THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

30 June 2013

Phó giáo sư còn “ăn cắp vặt”



japan-canhbao

“Đến chuyện học hàm người ta còn ăn cắp được cơ mà! Đáng ra là Phó giáo sư nhưng lại cứ nhận mình là Giáo sư…”
“Chuyện ở Nhật treo tấm biển bằng tiếng Việt cấm ăn cắp vặt chẳng có gì ngạc nhiên cả, bởi ăn cắp vặt đã trở nên phổ biến trong xã hội. Không thể né tránh, coi đó là chuyện nhỏ được, bởi ăn cắp vặt là khởi đầu của mọi sự lừa đảo”, PGS.TS Phạm Bích San, nguyên Phó Viện trưởng Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam nêu quan điểm.

Học hàm người ta còn ăn cắp được cơ mà!

Gần đây, dư luận đang xôn xao chuyện ở Nhật Bản có một tấm biển cấm ăn cắp bằng tiếng Việt. Giả dụ, ông là người trực tiếp nhìn thấy tấm biển ấy thì sẽ phản ứng thế nào?
Tôi chẳng thấy có gì ngạc nhiên cả.
Ông không ngạc nhiên?
Thứ nhất, ăn cắp thì nước nào cũng có. Có chăng, điều khác biệt ở chỗ ăn cắp lớn hay nhỏ thôi, ví như ở Mỹ có những vụ trộm nhà băng chẳng hạn. Thứ hai, ăn cắp thì thời nào cũng có. Câu chuyện vua Pi-ốt Đại đế của nước Nga dẫn một đoàn quan chức ra nước ngoài, thấy ở đó có nhiều hàng hóa, vua ra lệnh nếu ai ăn cắp sẽ bị chặt tay. Và ở ta, tôi nhớ trong một cuốn sách của GS Dương Quảng Hàm (xuất bản khoảng những năm 40 của thế kỷ trước) đã từng nhắc đến tật ăn cắp vặt của người Việt rồi còn gì. Thế nhưng, tôi e rằng ở ta, ăn cắp vặt là phổ biến hơn.
Căn cứ nào để ông đưa ra nhận định ấy?
Hẳn nhiên là tôi không dựa vào một kết quả nghiên cứu nào, bởi sẽ chẳng có công trình nào nghiên cứu cái đó cả. Thực tế thì chuyện ăn cắp vặt nhan nhản ra. Bây giờ, cứ hở ra cái gì là mất, rồi thì chặt chém trong buôn bán, công chức thì ăn cắp giờ Nhà nước. Đến chuyện học hàm người ta còn ăn cắp được cơ mà! Đáng ra là Phó giáo sư nhưng lại cứ nhận mình là Giáo sư… Nghĩa là, không chỉ ăn cắp dưới dạng vật chất mà còn ăn cắp cả dưới dạng phi vật chất, tinh thần.
Hai dạng ăn cắp đó thì theo ông, dạng nào nguy hiểm hơn?
Nó nguy hiểm như nhau thôi.
Có ý kiến cho rằng, sở dĩ ở Nhật Bản treo tấm biển như thế chỉ là chuyện “con sâu làm rầu nồi canh”. Liệu điều đó có đủ sức thuyết phục với cá nhân ông?
Tôi là người Việt, tôi cũng muốn tin đó chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh” (cười). Còn như tôi vừa nói thì cái gì cũng có nguyên do của nó.
PGS.TS Phạm Bích San, nguyên Phó Viện trưởng Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

Ăn cắp vì thiếu thốn: Chẳng khác con vật

PGS.TS Phạm Bích San, nguyên Phó Viện trưởng Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

Ông nghĩ sao với lập luận: Sở dĩ người ta phải đi ăn cắp như thế là vì thiếu thốn, nghèo khó?
Tôi không nghĩ thế và đừng bao giờ đánh đồng chuyện đó. Bởi có giai đoạn, chúng ta coi những người nghèo là trong sạch còn gì! Nếu vì thiếu thốn, không đủ tiền mua mà phải đi ăn cắp thì chẳng khác gì con vật.
Vậy ông giải thích căn nguyên của nạn ăn cắp vặt phổ biến trong xã hội là do đâu?
Chúng ta chuyển từ xã hội truyền thống mà ở đó sở hữu công rất lớn, tâm lý của chung táy máy thành của riêng đã tạo ra thói quen. Bước sang cơ chế thị trường, tâm lý đó vẫn còn tồn tại. Ở cấp độ thứ hai là chuẩn mực, trong đó bao hàm luật pháp chưa nghiêm. Giáo dục thì vẫn còn lỏng lẻo nếu không muốn nói là rất có vấn đề, không hình thành được nhân cách khi mà học sinh ở đâu đó coi thường môn Lịch sử. Đó toàn là chuyện biết rồi, khổ lắm, nói mãi. Từ đó nó quy định hành vi: Nạn táy máy vẫn còn khá phổ biến.
Cũng cần lưu ý, trước đây, khi ra nước ngoài thì người ta được chuẩn bị cả về học vấn; giờ thì do chúng ta đẩy mạnh hội nhập với quốc tế nên số người Việt ra nước ngoài càng ngày càng nhiều, trong đó có cả những người không được chuẩn bị chu đáo. Thế nên, nạn táy máy của người Việt ở nước ngoài cũng không ít.
Khi mà “nạn táy máy của người Việt ở nước ngoài cũng không ít” thì theo ông, hệ quả của nó là gì?
Là thể diện quốc gia bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng, khi mà thể diện ấy không lấn áp được sự tầm thường của con người. Và kết quả là những tấm biển cấm ăn cắp bằng tiếng Việt như ở Nhật Bản ra đời.
Biển cấm ăn cắp vặt bằng tiếng Việt ở Nhật Bản.
Thú thực, bây giờ nếu có phải đi xe buýt thì tôi rất sợ chuyện bị móc túi. Rồi về nhà, cổng lúc nào cũng phải khóa bởi sểnh cái là mất đồ.
Tâm lý đó hoàn toàn dễ hiểu. Bây giờ, sẽ không ngoa khi cho rằng chúng ta phải sống chung với ăn cắp vặt. Ngay cái chuyện đi chợ, nếu thiếu 500đ, nhiều khi người ta còn lờ đi không trả. Còn ai mà đòi 500đ thì bị coi là thứ rất vớ vẩn.
Và thực tế thì, nhiều khi bị mất đồ, nạn nhân chỉ âm thầm cho qua, nghĩ thôi thì của đi thay người. Liệu điều đó có khiến cho nạn ăn cắp vặt càng phổ biến?
Tôi cho rằng tâm lý xã hội đó là có nhưng bảo nó quyết định đến sự tồn tại, phổ biến của nạn ăn cắp vặt thì không hẳn. Bởi lẽ, đó là hệ quả của rất nhiều thứ, trong đó có giáo dục và luật pháp.

Khởi đầu của mọi lừa đảo

Tôi đã từng đề cập câu chuyện này với một nhà nghiên cứu văn hóa. Ông cho rằng, ăn cắp vặt là chuyện nhỏ. Nếu báo chí bàn đến chẳng khác nào “vạch áo cho người xem lưng”, làm mất thể diện quốc gia. Ông nghĩ sao?
Tôi không cho rằng ăn cắp vặt là chuyện nhỏ mà nó là vấn đề rất lớn, bởi ăn cắp vặt là bước khởi đầu của mọi sự lừa đảo. Người Pháp vốn có câu: Hôm nay bạn lấy một quả trứng, ngày mai bạn lấy cả con bò. Bản chất xã hội hiện đại phải là lương thiện chứ không phải là táy máy, chụp giật. Ăn cắp vặt là một chỉ báo nhỏ nhất cho thấy sự phát triển của xã hội và nhân cách con người.
Còn đúng là chuyện này ảnh hưởng đến hình ảnh, thể diện quốc gia. Người ta sẽ có hai cách hành xử: Thứ nhất là đóng cửa bảo nhau để tiếng xấu không lan ra, thứ hai là nhìn thẳng vào sự thật để truy tìm nguồn gốc, tìm cách giải quyết. Tôi thiên về lựa chọn thứ hai bởi nếu cứ trốn tránh thì sẽ chẳng giải quyết được gì.
Lại có ý kiến cho rằng, thói ăn cắp vặt thể hiện tư duy vặt. Ông bình luận gì về luận điểm này?
Tư duy vặt, tư duy nhỏ không có nghĩa là nó sẽ không lương thiện. Đó là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau.
Ông bảo, bản chất của xã hội hiện đại là phải lương thiện. Vậy để đạt tới xã hội ấy, chúng ta cần phải làm gì?
Làm nhiều thứ lắm. Phải xây dựng nhà nước pháp quyền và quản lý chặt chẽ; phải không được coi ăn cắp vặt là chuyện nhỏ vì đó sẽ là vấn đề lớn nhất để phát triển hiện nay; giáo dục phải cho ra giáo dục, phải hình thành nhân cách cho trẻ. Tôi cho rằng, giáo dục vẫn là cái cốt lõi.
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
“Bây giờ, chẳng riêng gì người có trình độ thấp ăn cắp vặt đâu mà ngay cả những người có học hành đầy đủ cũng thế, thậm chí ăn cắp ở những cái tinh vi hơn khi mà biết biến những thứ là của công thành của mình chứ không đơn thuần là lấy đồ của người khác. Khi mà nhân cách con người chưa được chú trọng đào tạo, rèn luyện thì khi đó, ăn cắp vặt chẳng loại trừ ai, dù có bằng cấp đầy mình”.
Theo Kiến Thức

9 Luật bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7



luat-cutru

Từ ngày 1-7, mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế được điều chỉnh từ mức 4 triệu đồng/tháng lên 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm).
Đó là một trong những điểu chỉnh của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ 1-7. Bên cạnh đó, còn một số luật khác cũng bắt đầu có hiệu lực từ thời điểm này.

Nâng mức giảm trừ gia cảnh

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế từ mức 4 triệu đồng/tháng lên 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm); mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc từ 1,6 triệu đồng/tháng lên 3,6 triệu đồng/tháng.
Đồng thời, luật này bổ sung quy định “mở” để khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% thì Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp với sự biến động của giá cả.

Luật xử lý vi phạm hành chính

Để phân định mức phạt tiền giữa cá nhân và tổ chức vi phạm, phù hợp với tính chất vi phạm, một trong những nguyên tắc mới được quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) là: đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Về đối tượng xử lý vi phạm hành chính, Luật XLVPHC quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm hành chính được thực hiện do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra.
Người chưa đủ 14 tuổi vi phạm hành chính sẽ được nhắc nhở, giáo dục tại gia đình, có nghĩa là họ không bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.
Đối với các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang, Luật XLVPHC quy định mở rộng hơn: “Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác”.

Luật thủ đô

Luật thủ đô có 4 chương, 27 điều quy định rõ vị trí, vai trò, chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Biểu tượng của Thủ đô là hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Để triển khai thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô có hiệu quả, đồng thời nhằm giảm số lượng dân cư tập trung quá đông ở nội thành, trong nội thành không mở rộng diện tích sử dụng đất và quy mô giường bệnh của các bệnh viện hiện có; không xây dựng mới khu công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp không có trụ sở chính ở nội thành thì không được đặt địa điểm đào tạo trong nội thành.

Giảm tần suất kê khai thuế giá trị gia tăng

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế sửa đổi 36 Điều trong tổng số 120 Điều của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 và điều chỉnh 2 nội dung về kĩ thuật văn bản.
Những nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan đến 3 nhóm vấn đề lớn: 1- Nhóm vấn đề về đơn giản hoá thủ tục hành chính thuế; 2- Nhóm vấn đề về phục vụ mục tiêu cải cách – hiện đại hoá và hội nhập, phù hợp thông lệ quốc tế; 3- Nhóm vấn đề về nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý thuế để phù hợp với thực tế và phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan nhằm chống thất thu ngân sách, giảm nợ đọng thuế.
Trong đó, nhóm vấn đề đơn giản hoá thủ tục hành chính thuế có các nội dung như: Giảm tần suất kê khai thuế giá trị gia tăng từ 12 lần/năm xuống còn 4 lần/năm đối với người nộp thuế quy mô vừa và nhỏ; rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục gia hạn nộp hồ sơ khai thuế từ 5 ngày làm việc xuống 3 ngày làm việc; sửa đổi, bổ sung một số nội dung cơ bản liên quan vấn đề hoàn thuế;..

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực quy định, ưu tiên phát triển điện phục vụ nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Luật quy định, giá bán lẻ điện do đơn vị bán lẻ điện xây dựng căn cứ khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện do Thủ tướng Chính phủ quy định phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực, trừ trường hợp quy định giá bán điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo khu vực chưa nối lưới điện quốc gia.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Việc điều chỉnh giá bán lẻ điện phải được thực hiện công khai, minh bạch về sự biến đổi của các yếu tố cấu thành liên quan đến việc điều chỉnh giá. Nhà nước sử dụng các biện pháp để bình ổn giá bán điện phù hợp với quy định của pháp luật về giá.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư, thời gian đào tạo nghề luật sư là 12 tháng (tăng 6 tháng so với quy định cũ). Bên cạnh đó, thời gian tập sự hành nghề luật sư được rút ngắn từ 18 tháng xuống còn 12 tháng nhằm đảm bảo tổng thời gian đào tạo nghề luật sư và thời gian tập sự hành nghề vẫn là 24 tháng.
Luật bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm đối với luật sư để nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm pháp lý của luật sư. Các hành vi được bổ sung gồm: Hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

Luật hợp tác xã

Luật hợp tác xã gồm 9 Chương, 64 Điều. Luật quy định việc Nhà nước có chính sách ưu đãi với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế; ưu đãi lệ phí đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Đặc biệt, với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, ngoài việc được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi như quy định còn được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.

Luật dự trữ quốc gia

Luật dự trữ quốc gia (DTQG) bao gồm 6 Chương và 66 Điều. Theo đó, Nhà nước hình thành, sử dụng dự trữ quốc gia nhằm chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; phục vụ quốc phòng, an ninh.
Theo Luật DTQG, người làm công tác dự trữ quốc gia là công chức, viên chức làm việc tại cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách, người làm công tác dự trữ quốc gia là quân nhân, công an được hưởng phụ cấp thâm niên; tuỳ theo lĩnh vực, tính chất công việc được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề.
Luật cũng quy định danh mục hàng DTQG theo 12 nhóm như lương thực; vật tư, thiết bị cứu hộ, cứu nạn; vật tư thông dụng động viên công nghiệp; muối trắng; nhiên liệu; vật liệu nổ công nghiệp;..

Luật xuất bản

Với 6 Chương, 54 Điều, Luật xuất bản có 6 Chương, 54 Điều. Luật xuất bản đã bổ sung 1 chương riêng về xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử (chương 5).
Theo đó, trên cơ sở kế thừa những quy định từ Luật hiện hành, Luật xuất bản (sửa đổi) đã bổ sung những quy định mới về xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử cập nhật hơn với sự phát triển công nghệ thông tin và hoạt động xuất bản điện tử trong nước cũng như trên thế giới hiện nay. Những quy định này phù hợp, thống nhất với các quy định của pháp luật về viễn thông, công nghệ thông tin, giao dịch điện tử của Việt Nam.
Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

THIẾU GẠO THIẾU TIỀN, KHÔNG THIẾU… KHẨU HIỆU?






Trở lại câu chuyện khẩu hiệu ở các gia đình hộ dân tại một số tỉnh miền Trung – Tây nguyên: Càng lên miền núi khó khăn, càng thấy nhiều khẩu hiệu với đủ các nội dung từ thuộc lòng xa lắc xa lơ cho đến mới toe, lần đầu bắt gặp.
Đi dọc đường Hồ Chí Minh, đoạn qua huyện Đại Lộc và Nam Giang, khẩu hiệu san sát, cứ mỗi nhà 1 tấm biển gỗ màu đỏ chữ vàng, cheo leo đứng trên 2 cọc gỗ đầu ngõ.
Dừng lại ở “Trung tâm khẩu hiệu” xã Zơ Nông, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam tìm hiểu, mới biết:
Mỗi nhà phải nộp 45.000 VND để mua riêng khẩu hiệu, cọc chống và công đóng gia đình phải tự bỏ ra. Treo đâu ở tùy, cốt sao mỗi hộ phải có 1 khẩu hiệu treo trước cửa, còn treo thế nào và đổ xiên xẹo ra sao, thì… kệ.
Cấp cơ sở “máu me” chữ nghĩa vậy, thảo nào qua các Thị trấn – thị tứ các địa phương trên đường Hồ Chí Minh, cứ giật mình thon thót vì các cổng chào khổng lồ đồ sộ chắn ngang đường.
Cái nào cũng kín đặc màu khẩu hiệu đỏ chót, chữ choang choác màu vàng và suốt từ cổng chào đầu đến cổng chào cuối, pa nô – áp phích – khẩu hiệu phướn cứ xếp hàng la liệt, như khoe giọng – luyện chữ với khách ngang qua.
Chợt lẩn mẩn: Số tiền làm pa nô – áp phích – khẩu hiệu hàng năm ở các địa phương trong cả nước, nếu thống kê được chắc là nhiều lắm, bởi chúng ta có quá nhiều ngày lễ kỷ niệm?.
Với các địa phương vùng sâu vùng xa, vùng cao khó khăn, số tiền này có khi còn nhiều gấp đôi đồng bằng đô thị, bởi hình như càng nghèo càng nhiều khẩu hiệu và số khẩu hiệu này, có khi còn bị cộng cả “phí chuyên chở” như gạo muối – xăng dầu, chứ chả chơi…
Liệu người dân có thực sự yêu quý tấm khẩu hiệu và học tập – làm theo nội dung ghi trên đó, khi mà việc treo dựng ngay tấm khẩu hiệu được triển khai theo kiểu phong trào, tràn lan, treo dựng vô tội vạ, ngày qua ngày bị ngả nghiêng – xiêu vẹo – tróc mốc?.
Có lẽ cũng đã đến lúc có sự đánh giá nghiêm túc về hiệu quả của công tác tuyên truyền qua panô – áp phích, để rút ra phương pháp hiệu quả nhất, trong thời buổi khác xa với những năm “cả nước vui sao từng hồi trống giục” và người “thụ hưởng” còn muốn đọc, muốn nghe?..





dcs-khauhieu22













Hàng trăm công nhân hỗn chiến kinh hoàng

(TNO) Sáng nay 30.6, Công an H.Tuy Phong (Bình Thuận) đang tiến hành điều tra vụ hỗn chiến giữa các công nhân đang thi công tại công trường Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân.
Theo Công an xã Vĩnh Tân (H.Tuy Phong), khoảng 10 giờ 30 hôm 29.6, nhóm công nhân của Công ty lắp máy Lilama (khoảng 40 người) đang thi công tại công trường nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (H.Tuy Phong, Bình Thuận) thì bỗng có khoảng 70 người cũng là công nhân xây dựng đang thi công tại đây nhảy vào đánh hội đồng.
Vụ việc xảy ra bất ngờ khiến hai bên hỗn chiến náo loạn cả khu công trường.
Công nhân thi công nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân hỗn chiến
Công nhân Bùi Văn Thắng đang được cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Bình Thuận
Trong lúc các công nhân Lilama tháo chạy thì Bùi Văn Thắng (công nhân Lilama) bị vấp ngã nên đã bị nhóm công nhân xây dựng đánh gục tại chỗ. 
Nạn nhân được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận với nhiều vết thương nặng khắp cơ thể. Khoa cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Bình Thuận, cho biết anh Thắng bị nhiều vết thương trên ngực, đầu và đang nguy kịch.
Một công nhân của Lilama cho biết trước đây có công nhân của một công ty xây dựng khác (chưa rõ công ty nào) từng ăn cắp thiết bị của công ty Lilama đã bị đánh nên hai bên có xích mích từ vài ngày trước.
Trả lời Thanh Niên Online, một lãnh đạo công an xã Vĩnh Tân xác nhận, sở dĩ không can thiệp kịp thời cuộc ẩu đả là do khi nhận được tin báo thì người bị nạn đã được đưa đi cấp cứu. Trong khi đó, nhóm công nhân cho biết họ gọi báo công an nhưng không thấy đến can ngăn.
Được biết, trong thời gian gần đây có nhiều cuộc ẩu đả giữa các nhóm công nhân của nhiều công ty đang thi công tại nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân khiến tình hình an ninh trật tự ở đây bất ổn.
Tin, ảnh: Quế Hà

Tù nhân Z30A nổi dậy, bắt giám thị làm 'con tin'



Thượng tá Hồ Phi Thắng, giám thị trại giam Xuân Lộc đang bị các tù nhân nổi dậy giữ làm 'con tin'
Danlambao - Nguồn tin thân cận vừa gửi đến Danlambao cho biết: Khoảng 8 giờ sáng nay, 30/06/2013, các tù nhân tại trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai) đã đồng loạt nổi dậy để phản đối chế độ lao tù CS khắc nghiệt. Cuộc phản kháng bùng phát tại phân trại số 1 (K1) với sự tham gia của 1000 tù nhân. Sau khi làm chủ hoàn toàn phân trại, các tù nhân đã phá cửa và bắt giữ một viên thượng tá - giám thị làm 'con tin'.

Trại giam Xuân Lộc còn được gọi là trại Z30A, đây là nơi hiện đang giam giữ nhiều tù nhân lương tâm tại Việt Nam như anh Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Việt Khang... Trước đó, anh Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải từng bị đày ải tại đây trong suốt thời gian dài.

Được biết, cuộc nổi dậy bắt đầu bùng phát tại phân trại số 1 thuộc trại giam Xuân Lộc. Nguyên nhân cuộc nổi dậy bắt nguồn từ việc anh em tù nhân thường xuyên bị cán bộ đánh đập, chế độ ăn uống bị cắt xén, trong khi bị bắt lao động cực nhọc...

Hiện nay, một viên thượng tá CA tên Hồ Phi Thắng, giám thị trại giam Xuân Lộc đã bị tù nhân giữ lại làm 'con tin' phía bên trong. 

Cho đến thời điểm này, các tù nhân vẫn đang làm chủ tình hình phía bên trong trại, lực lượng công an đã được huy động mỗi lúc một đông nhưng vẫn chưa thể xâm nhập vào.
Các tù nhân kêu gọi sự lên tiếng kịp thời của truyền thông cũng như dư luận, nhằm tránh xảy ra cuộc đàn áp khốc liệt của CA như các vụ nổi dậy trước.
Ông Nguyễn Bắc Truyển, một cựu tù nhân lương tâm từng bị giam giữ tại Xuân Lộc cho biết thêm: Phân trại số 1 - Trại giam Xuân Lộc là nơi tù nhân nổi dậy. Toàn bộ trại giam Xuân Lộc có 6 phân trại. Phân trại số 1 gọi là phân trại trung tâm. Mỗi phân trại khoảng 1.000 tù nhân. Phân trại 1, có khoảng 10 tù nhân lương tâm. Đây là phân trại có chế độ giam giữ hà khắc nhất trong các phân trại.
Thông tin tiếp theo vụ việc sẽ được cập nhật trên Danlambao

Có thông tin gấp: Phân trại 1, trại giam Xuân Lộc, nơi đang giam giữ anh Thức vừa nổi dậy toàn phân trại từ sáng nay lúc 7-8h.

Có thông tin gấp:

Phân trại 1, trại giam Xuân Lộc, nơi đang giam giữ anh Thức vừa nổi dậy
toàn phân trại từ sáng nay lúc 7-8h.

Nguyên nhân: anh em tù nhân bị đánh đập, chế độ ăn uống bị cắt xén, v.v...
Hiện đang anh em tù nhân đang giữ làm con tin ông Hồ Phi Thắng là giám
thị trại Xuân Lộc phía bên trong.
Các anh em tù vừa dùng số điện thoại: 0962467908

Hiện anh em tù nhân đang làm chủ tình hình bên trong, công an ko xâm
nhập vào được. Cần sự lên tiếng gấp từ truyền thông hải ngoại để hỗ trợ
và tránh bị đàn áp.

Các bác thông tin gấp cho các đài RFA, BBC, VOA và các media bên ngoài
gọi vào số dien thoai này để phỏng vấn và đưa tin gấp.



Video : Nhân dân thôn châu xá -duy tân-kinh môn-hải dương kêu cứu vì môi trường trong sạch !

50 con dòi "ăn" đứt tai bé gái 5 tháng tuổi

 
Click image for larger version Name: 1372434729743.jpg Views: 3 Size: 137.8 KB ID: 486787  
Bị đau tai và được bệnh viện tỉnh Đăk Lăk chẩn đoán là... u máu, nhưng khi chuyển xuống bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) các bác sĩ mổ lấy 50 con dòi trong tai cháu bé 5 tháng tuổi.

Ngày 28/6, bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) cho biết đã phẫu thuật gắp 50 con dòi trong tai của cháu H.U.N. (5 tháng tuổi, ngụ tỉnh Đăk Lăk). Cháu N. bị dòi "ăn" ống tai, tuyến mang tai.
Mẹ của N. cho biết khi cháu được 2 - 3 tháng tuổi thì phát hiện có mụn đỏ sưng tấy ở tai. Gia đình cứ nghĩ là do muỗi đốt, nhưng càng ngày nốt đỏ càng to và chảy mủ nên đưa cháu đến điều trị tại BV tỉnh Đăk Lăk, các bác sĩ chẩn đoán là u máu. Điều trị hơn 1 tháng không khỏi, nên gia đình chuyển cháu xuống BV Nhi Đồng 1 vào chiều 17/6.

Số dòi được lấy ra từ tai của cháu N.
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán cháu N. bé áp xe tai. Khi y tá vừa tiêm thuốc cho cháu thì dòi từ tai rơi ra ngoài, ngay lập tức N. được đưa vào phòng mổ áp xe. Sau đó, các bác sĩ mất 1 giờ để gắp ra khoảng 50 con dòi trong tai bệnh nhi. Theo các bác sĩ, dòi đã len lỏi khắp nơi trong tai và "ăn" mất ống tai, tuyến mang tai và vành tai bị hoại tử lởm chởm. Hiện vành tai của cháu đã được khâu lại, tuy nhiên sức nghe của bệnh nhi sẽ nhi giảm 20 - 40% so với người bình thường.

Sức nghe của bệnh nhi sẽ giảm 20 - 40%.
Sau hơn 10 ngày điều trị tại BV Nhi Đồng 1, sức khỏe của cháu bé đã ổn định và sẽ xuất viện vào thứ 4 tuần sau.
TM

VN phá giá tiền đồng, hỗn loạn giá vàng



Ngân hàng Nhà nước nói việc phá giá nhằm "cải thiện cán cân giữa thanh toán và dự trữ ngoại hối"
Thị trường vàng trong nước liên tục chao đảo giá từng ngày, từng giờ trong những ngày qua.
Các tường thuật trong nước nói sáng 28/6, giá vàng SJC tụt xuống mốc 34 triệu đồng một lượng, nhưng tới chiều tăng mạnh, lên gần 37 triệu đồng.
Trong ngày, Ngân hàng Nhà nước đã bán đấu thầu vàng miếng với mức giá trúng thầu cao nhất là 35,5 triệu, thấp nhất 35,05 triệu đồng.
Hồi đầu tháng Năm, giá vàng có lúc lên tới khoảng 42,5 triệu đồng một lượng, trong lúc tỷ giá hối đoái giữa tiền Việt Nam với đồng đô la Mỹ khi đó là 20.828 đồng một đô la.
Báo tuoitre, bản online, dẫn lời ông Phan Dũng Khánh, một chuyên gia phân tích đầu tư của công ty Maybank Kimeng VN, nói giá vàng trong nước giảm là do áp lực mạnh từ giá vàng thế giới giảm, trong lúc chênh lệch giá giữa trong nước và thế giới thời gian qua quá lớn.

Phá giá tiền đồng

Trong lúc giá vàng liên tục biến động, Việt Nam hôm thứ Sáu đã phá giá tiền đồng ở mức 1% trong nỗ lực thúc đẩy quỹ dự trữ ngoại hối và xuất khẩu.
Tuyên bố đăng trên trang mạng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nói rằng đô la Mỹ nay được mua ở mức 21.036 đồng một đô la, tăng 1% so với tỷ giá chính thức trước đó, 20.828 đồng, hãng tin AP tường thuật.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình nằm trong danh sách người có nhiều phiếu "tín nhiệm thấp".
Đây là lần phá giá tiền đồng của Việt Nam đầu tiên kể từ tháng 11/2011.
Tuyên bố của Ngân hàng Nhà nước nói việc phá giá là một phần trong kế hoạch của chính phủ nhằm "cải thiện cán cân giữa thanh toán và dự trữ ngoại hối".
Mức thay đổi này, là thay đổi lớn nhất kể từ mức cắt kỷ lục 8,5% hồi tháng 2/2011, được đưa ra sau tuyên bố ngày hôm qua của chính phủ theo đó nói nhập khẩu đã vượt xuất khẩu 1,4 tỷ đô la trong nửa đầu năm nay.
Các số liệu chính thức cho thấy nền kinh tế tăng trưởng 4,9% trong sáu tháng đầu năm so với một năm trước, và mục tiêu tăng trưởng cả năm 5,5% của chính phủ "sẽ rất khó đạt được", hãng tin tài chính Bloomberg dẫn lời Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ Thức nói tại Hà Nội ngày hôm qua.
Một số phân tích gia nói đồng tiền của Việt Nam đang được định giá cao quá giá trị thực trong lúc hệ thống tài chính của Việt Nam vẫn chưa phát triển đủ mức để có thể hoạt động tự do mà không làm tổn hại tới nền kinh tế.
Các ngân hàng thương mại tại Việt Nam được phép kinh doanh tiền tệ với biên độ dao động 1% so với tỷ giá do ngân hàng trung ương đưa ra.
Sự phát triển của kinh tế Việt Nam đã bị hụt hơi trong thời gian một thập niên qua.
Từng được coi là một trong những nền kinh tế đang lên nhiều triển vọng nhất tại Á châu, kinh tế Việt Nam gần đây bị ảnh hưởng do lạm phát cao và mức tăng trưởng chậm, trong lúc chính phủ đang phải vật lộn trong việc cắt bỏ tính thiếu hiệu quả của các công ty quốc doanh.
Cựu cố vấn kinh tế chính phủ, bà Phạm Chi Lan, nói rằng việc phá giá sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu của đất nước và đưa đồng tiền Việt Nam tới sát giá trị thực trên thị trường.

29 June 2013

Giá nhà trọ cho thí sinh tăng từng ngày

(TNO) Ngày thi đại học càng cận kề, giá nhà trọ tại Hà Nội cho các thí sinh và phụ huynh ngày càng leo thang chóng mặt.
Tờ rơi treo cả trên dây điện
Không khó để tìm thấy các tờ rơi quảng cáo có phòng trọ cho thí sinh thi đại học quanh khu vực đường Xuân Thủy, Trần Thái Tông, Cổ Nhuế, Hồ Tùng Mậu. Vị trí thường được dán tờ rơi là bờ tường, cột đèn tín hiệu giao thông, trước các quán trà đá...
Tại ngay trước các điểm thi như các trường tiểu học Dịch Vọng Hậu A, Dịch Vọng Hậu B, THPT Lê Qúy Đôn, THPT Yên Hòa (tất cả đều thuộc Q. Cầu Giấy), các tờ rơi quảng cáo có phòng trọ cho thí sinh được dán ở vị trí dễ nhìn nhất.
Không có giá cả các phòng trọ, các tờ rơi chỉ để lại số điện thoại chủ nhà hoặc kèm theo vài dòng như phòng khép kín, điện nước đầy đủ hoặc có điều hòa.
nhà trọ
Biển quảng cáo treo trên dây điện trong ngõ 175 Xuân Thủy, Cầu Giấy - Ảnh: Thúy Hằng 
Chúng tôi có mặt tại ngõ  175 đường Xuân Thủy và choáng ngợp trước một “ma trận” phòng trọ.
Các biển quảng cáo “Còn phòng cho thuê”, “Có phòng cho thí sinh thi đại học”... treo khắp trước cửa nhà, cột điện, bờ tường và ngay cả trên mạng dây diện trên cao.
Các chủ quán trà đá thấy bóng dáng người đến hỏi thuê phòng thi đại học tranh nhau chỉ dẫn nhà và mặc cả giá "hoa tiêu" (thuê được phòng như ý thì trả cho họ 50.000 đồng).
Chúng tôi tìm đến một dãy nhà cấp 4 sâu trong ngõ và được chủ nhà dẫn đến một phòng khoảng 11 m2 trong góc. Phòng ngổn ngang đồ đạc của một sinh viên sắp ra trường. Một nhà vệ sinh, 1 nhà tắm chung cho cả 8 phòng (khoảng 16 người). Chủ nhà sẽ cho mượn 1 chiếc chiếu và 1 cái quạt điện.
“Mùng 2 cháu đến thì thoải mái. Mỗi người 100.000 đồng/đêm. Ở thì đặt cọc trước 100.000 đồng để cô giữ phòng cho”, bà chủ nhà nói.
Bà chủ nhà cho biết như thế là giá mềm nhất cả làng Dịch Vọng Hậu, mấy hôm nữa thí sinh lên đông, không có phòng để chọn lựa.
Một thanh niên trong ngõ chỉ chúng tôi đến một căn nhà 5 tầng gần đó. Một phòng ở tầng 4 đang trống. Phòng khoảng 12 m2, có một nhà vệ sinh chung cho cả 4 phòng.
“Mỗi người giá 100.000 đồng một ngày đêm. Có 2 người đặt sẵn cái phòng này rồi. Nhưng yên chí, cả 4 người ở thì phòng vẫn còn rộng (!?)”, chủ nhà tên Thịnh cho hay.
Đến thời điểm này, tìm nhà trọ giá mềm có thể đến các dãy nhà cấp 4 khá xập xệ tại ngách 389/128 đường Xuân Thủy.
Một dãy nhà trọ có 3 phòng trống trong tổng số 5 phòng tại đây. Một nhà tắm và nhà vệ sinh chung, có cổng đi riêng, phòng cũ, ẩm thấp nhưng có thể ở 2- 3 người một phòng. Mỗi người 1 ngày đêm là 50.000 đồng kèm cả nước. Điện dùng bao nhiêu sẽ tính bấy nhiêu (4.500 đồng/số)
Tuy nhiên, bà chủ nhà cho biết thêm đó là những phòng đặt thuê từ hôm nay. Nếu mùng 1, 2 tháng 7 mới đến thì sẽ là 100.000 đồng/người.
Giá sẽ còn tăng...
Đó là cảnh báo của các chủ nhà tại khu vực đường Hồ Tùng Mậu, đường Xuân Thủy (xung quanh ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH sư phạm Hà Nội, ĐH Thương mại) và khu vực đường Giải Phóng, Lê Thanh Nghị, Đại La, Trần Đại Nghĩa (quanh ĐH Bách khoa, ĐH Kinh tế Quốc dân).
Theo các chủ nhà, giá phòng cận ngày thi (1-3.7 tăng khoảng 50- 70% so với mức giá hiện tại)
Giá trung bình cho một phòng trọ nhà cao tầng tại đường Trần Đại Nghĩa cho 1 người, 1 ngày đêm là 150.000 đồng (tính cả điện nước).
Khu vực ngõ 70 đường Trương Định nhan nhản các tờ rơi mời các thí sinh, phụ huynh vào thuê nhà trọ. Giá phòng cấp 4 là 100.000-120.000 người/ngày đêm.
nhà trọ
Nhan nhản tờ chào mời thí sinh thuê phòng trọ - Ảnh: Thúy Hằng
Một chủ nhà tại ngõ này dẫn chúng tôi lên một căn phòng sạch sẽ, khép kín công trình vệ sinh, có điều hòa và cho biết giá 200.000 đồng/ngày đêm/người.
“Đây là phòng của con trai bác nên yên tâm là sạch sẽ. Thương học sinh thì dọn lại để các cháu có chỗ thuê thôi”, chủ nhà nói.
Tại khu vực Trại Cá, Đại La (Q. Hai Bà Trưng), phòng trống cho thí sinh lên thi cũng đang còn khá nhiều, do chưa phải cao điểm thí sinh lên Hà Nội làm thủ tục dự thi.
Theo chân một chủ nhà, chúng tôi được dẫn vào một căn phòng rộng khoảng 20 m2, giá 300.000 đồng/ngày đêm nhưng bà chủ nhà chỉ cho phép ở tối đa 2 người/phòng.
“Nếu không đặt cọc bây giờ thì dại đấy. Mấy hôm nữa các cô có mơ cũng chả tìm được cái phòng nào giá mềm thế này”, bà chủ nhà cảnh báo khi thấy khách không có ý định thuê.
Thúy Hằng - Duyên Đình

Thành lập Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người

(TNO) Ngày 29.6, Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người đã chính thức được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử ngành y Việt Nam ra đời đơn vị điều phối ghép tạng, phục vụ cho điều trị bằng phương pháp ghép tạng. Trung tâm đặt tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt - Đức (Hà Nội), có chức năng tổ chức thực hiện việc điều phối về hiến, lấy và ghép mô, bộ phận cơ thể người giữa các ngân hàng mô và các cơ sở y tế trong phạm vi cả nước. Giám đốc Trung tâm là ông Trịnh Hồng Sơn, Phó giám đốc BV Việt-Đức.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, sự ra đời của Trung tâm là một dấu ấn quan trọng, góp phần nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Trung tâm là cầu nối giữa người có nhu cầu với người có khả năng tự nguyện hiến mô bộ phận cơ thể người có chỉ số phù hợp sinh học. Trung tâm cũng có ngân hàng bảo quản tạng và tiếp nhận các đăng ký hiến tạng từ người hiến tình nguyện.
Cả nước hiện có 13 cơ sở y tế được phép và có đủ các điều kiện ghép mô, bộ phận cơ thể người. Kể từ khi ca ghép thận thành công đầu tiên tại Viện 103 vào năm 1992, đến nay đã có hơn 800 người được ghép thận từ người cho sống và 46 người được ghép thận từ người chết não, 41 người được ghép gan, 8 ca ghép tim từ người chết não… Tới đây, ngành y phấn đấu sẽ tiến đến việc ghép phổi.
Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước có khoảng 6.000 người suy thận có nhu cầu ghép thận, 1.500 người có chỉ định cần ghép gan và hơn 5.000 người có nhu cầu ghép giác mạc.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, hiện nay khả năng kỹ thuật của đội ngũ bác sĩ tốt, nhu cầu cần ghép nhiều, nhưng số lượng những ca ghép tạng vẫn còn khiêm tốn. Nguyên nhân do nhận thức của người dân về việc hiến tạng vẫn còn nhiều rào cản. Phong trào tự nguyện hiến xác sau khi chết được nhiều người hưởng ứng, tuy nhiên việc tự nguyện hiến tạng để ghép tạng còn rất hiếm hoi.
Tại buổi lễ, đại diện Bộ Y tế đã công bố Quyết định thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến làm Trưởng ban.
Liên Châu

Giá vàng tiến sát 38 triệu đồng


 
 Giá vàng cuối ngày nhảy lên 37 triệu đồng

Vàng quốc tế tăng giá mạnh cuối tuần kéo thị trường trong nước tiến sát 38 triệu đồng một lượng. Đến cuối buổi sáng, cảnh xếp hàng lại tái diễn ở một số điểm kinh doanh vàng.
Mở cửa, Tập đoàn DOJI báo giá vàng mua vàng miếng từ khách ở 37 triệu đồng chẵn và tăng lên 37,2 triệu đồng sau đó ít phút. Mức giá này cao hơn tới 2 triệu đồng so với niêm yết cùng thời điểm sáng qua. 
Chiều bán vàng còn tăng cao mạnh hơn. Lúc 9h, doanh nghiệp này đưa chiều bán lên 37,8 triệu đồng, cao hơn 2,7 triệu đồng so với sáng qua. Tại Công ty Đầu tư Vàng Phú Quý, chiều bán vàng còn được đẩy lên 37,95 triệu đồng. Còn giá mua ở 37,35 triệu đồng mỗi lượng vào lúc 9h. Riêng tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), tính đến 10h20 sáng nay, chiều bán - mua đứng ở 37,2 - 37,7 triệu đồng một lượng.
Với mức giá này, thị trường hồi phục lên ngang bằng với hôm thứ tư vừa rồi, sau hai ngày giá rơi xuống đáy 2,5 năm.
Theo đại diện kinh doanh của Công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu, doanh nghiệp này đang sản xuất vàng nhẫn hết công suất nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu. Trong buổi sáng, nhiều người đến đây mua vàng miếng nhưng không có hàng nên chuyển qua vàng nhẫn, kể cả loại nhẫn 10 chỉ. Cửa hàng bắt đầu xuất hiện cảnh ùn tắc, khách phải xếp hàng để đến lượt mua vàng. "Lượng khách mua sáng nay cũng đông như chiều qua", đại diện doanh nghiệp này nói.
Vàng trong nước tăng giá do thị trường quốc tế vừa có phiên tăng mạnh cuối ngày hôm qua. Từ mức mở cửa ngày thứ sáu ở 1.200 USD, giá leo thang trong phiên Mỹ, chốt tuần ở 1.235 USD một ounce. Quy ra tiền Việt, mỗi lượng vàng quốc tế tương đương 31,56 triệu đồng (chưa bao gồm thuế phí). Chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước vẫn ở mức cao 6,3 đến 6,4 triệu đồng. 
Thanh Binh

Trung Quốc quy tội 100 người gây bạo động ở Tân Cương


Truyền thông Trung Quốc đưa tin nước này vừa quy tội gần 100 "phần tử khủng bố" gây bạo loạn ở khu tự trị Tân Cương sau vụ tấn công làm 35 người chết vài ngày trước.

Cảnh sát bán quân sự Trung Quốc tại Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương. Ảnh: AFP
Cảnh sát bán quân sự Trung Quốc tại Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương. Ảnh: AFP
Một cuộc chống bạo động diễn ra rầm rộ hôm qua ở khu vực Hotan, nơi "nhóm người tấn công có vũ trang tụ tập tại một địa điểm tôn giáo", Global Times, phụ san của báo đảng Trung Quốc, cho hay.
Cuộc chống bạo động này diễn ra sau vụ đụng độ hôm 26/5, vụ đẫm máu nhất ở khu vực sa mạc phía tây Trung Quốc kể từ năm 2009, từng làm 200 người thiệt mạng. 
Theo AFP, một số người dân nói rằng người Duy Ngô Nhĩ ở đây rất tức giận khi cảnh sát "xông vào và bao vây đền thờ Hồi giáo" trong khi họ đang cầu nguyện. Một người khác nói rằng cảnh sát đã nổ súng vào người Duy Ngô Nhĩ khi họ rời khỏi nhà thờ địa phương.
Tuy nhiên, Tianshan Web, trang tin của nhà nước, cho hay không có ai bị chết hoặc bị thương.
Các báo Trung Quốc cũng đưa tin Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói các vụ tấn công "phải được xử lý một cách nhanh chóng để đảm bảo sự ổn định của xã hội". Trước đó, chính phủ Trung Quốc gọi vụ bạo loạn ở khu tự trị bất ổn này là một vụ tấn công khủng bố bạo lực. 
Trong vụ việc hôm 26/6, Xinhua cho rằng những kẻ du côn đã mang theo dao trong những cuộc tấn công vào các đồn cảnh sát ở thị trấn Lukqun, thuộc thành phố Turpan. Những người này còn đốt nhiều xe ôtô trước khi cảnh sát buộc phải nổ súng. 
Trong số 35 người thiệt mạng có 11 kẻ bạo loạn. 21 cảnh sát và dân thường bị thương, trong khi 4 kẻ côn đồ bị bắt.
Khu tự trị Tân Cương nằm ở tây bắc của Trung Quốc. Khoảng 10 triệu người sinh sống tại khu tự trị này, trong đó phần lớn là người Duy Ngô Nhĩ. Dù đông hơn người Hán nhưng người Duy Ngô Nhĩ thường cảm thấy không được đối xử tương xứng. Những mâu thuẫn nảy sinh từ đây, dẫn đến những vụ đụng độ thường xuyên xảy ra.
Vũ Hà