình.
Bóng ma B-2 tại căn cứ không quân Whiteman.
Những máy bay ném bom mới nhất trong phi đội máy bay ném bom hạng nặng
của Không quân Mỹ được thiết kế từ cách đây 30 năm. Lực lượng máy bay
ném bom hiện nay của Mỹ vẫn hoạt động hiệu quả nhưng đã lạc hậu. Hiện
tại, không quan Mỹ đang sở hữu 76 “pháo đài bay B-52 với độ tuổi trung
bình là 50 năm, 63 chiếc B-1 Lancers 28 năm tuổi và 20 chiếc B-2 Spirits
đã hoạt động hơn 20 năm.
Mỗi máy bay ném bom của Không quân Mỹ có thể mang theo một lượng vũ khí
nhất định với tầm hoạt động không tiếp nhiên liệu là 9.600 km. B-52 là
máy bay ném bom duy nhất có khả năng mang theo tên lửa hành trình, trong
khi B-1 là máy bay ném bom siêu âm duy nhất và B-2 là máy bay tàng hình
duy nhất của Mỹ. Tất cả những máy bay này đều gặp và những vấn đề liên
quan tới “tuổi tác.”
Oanh tạc cơ B-1 Lancer.
Trong khi đó, nhiều nguồn tin cho rằng, Trung Quốc đang âm thầm
phát triển một loại máy bay ném bom tàng hình hiên đại có khả
năng tấn công hạt nhân vươn tới Mỹ. Ngoài ra, Nga cũng đang thực
hiện dự án phát triển máy bay ném bom chiến lược mới và hiện
đại hóa các máy bay ném bom Tu-160, Tu-95MS, Tu-22M3. Hơn nữa,
trên chiến trường Trung Đông, các máy bay ném bom của Mỹ đang
dần mất đi lợi thế khi các đôi thủ không ngừng tăng cường khả
năng phòng không của mình.
Thiên nga trắng Tu-160 của Không quân Nga.
Thế giới đã thay đổi rất nhiều từ khi phi đội máy bay ném bom của Mỹ
được đưa ra vào sử dụng. Liên Xô đã tan rã và Trung Quốc đang nổi lên
như một thế lực mới. Các công nghệ hủy diệt từ thời chiến tranh lạnh đã
phổ biến tới nhiều quốc gia mới, trong khi những công nghệ mới lại rơi
vào tay những quốc gia và tổ chức có tư tưởng cực đoan.
Vì thế, phát triển máy bay ném bom tầm xa mới rất cần thiết đối với Mỹ
hiện nay. Với một hệ thống tấn công linh hoạt khi tình hình thay đổi,
máy bay ném bom thế hệ mới sẽ tăng cường khả năng ngăn chặn nguy cơ tấn
công hạt nhân, bằng cách cho phép các nhà lãnh đạo Mỹ ra lệnh tấn công
các cơ sở giá trị nhất của những quốc gia thù địch. Máy bay ném bom thế
hệ mới cũng cho phép tấn công hiệu quả các mục tiêu ở ngoài tầm của các
lực lượng không quân chiến thuật.
Vai trò quan trọng nhất của máy bay ném bom thế hệ mới là làm hàng rào
chống lại các âm mưu tấn công quân sự bất thường ở thời kỳ thay đổi chưa
từng thấy trong nền văn minh của loài người. Nếu trì hoãn việc phát
triển máy bay ném bom mới, các binh sĩ và nhiều người dân Mỹ sẽ phải
nhận hậu quả khó lường.
Tu-22M3 của Không quân Nga.
Tuy nhiên, những nỗ lực mua máy bay ném bom mới của quân đội Mỹ đã bị
trì hoãn nhiều lần. Khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Bộ Quốc phòng Mỹ đã
dừng chương trình sản xuất máy bay B-2 và hoãn dự án phát triển máy bay
ném bom thế hệ mới do tình hình thay đổi và những công nghệ mới có thể
được sử dụng để nâng cấp khả năng chiến đấu cho phi đội máy bay ném bom
hiện tại. Kết quả, Mỹ đã không phát triển máy bay ném bom mới trong 3
thập kỷ qua.
Hiện Không quân Mỹ đang có kế hoạch phát triển một máy bay ném bom mới.
Dự toán ngân sách cho sự phát triển của loại máy bay ném bom mới từ
năm 2013 đến năm 2017 vào khoảng 6 tỷ USD. Theo đó, không quân Mỹ
sẽ mua 80-100 máy bay với chi phí trung bình 550 triệu USD mỗi chiếc,
và có thể đưa vào hoạt động trong năm 2025. Mặc dù thông tin chi
tiết không được tiết lộ, nhưng nhiều chuyên gia dự đoán các máy bay
ném bom mới sẽ có khả năng hoạt động tự chủ trong không phận địch, mang
nhiều loại vũ khí liên lục địa với độ chính xác cao.
LRS-B - Phương án của Northrop Grumman.
Tuy nhiên, sẽ phải mất 20 năm để phát triển, sản xuất và triển khai LRS-B (LRS-B - Long Range Strike – Bomber – dự án phát triển máy bay ném bom tầm xa tương lai của Mỹ). Trong thời gian đó, không quân Mỹ phải tiếp tục duy trì và nâng cấp các máy bay ném bom cũ. Đây là một khoảng thời gian khá dài đối với Mỹ, trong khi mà Nga và Trung Quốc đang tiến gần hơn tới một máy bay ném bom tối tân. Vì vậy, có thể nói nếu thất bại trong việc phát triển LRS-B, Mỹ sẽ phải đối mặt với những khó khăn vô cùng lớn.