Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2012-11-14
Trong những ngày này tại khu vực các phường An Khánh, Bình An, Bình Khánh thuộc quận 2, thành phố Hồ Chí Minh đang diễn ra đợt cưỡng chế tại đó.
Người dân cho biết họ phát hiện địa bàn của họ không thuộc diện qui hoạch để làm khu đô thị mới Thủ Thiêm; và việc cưỡng chế là trái luật. Tuy nhiên, biện pháp đó vẫn được tiến hành khiến dân chúng hết sức bất xúc.
Cưỡng chế ra tay
Vào sáng ngày 14 tháng 11 vừa qua, thêm hai căn nhà nữa tại khu vực ba, phường An Khánh, Bình An và Bình Khánh, quận 2 thành phố Hồ Chí Minh bị lực lượng cưỡng chế đến tháo dở.
Ông Lê Văn Lung, chủ một trong hai ngôi nhà cho biết khi đang chứng kiến lực lượng cưỡng chế làm việc:
Họ đang đập nhà. Lực lượng cưỡng chế đông chừng 100 người, có hai xe cứu hỏa, hai xe Hồng Thập tự, xe hơi, xe công an. Hai bên đường họ giăng dây không cho vô. Công an mặc sắc phục chừng 40, lực lượng thanh tra xây dựng chừng 20, văn phòng 20, các ban ngành- quận, phường, ban chỉ đạo cưỡng chế, Mặt trận…
Hiện bà con kéo qua văn phòng bên Lê Thánh Tôn để bày tỏ ‘tình cảm’; ở đây là thì họ đàn áp.
Dân mất nhà, mất phương kế sinh nhai
Trước khi nhà ông Lê Văn Lung bị tháo dỡ, một số căn hộ khác cũng đã bị cưỡng chế và những người mất nhà cho biết hiện họ phải thuê nhà để sống trong khi không có nơi tái định cư.
Một phụ nữ có tên Loan cho biết về việc khiếu nại đối với quyết định bị cho là trái luật và cuộc sống khó khăn của gia đình hiện nay:
Bức xúc vì không nằm trong ranh mà lại đập nhà chúng tôi; rồi không lo chỗ ăn chỗ ở cho chúng tôi, để chúng tôi ở ngoài đường. Chúng tôi thưa kiện suốt ba năm nay mà chính quyền không quan tâm cho chúng tôiMột phụ nữ tên Loan
Bức xúc vì không nằm trong ranh mà lại đập nhà chúng tôi; rồi không lo chỗ ăn chỗ ở cho chúng tôi, để chúng tôi ở ngoài đường. Chúng tôi thưa kiện suốt ba năm nay mà chính quyền không quan tâm cho chúng tôi.
Cùng cảnh ngộ với bà Loan, ông Nguyễn Văn Khương cũng bức xúc trình bày lại tình cảnh của gia đình ông:
Gia đình tôi là gia đình chính sách, bố tôi là liệt sỹ đã hy sinh cho Tổ quốc, cho nền độc lập dân tộc…Họ đập ba căn nhà cùa chúng tôi một lúc vào ngày 1, và đuổi chúng tôi cả chục người có hộ khẩu thường trú ra đường. Họ không hề hỏi han giờ ở đâu. Gia đình tôi phải đi thuê nhà ở cho mọi người trong gia đình.
Họ nói lấy đất để làm khu đô thị mới Thủ Thiêm; nhưng chúng tôi không nằm trong ranh qui hoạch. Họ vẽ bản đồ lớn hơn để gài lấy đất của chúng tôi. Căn nhà mặt tiền 86 mét vuông chỉ đền bù 154 triệu. Căn nhà làm ăn buôn bán đã hơn hai chục năm.
Thái độ chính quyền
Trước những trình bày của người dân như thế, chúng tôi liên lạc với Ủy ban Nhân dân Quận 2 và Ban Bồi thường Giải phóng Mặt bằng của quận để tỉm hiểu sự việc.
Nhân viên của cả hai nơi đều cho biết lãnh đạo bận đi họp. Một yêu cầu khác nữa của nhân viên là phải đích thân đến tại văn phòng để được trả lời.
Dân đòi hỏi minh bạch, công tâm
Trong khi đó theo những người dân mà chúng tôi tiếp xúc thì họ họ nhiều lần muốn được gặp các vị lãnh đạo nhưng không thể.
Dự án này nếu Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội, lợi ích quốc gia thì bà con chúng tôi phần nào không ấm ức. Nhưng ở đây thu hồi đi rồi lại đá chổ khác ra cho các dự án tư nhânÔng Lê Văn Lung
Gần đây nhất nhiều hộ dân tại ba phường An Khánh, Bình An, Bình Khánh Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh làm kiến nghị tổ chức đối thoại với chính quyền của cử tri ba phường. Trong khi kiến nghị của họ vẫn không được đáp ứng thì biện pháp cưỡng chế tiếp tục được thi hành.
Ông Lê Văn Lung, người đại diện ký tên trong kiến nghị cho biết, người dân sẵn lòng tuân thủ quyết định của chính quyền nếu như dự án trên đất nhà gia đình của họ là nhằm phục vụ công ích; còn bằng không thì họ nhất quyết không chịu để mất tài sản vào túi của những cá nhân trong chính quyền muốn trục lợi từ dự án:
Dự án này nếu Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế- xã hội, lợi ích quốc gia thì bà con chúng tôi phần nào không ấm ức. Nhưng ở đây thu hồi đi rồi lại đá chổ khác ra cho các dự án tư nhân. Sau lưng đó cỏ thể có chuyện gì, điều đó chắc mọi người đều hiểu. Nhà nước không có lợi, rồi người dân phải chịu thiệt thòi; trong khi lợi nằm ở đâu đó- sau lưng các vị quan, các chủ dự án tư nhân. Chứ còn dự án này của Nhà nước thì chưa triển khai, thành ra chúng tôi bức xúc.
Có nhiều người bảo rằng ‘lo cho Nhà Nước xây dựng xã hội, kinh tế thì có thể chấp nhận hy sinh; nhưng người ta thề dầu một cắc cũng không để rơi rớt vào những tay tham nhũng.
Có nhiều đơn tố cáo và yêu cầu thanh tra vào cũng không được.
Xin được nhắc lại, dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm có diện tích 7 kilomét vuông nằm ở bán đảo Thủ Thiêm đối diện quận 1, qua sông Sài Gòn.
Mạng Wikipedia nêu ra quan ngại đã có từ thời Pháp không phát triển thành phố Sài gòn về hướng đó vì nơi ấy là vùng đất thấp. Việc xây dựng hạ tầng sẽ tốn kém và chịu những rủi ro như sạt lở, lún đất. Để có đất lấp phải lấy từ một số tỉnh lân cận khác đến.
Cơ quan chức năng của chính quyền thành phố thì cho rằng họ sẽ tận dụng qui luật sông nước và sẽ có quản lý tốt để khu đô thị mới không bị ngập.
Theo dòng thời sự:
- Thêm một vụ cưỡng chế đất gây bất bình
- Một dân oan tử vong khi biểu tình tại Hà Nội
- Đi khiếu kiện đòi đất trở thành vô gia cư
- Trả đất qui hoạch treo: Tín hiệu sửa sai?
- Nông dân Văn Giang cần một quan tòa công bằng
- Nam Định: chính quyền sử dụng vũ lực cưỡng chế đất của dân
- Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên chối bỏ trách nhiệm
- Nghi vấn về tính pháp lý trong dự án Ecopark
- Vụ Văn Giang dưới mắt các bloggers
- Hàng ngàn công an, bộ đội được huy động đến cưỡng chế đất ở Hưng Yên
- Căng thẳng ở Hưng Yên: chính quyền tuyên bố cưỡng chế, dân quyết chống lại
- Hàng trăm người biểu tình ở Hà Nội