THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

18 July 2012

Lâm tặc vẫn rầm rộ phá rừng: Nước xa không cứu được lửa gần!

(Dân trí) - Điểm nóng về tình trạng phá rừng từ Bắc Kạn đã chuyển sang Thái Nguyên, song cách thức xử lý thì ở đâu dường như cũng vẫn vậy. Vẫn cái bài “trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã thông”. Và vẫn tinh thần là rất kiên quyết, nhưng gỗ vẫn nườm nượp ra khỏi rừng…


 >>  Tỉnh “chỉ đạo quyết liệt”, lâm tặc vẫn rầm rộ phá rừng

PV Dân trí bên một gốc nghiến đại thụ vừa bị nghiến tặc đốn hạ (ảnh: QĐ-AT-TV)
PV Dân trí bên một gốc nghiến đại thụ vừa bị nghiến tặc đốn hạ (ảnh: QĐ-AT-TV)
 
Trực tiếp và gián tiếp

Vì vậy, nghe những phát biểu mạnh mẽ của các giới chức địa phương, đối chiếu với những gì đã và vẫn đang diễn ra trên thực tế, đa số nhận xét của bạn đọc có thể hiểu như những nụ cười… khẩy. Cách các cán bộ chức năng hưởng lương nhà nước, nhưng khi có chuyện gì xảy ra trong lĩnh vực mình đảm trách thì hầu như chỉ được biết… sau cùng, khiến không ít người dân đã phải nghĩ tới cái cảnh người  khôn thì… “lội nước đi sau”.

“Chỉ là tuyên bố suông của mấy ông ấy thôi, bài này nghe quen quá mà. Rồi mọi chuyện đâu sẽ vào đó cả. Và có chăng chỉ lại là 1, 2 anh lính quèn nào đó đang trong ‘tầm ngứa mắt’ của cấp trên mà từ trước giờ chưa có cơ hội, thì nay là dịp để các vị ấy ra oai luôn thể” – Nông dân… :  hoangphongbl@gmail.com

“… Ai cũng  "chỉ đạo quyết liệt " chứ có thấy làm quyết liệt đâu ! Đất nước còn nghèo mà cứ tình trạng thế này thì không biết bao giờ mới đi lên được?” - Tiểu Thiên:  smallzone.tt@gmail.com

“Tại sao khi báo chí phản ánh thì Tỉnh mới biết và chỉ đạo xử lý theo kiểu đi sau cứ như để đối phó với dư luận? Nếu không có ai đó  đứng sau ‘chống lưng’ thì một số kiểm lâm cũng không dám ngang nhiên bắt tay với lâm tặc tàn phá rừng để trục lợi bất chính như vậy đâu. Các cơ quan chức năng tại địa phương chắc bận quá nhiều việc lớn hơn nên “quên” trách nhiệm quan trọng là bảo vệ rừng, cũng như ngăn chặn hành vi buôn lậu gỗ trên địa bàn do mình quản lý?” - Nguyễn Quý Nghĩa: nguyenquynghia@yahoo.com.vn

“Ở ta có một số cán bộ nói kêu như chuông nhưng dân thấy là không làm, nếu chuyển mấy ông này sang viết văn có lẽ sẽ đoạt giải cao. Nên xem xét trách nhiệm của mấy ông giới chức địa phương, vì lúc nào cũng chỉ có dân biết, các nhà báo biết, còn các ông không biết hàng ngày làm gì? Làm việc không hiệu quả có lẽ cũng nên xin nghỉ để người khác thay” – Hoang Phi Hong:  hoanghongphi@gmail.com
 
“Các ông ấy chỉ quyết liệt trên hội nghị thôi, chứ có đến tận nơi để đốc thúc làm đâu mà biết. Nếu quyết liệt là mang ba lô cùng tư trang lên đó nằm vùng tại hiên trường mà chỉ đạo. Như bác Phạm Văn Đồng từng nói: Quyết tâm 1 thì biện pháp phải 10. Sao lại không làm như vậy?” - Hoan:  hoan@yahoo.com

“Rừng ơi! Giới chức tỉnh Thái Nguyên đã"chỉ đạo quyết liệt" mà lâm tặc vẫn rầm rộ phá rừng là sao nhỉ? Có lẽ họ đứng xa quá,  hô to thì chắc ai cũng hô được. Có điều vẫn không xử lý được vì chắc là họ đang ‘lu mơ’ với những tấm gỗ nguyên khối và với… “tiên huyền”. Thế thì rừng ơi, cứ chịu chết đứng thôi! Ta xin chia xẻ nỗi đau này cùng rừng” - Phan Vinh: 
 
“Đợi các ông ấy họp xong thì rừng gỗ nghiến cũng… đi Văn Điển rồi. Các ông ấy làm việc cứ như trò đùa, như vậy chỉ càng để lại hậu họa cho các lớp con cháu sau này mà thôi. Tôi tin cuộc sống luôn có nhân - quả! Chúng ta hãy cứ sống tốt đi! Chứ tôi tin là đời nay ăn của rừng, con cháu đời sau sẽ lãnh đủ thôi…” - Mai Ngọc Dương:  maiduongnb@gmail.com

“Các vị giới chức tỉnh Thái Nguyên cần thay đổi cách làm việc chỉ đạo các cơ quan phải báo cáo để xem xét??? Tại sao các vị không trực tiếp đi kiểm tra thực tế tại chỗ để phát hiện chính xác nhất vụ việc???Làm việc như vậy thì nước ta hiện nay không thiếu ngườid đâu” - Phạm Hải Dương:  haiduong201217@yahoo.com.vn
 
Dòng sông gỗ nghiến chảy dài hàng trăm mét trong rừng Sảng Mộc
"Dòng sông" gỗ nghiến "chảy" dài hàng trăm mét trong rừng Sảng Mộc
 
Biện pháp mạnh

Đồng thời, trong khi những nghi ngờ về có sự bao che của các cơ quan chức năng, về những “bí ẩn” gần như rất công khai “ai cũng hiểu, chỉ vài người không hiểu” cũng được nhấn đi nhấn lại trong các phản hồi của bạn đọc, thì càng nhiều hơn những đề xuất về những biện pháp mạnh hơn, hoặc trao trách nhiệm bảo vệ rừng cho lực lượng khác đủ mạnh để làm việc hiệu quả:  

“Thử hỏi, nếu không có sự bao che của cơ quan chức năng, thì làm sao các LÂM TẶC tồn tại được?! Nếu làm nghiêm sẽ không có nạn phá rừng thế đâu!” - Thanh Hòa:  thanhhoa2@yahoo.com

“Tình trạng đó có lẽ mọi người đều biết, nhưng cũng chẳng ai lên tiếng vì họ biết cũng chẳng làm đươc gì. Vì sao thì chắc mọi người cũng đều hiểu rõ cả rồi đó” – Hà Huy Hoàng:  hoangsgp@gmail.com

“Có lên các vùng rừng quốc gia, rừng đặc dụng, có nói chuyện với người dân bản xứ mới hiểu rõ được tình trạng khai thác rừng trái phép hoành hành khủng khiếp như thế nào. Lâm tặc ngang nhiên như vậy là do có sự tiếp tay của bộ phận kiểm lâm, kiểm lâm điều hành cho chặt hết. Thật đau lòng!” - Đàm Quang Hoàn: damquanghoan@gmail.com

“Qua thời gian rất dài với quá nhiều vụ việc phá rừng nghiêm trọng, theo tôi thì Kiểm lâm gần như vô tác dụng rồi. Một là lực lượng quá ít, hai là đã ít rồi nhưng có rất nhiều kiểm lâm viên tôi nghĩ rằng không có trách nhiệm hoặc thông đồng với lâm tặc, hoặc muốn an toàn cho bản thân mà lờ đi coi như không biết có lâm tặc. Tựu trung lại là Kiểm lâm không còn mấy tác dụng rồi.

Ý kiến của tôi là cơ quan chức năng cần xem xét giao thêm nhiệm vụ này (hoặc huy động sự hỗ trợ) từ bên quân đội, vì chỉ có quân đội mới có thể đảm trách được nhiệm vụ quan trọng này. Quân đội có đủ lực lượng, có đủ vũ khí, công cụ hỗ trợ, có kỷ luật nghiêm và điều rất quan trọng là không sợ bị trả thù.

Mặc dù quân đội đã có nhiệm vụ riêng, nhưng theo tôi nghĩ, vì việc bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên quốc gia cũng là việc quan trọng không kém. Nên xét về mọi mặt thì chỉ có huy động quân đội kiêm thêm việc này là hiệu quả hơn cả. Mong các cơ quan chức năng xem xét” - NTPhat:  phatntid@yahoo.com
 
“Tại sao không giao việc này cho Quân đội và cho phép dùng những biện pháp mạnh hơn như: kiểm lâm được phép dùng súng để quản lý rừng. Tôi nghĩ sẽ nghiêm ngay” - Hoai Linh:  hoailinh79@gmail.com

“Nên đưa quân đội vào quản lý, chứ  không chừng thì rừng sẽ mất hết” - Nguyễn Quốc Mãnh:  tranhungphat@yahoo.com

“Giao rừng cho quân đội quản lý đi! Chứ cứ để cho kiểm lâm giữ thì chỉ vài năm sau lại phải phát động phong trào trồng cây gây rừng thôi” - Nguyễn Quang Tùng:  tungnq@spt.vn

“… Có thay đổi lực lượng kiểm lâm mới thì cũng lại có khi còn bị ăn to hơn, rừng lại bị phá nhiều hơn. Ở Thái Nguyên bây giờ kiếm 1 cây gỗ đường kính 30cm còn khó, rừng đã phá hết rồi” - Thái Nguyên:  thaint@gmail.com

Đã bao nhiêu hồi chuông cảnh báo và bao tín hiệu SOS phát đi từ rừng rồi, giờ đây người dân đâu còn có thể tin tưởng vào những sự “quyết liệt” được nữa. Nước xa chẳng cứu được lửa gần…

Khánh Tùng