14/11/2012 12:46:34
- “Bây giờ quy định phạt xe máy không chính chủ thì ai còn dám mua xe cũ mà đi nữa. Mấy ngày nay cửa hàng tôi vắng hoe, không ai bán mà cũng chẳng có ai hỏi mua. Bao nhiêu vốn liếng đã trót đầu tư hết vào cửa hàng này, nợ ngân hàng thì đến hạn giục nộp lãi, tôi sắp phá sản đến nơi rồi”, ông Nguyễn Văn Luân – chủ cửa hiệu xe máy cũ Dịch Vọng (Hà Nội) nói trong tuyệt vọng.
Chợ xe cũ vắng như... chùa Bà Đanh
Ông Nguyễn Văn Luân - chủ cửa hàng số 3 chợ xe máy cũ Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) tiếp chúng tôi trong sự thất vọng và mệt mỏi.
Với ông Luân, việc xử phạt xe máy không đăng ký sang tên chính chủ của CSGT CA Hà Nội theo quy định của Nghị định 71 cũng đồng nghĩa với việc tuyên “án tử” đối với cửa hàng và việc kinh doanh xe máy cũ bấy lâu của ông.
Hàng trăm chiếc xe máy cũ các loại nằm im lìm trong một góc chợ, không một bóng khách hàng. |
Hơn 200 chiếc xe máy cũ các loại nằm im lìm trong một góc chợ, không một bóng khách hàng. Bên cạnh, hàng loạt cửa hàng khác cũng chịu chung số phận tương tự.
“Tình trạng này đã bắt đầu từ hôm quy định xử phạt của CSGT có hiệu lực và có lẽ sẽ còn kéo dài nữa. Bỏ thì thương, vương thì tội, quả thực chúng tôi đang không biết phải xử lý ra sao với đống xe máy cũ này. Cực chẳng đã có lẽ chúng tôi phải cân bán đồng nát sắt vụn thôi, nhưng quan trọng là dẫu có bán đồng nát thì vẫn không đủ tiền để trả lãi cho ngân hàng chứ đừng nói đến trả hết nợ”, ông Luân cho biết.
Chết cũng không xong
Trong khi đó, ông Trần Văn Hùng, chủ cửa hàng xe máy cũ bên cạnh (cửa hàng số 4) cũng ngán ngẩm: “Đau quá chú ạ! Nói thực là cả đời tôi đi buôn chưa phải chịu “quả” nào “đau” như “quả” này. Mọi lần còn tìm ra lối thoát chứ “quả” này thì đúng là chúng tôi chỉ còn nước… chết. Mà chết cũng không xong cho, nợ nần vẫn còn để lại cho vợ con phải gánh chịu”.
Ông Hùng cho biết, hơn 10 tỷ là số tiền ông đã dốc vào đầu tư cho cửa hàng xe máy cũ, trong đó hơn một nửa là vay từ ngân hàng.“Với nhiều người, họ buôn bán lớn thì 10 tỷ chẳng bõ bèn gì, có thể xoay xở được, nhưng với chúng tôi đó là một số vốn khổng lồ”, ông Hùng nói.
Việc CSGT CA Hà Nội không cho đăng ký sang tên xe nếu không tìm được chủ sở hữu ban đầu đang là "án tử" đối với nhiều chủ kinh doanh xe máy cũ. |
Cũng theo ông Hùng, cái khó nhất hiện nay không phải là việc CSGT Hà Nội xử phạt xe không đăng ký sang tên chính chủ nói chung, mà là quy định những xe máy cũ dù có đủ hồ sơ giấy tờ xe nhưng không tìm được chủ sở hữu đầu tiên thì sẽ không được đăng ký sang tên chủ sở hữu và sẽ bị xử lý theo đúng pháp luật. Đây chính là “án tử” đối với các chủ cửa hàng buôn bán xe máy cũ vì trên thực tế, chỉ tính riêng chợ xe máy cũ Dịch Vọng đã có từ 60 – 80% xe máy không thể tìm được chủ sở hữu ban đầu.
Khó khăn lắm mới có một khách hàng vào cửa hiệu xe máy cũ của ông Luân để hỏi mua xe, nhưng yêu cầu xe phải tìm được chủ ban đầu để còn có thể làm thủ tục sang tên. Sau một hồi lục lọi hết tập này đến tập khác giấy tờ xe, cuối cùng ông Luân đành phải lắc đầu từ chối khách. Toàn bộ hồ sơ giấy tờ xe ở cửa hàng ông Luân đều không có khả năng tìm ra được chủ sở hữu cũ, bởi chiếc xe có thời gian “mới nhất” cũng đã sử dụng được 3 năm và qua 2 “đời” chủ.
Nguyễn Văn Hào, sinh viên năm thứ 3 trường Cao đẳng Truyền hình (Thường Tín, Hà Nội), người khách vừa hỏi mua xe nói trên, cho biết: “Tôi chọn mua xe cũ vì hợp với túi tiền. Sinh viên đi làm thêm, bố mẹ cho thêm một chút nữa là được 7 triệu. 7 triệu đồng mua xe máy cũ là phù hợp. Nhưng vừa có quy định mới nên bắt buộc tôi phải chọn tìm những chiếc xe có thể đăng ký sang tên được, nhưng khó quá”.
Hầu hết chủ cửa hiệu kinh doanh xe máy cũ cho rằng: Việc CSGT Hà Nội quy định xử phạt xe không đăng ký sang tên chủ sở hữu, đặc biệt là quy định những xe máy cũ dù có đủ giấy tờ nhưng không tìm được chủ sở hữu đầu tiên thì sẽ không được đăng ký sang tên chủ sở hữu mà sẽ bị xử lý theo đúng pháp luật, trên thực tế đã và đang dồn họ vào con đường khó, có thể dẫn đến phá sản hàng loạt. Đây chính là điểm hạn chế lớn nhất của quy định này.
Nhiều chủ cửa hàng kinh doanh xe máy cũ kiến nghị: Cùng với chế tài xử phạt đã ban hành và thực hiện, CSGT CA Hà Nội cũng phải sớm có những quy định, văn bản cụ thể trong việc hướng dẫn cách xử lý những xe máy cũ đầy đủ giấy tờ nhưng không tìm được chủ sở hữu ban đầu nên không được đăng ký sang tên này, không thể để kéo dài tình trạng “đem con bỏ chợ” như hiện nay được.
Tuấn Linh
Khó khăn lắm mới có một khách hàng vào cửa hiệu xe máy cũ của ông Luân để hỏi mua xe, nhưng yêu cầu xe phải tìm được chủ ban đầu để còn có thể làm thủ tục sang tên. Sau một hồi lục lọi hết tập này đến tập khác giấy tờ xe, cuối cùng ông Luân đành phải lắc đầu từ chối khách. Toàn bộ hồ sơ giấy tờ xe ở cửa hàng ông Luân đều không có khả năng tìm ra được chủ sở hữu cũ, bởi chiếc xe có thời gian “mới nhất” cũng đã sử dụng được 3 năm và qua 2 “đời” chủ.
Nguyễn Văn Hào, sinh viên năm thứ 3 trường Cao đẳng Truyền hình (Thường Tín, Hà Nội), người khách vừa hỏi mua xe nói trên, cho biết: “Tôi chọn mua xe cũ vì hợp với túi tiền. Sinh viên đi làm thêm, bố mẹ cho thêm một chút nữa là được 7 triệu. 7 triệu đồng mua xe máy cũ là phù hợp. Nhưng vừa có quy định mới nên bắt buộc tôi phải chọn tìm những chiếc xe có thể đăng ký sang tên được, nhưng khó quá”.
Hầu hết chủ cửa hiệu kinh doanh xe máy cũ cho rằng: Việc CSGT Hà Nội quy định xử phạt xe không đăng ký sang tên chủ sở hữu, đặc biệt là quy định những xe máy cũ dù có đủ giấy tờ nhưng không tìm được chủ sở hữu đầu tiên thì sẽ không được đăng ký sang tên chủ sở hữu mà sẽ bị xử lý theo đúng pháp luật, trên thực tế đã và đang dồn họ vào con đường khó, có thể dẫn đến phá sản hàng loạt. Đây chính là điểm hạn chế lớn nhất của quy định này.
Nhiều chủ cửa hàng kinh doanh xe máy cũ kiến nghị: Cùng với chế tài xử phạt đã ban hành và thực hiện, CSGT CA Hà Nội cũng phải sớm có những quy định, văn bản cụ thể trong việc hướng dẫn cách xử lý những xe máy cũ đầy đủ giấy tờ nhưng không tìm được chủ sở hữu ban đầu nên không được đăng ký sang tên này, không thể để kéo dài tình trạng “đem con bỏ chợ” như hiện nay được.
Tuấn Linh