THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

19 July 2012

Điều gì xảy ra với đoàn tàu cá trái phép Trung Quốc?

VTC News) - Giám đốc Hợp tác xã ngư nghiệp Tam Á tham gia đoàn đánh cá trái phép Trung Quốc ở Trường Sa nói đây là ngư trường rất lạ.
Trong các bản tin của CCTV 13 (một trong những kênh của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc), thuyền trưởng các tàu khi được hỏi đều thừa nhận, mấy ngày qua, họ chỉ đánh được vài trăm kg cá. Thậm chí, có nhiều lần quăng lưới nhưng không thu được gì đáng kể.
Mẻ lưới gần như trống rỗng 
Bản tin CCTV tối qua, 17/7, dẫn lời ông Luong Á Bài, Giám đốc Hợp tác xã ngư nghiệp Tam Á tham gia đoàn đánh cá trái phép nói: “Trước đây, rất ít ngư dân ra Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam) đánh cá vì đây là ngư trường lạ. Hai ngày nay, chúng tôi cũng không đánh bắt được nhiều”. Những lời lẽ này cho thấy sự thật khác hẳn điều được truyền thông Trung Quốc ra rả bấy lâu nay: Nam Hải (Biển Đông của Việt Nam) là ngư trường truyền thống của ngư dân Trung Quốc từ thời tổ tiên để lại. Trong lần xua 30 tàu cá ra Trường Sa đánh bắt trái phép lần này, CCTV cùng một số tờ báo của Trung Quốc cử phóng viên đi theo đưa tin. Tuy nhiên, những gì thể hiện trên các bản tin cho thấy cái gọi là “hoạt động đánh bắt lớn nhất trong lịch sử Nam Hải” chỉ càng làm rõ việc ngư dân Trung Quốc rất lúng túng.
Chỉ đánh được cá nhỏ 
Lâm Hồng Kỳ, thuyền trưởng tàu cá Quỳnh Tam Á số 11208 than thở: “Không biết tại sao nữa, chẳng thấy cá đâu cả. Có lẽ do thời tiết, hoặc luồng nước nơi này lạ quá”. Trước đó, thuyền viên của Lâm chuẩn bị giàn đèn 480 chiếc công suất 1.000W để dụ cá và mực. Thế nhưng, sau hơn 2 tiếng loay hoay, mẻ lưới chỉ thu về chút ít cá nhỏ.
Giàn đèn câu mực của ngư dân Trung Quốc 
Trên chiếc Quỳnh Tam Á F 8168, con thuyền được mô tả là hiện đại nhất, ‘nguồn sống’ trên biển cho những tàu còn lại, CCTV chỉ quay cảnh thuyền viên xúc đá vào kho lạnh. Báo tin tức Nam Hải của Trung Quốc viết một cách yếu ớt rằng, đánh bắt xa bờ không phải điều dễ dàng, có lẽ “ngư dân của chúng ta sẽ may mắn hơn trong vài ngày tới”.
Lúng túng giữa biển khơi
Hôm 17/7, đội tàu cá nói trên đã tới đảo Vĩnh Thử (đảo Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa - Việt Nam) để tặng quà cho lính Trung Quốc đóng trên đảo. Trong khi tờ Tin tức Nam Hải tung hô chuyện ngư dân trao “món quà tình nghĩa” thì một số bạn đọc của báo này comment (nhận xét): “Sao tàu đánh cá đi đánh bắt xa bờ lại còn chỗ để mang tới 8 tấn hoa quả, nước ngọt tặng hải quân trên đảo?”. Theo tờ Chinadaily, 30 tàu cá và chiếc Ngư chính 310 – tàu hiện đại nhất trong số những tàu Ngư chính Trung Quốc đang đánh bắt quanh đảo Vĩnh Thử kể từ khi tới đây hôm 16/7. Không ít độc giả Trung Quốc băn khoăn, lợi nhuận thu được từ đánh bắt cá liệu có đảm bảo cho hoạt động rầm rộ của hơn 30 chiếc tàu cá “lạ nước, lạ cái” và cả chiếc Ngư chính 310?  Điều này trùng với nhận định của Tiến sĩ – nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ trong cuộc trao đổi với VTC News. “Chúng ta chẳng việc gì phải bi quan hay kích động trước thông tin Trung Quốc xua tàu cá ra Trường Sa đánh bắt. Họ không dám nói là đánh bắt ở vùng biển của Việt Nam. Hơn nữa, tôi nghĩ tàu cá Trung Quốc chỉ dám loanh quanh ở những đảo mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép”, ông Trục phân tích.

Cảnh đánh bắt cá trái phép của ngư dân Trung Quốc. Nguồn: CCTV
Trắng trợn thành lập thành phố Tam Sa Theo Tân Hoa Xã, ngày 17/7, Trung Quốc chính thức thiếp lập chính quyền của thành phố Tam Sa, đòi quyền quản lý vùng Biển Đông của Việt Nam. Theo Chinadaily, Hội đồng nhân dân ‘thành phố Tam Sa’ sẽ được đặt trên đảo Vĩnh Hưng, đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa (tức đảo Phú Lâm của Việt Nam).
Trung Quốc thành lập trái phép thành phố Tam Sa 
Theo đó, Ủy ban này sẽ tổ chức Hội nghị thành phố lần đầu tiên của Tam Sa. Đồng thời phê duyệt ủy ban bầu cử cho cuộc bầu cử đại biểu đầu tiên của thành phố với 60 thành viên. Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Nam Hải, Trung Quốc nói, nước này có thể sẽ mở tuyến du lịch từ đảo Hải Nam ra các đảo bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép vào cuối năm nay.
Văn Việt – Ngọc Linh