THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

29 March 2013

Châu Á ồ ạt sắm 'hung thần' F-35 răn đe Trung Quốc

F-35 Lightning II, chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 do tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ chế tạo, sẽ đóng một vai trò then chốt tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong cuộc đối đầu với các máy bay chiến đấu tàng hình của Trung Quốc.

Chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-35 do Mỹ chế tạo.

Tờ Lianhe Wanbao của Singapore đưa tin có khả năng các chiến đấu cơ tàng hình J-20 và J-31 sẽ bắt đầu phục vụ trong quân đội Trung Quốc trong vòng 7 năm nữa. Do đó, các đồng minh của Mỹ trong khu vực, trong đó có Nhật Bản và Hàn Quốc, đều cần các chiến đấu cơ hiện đại để đối đầu với mối đe dọa tiềm tàng.

“Chưa rõ là J-20 và J-31 thực sự tinh vi và vượt trội tới mức nào, nhưng chúng gây nhiều khó khăn hơn cho các máy bay hiện thời, vì vậy F-35 trở nên quan trọng hơn”, một nhà phân tích chiến lược cấp cao tại Họ viện chính sách chiến lược Australia nhận định.

Australia đã đặt hàng 100 chiếc F-35, mặc dù các nhà phân tích quốc phòng cho rằng nước này có thể chỉ mua từ 50-70 chiếc F-35 vì Canberra dự kiến sẽ quyết định vào tháng 6 tới nhằm tăng gấp đôi phi đội F/A-18 Super Hornets, hiện gồm 24 chiếc.

Nhật Bản tuyên bố không thay đổi kế hoạch mua 42 chiếc F-35. Hàn Quốc dự kiến sẽ công bố kế hoạch mua F-35 vào mùa hè, trong khi Singapore nhiều khả năng đã đặt hàng F-35 trong những tuần tới.

42 chiếc F-35 của Nhật Bản sẽ gia nhập không quân, hiện có hơn 350 máy bay chiến đấu, một số chiếc cũ hơn thế hệ thứ 4.

Hàn Quốc dự định đặt mua 60 chiếc F-35 để thay thế các chiến đấu cơ cũ của không quân, hiện sở hữu hơn 460 máy bay chiến đấu.

Phi đội F-35 sẽ đẩy mạnh lực lượng của Singapore gồm khoảng 148 máy bay, nhiều trong số đó là các mẫu F-15 và F-16 đời sau. Singapore dự kiến sẽ mua các chiến đấu cơ F-35 trong những năm tới, và cuối cùng là xây dựng một phi đội F-35 lên tới 75 chiếc.

F-35 được xem là máy bay chiến đấu đắt đỏ nhất trong lịch sử hàng không quân sự kể từ khi 400 triệu USD đã được chi cho việc phát triển nó. Tuy nhiên, do chi phí phát triển tăng, F-35 hiện tại vẫn chưa thể được biên chế trong không quân, hải quân, thủy quân lục chiến Mỹ và các quốc gia đồng minh. Để cắt giảm ngân sách, Lầu Năm Góc đã quyết định giảm số lượng F-35 mà Mỹ sẽ mua của hãng Lockheed Martin.

F-35 cũng đang khiến các đồng minh của Mỹ tại châu Á đau đầu khi các nước này tìm cách thay thế các chiến đấu cơ cũ bằng các máy bay chiến đấu “cáu cạnh” mà giờ đây có thể ít nhất 7 năm để có thể gây ra lực lượng răn đe chiến lược đối với Trung Quốc.

Mặc dù Lockheed tiếp tục cam kết rằng các F-35 sẽ có mặt trên các đường băng ở châu Á-Thái Bình Dương từ khoảng năm 2017, nhưng số lượng F-35 sẽ không nhiều trong vòng 5 năm kể từ thời điểm đó.

Điều đó khiến Nhật Bản và Hàn Quốc phải phụ thuộc vào thế hệ các máy bay chiến đấu cũ hơn mà F-35 dự kiến thay thế.

Răn đe Trung Quốc

Khi các khách hàng châu Á bắt đầu đặt hàng F-35, các cuộc xung đột khu vực dường như còn xa. Nhưng một cuộc tranh chấp ổ giữa Bắc Kinh và Tokyo gần đây vì một quần đảo ở Hoa Đông đã làm gia tăng sự chú ý đối với phi đội máy bay chiến đấu tiên tiến và máy bay tấn công ngày càng được mở rộng của Trung Quốc.

Steve O'Bryan, phó chủ tịch của F-35, cho hay tất cả các nền quân đội mạnh trên thế giới đều muốn sở hữu máy bay chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 cho sự răn đe và nhu cầu an ninh tương lai.

Michael Wynne, người từng đứng đầu không quân Mỹ và rất ủng hộ chương trình F-35, đang hối thúc không quân Mỹ nhanh chóng triển khai F-35 tới các căn cứ Mỹ trong khu vực, phối hợp chúng với F-22 và các máy bay chiến đấu khác để gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc và Triều Tiên.

Các chiến đấu cơ tàng hình J-31 (trên) và J-20 của Trung Quốc.

Các nhà hoạch định chính sách quân sự Trung Quốc đã nhận được thông điệp về sức mạnh trên không khi nghiên cứu cách thức Mỹ và các đồng minh phương Tây chiến thắng các đối thủ tại Balkan và Trung Đông.

Trong các cuộc xung đột này, các vụ tấn bằng tên lửa và trên không phối hợp nhằm vào các hệ thống phòng thủ, liên lạc, các căn cứ không quân đã cho phép Mỹ kiểm soát bầu trời, khiến các đối phương bị “tê liệt” và không có khả năng phòng thủ.

Các chuyên gia quân sự cho hay quân đội Trung Quốc cũng đã đặt mục tiêu để đảm bảo rằng nước này không hứng chịu số phận như vậy.

Trung Quốc không chịu thua kém

Những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng mạnh ngân sách quốc phòng, khiến lợi thế về công nghệ, đặc biệt là về năng lực quốc phòng, mà Washington và một số đồng minh khu vực đã nắm giữ so với quân đội Trung Quốc kể từ những năm 1950 bị giảm bớt.

Để tăng cường sự phòng phủ, Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống phòng không đầy đủ, vững chắc, với các khẩu đội do Nga chế tạo và các tên lửa đất đối không do nước này tự sản xuất.

Kể từ năm 2.000, không quân Trung Quốc đã được bàn giao gần 550 chiến đấu cơ và các máy bay tấn công hiện đại có khả năng tương đương, thậm chí vượt trội các máy bay hiện thời của phương Tây, ngoại từ F-22.

Ngoài ra, Trung Quốc còn có hơn 1.000 máy bay chiến đấu ít hiện đại hơn để bảo vệ không phận. Điều đó có nghĩa giờ đây chỉ có 185 chiến đấu cơ F-22 và 20 máy bay chiến đấu tàng hình B-2 có thể thâm nhập không phận Trung Quốc nếu xảy ra xung đột, theo các tư lệnh quân đội cấp cao của châu Á và Mỹ.

Một mục tiêu khác của Bắc Kinh là không cho hạm đội tàu sân bay Mỹ tiếp cận các khu vực hoạt động gần bờ biển Trung Quốc.

Trung Quốc đã đầu tư mạnh mẽ vào các tàu ngầm, tàu chiến nổi và tên lửa có thể được sử dụng để tấn công tàu sân bay hoặc buộc tàu sân bay phải ở trong vịnh, khiến các máy bay của chúng phải hoạt động đường dài.

Tuy nhiên, các nhà phân tích phương Tây vẫn nghi ngờ về việc liệu các máy bay chiến đấu mới của Trung Quốc có thể sánh kịp với F-35 hay F-22, hiện đang phục vụ trong không quân Mỹ nhưng không được xuất khẩu, hay không.

Ngoài các thách thức đối với việc thiết kế và vận hành máy bay chiến đấu, Trung Quốc sẽ phải vượt qua các hạn chế đối với các động cơ được chế tạo trong nước, vốn buộc nước này phải phụ thuộc hầu hết vào Nga cho các máy bay hiện thời.

Theo Dân trí