1. ASEAN lần đầu không có thông cáo chung phải chăng là sự thành công của Trung Quốc trong địa thế chính trị và kinh tế và cho thấy ASEAN không phải là một tổ chức mạnh mẽ như các nước kỳ vọng mà nơi đây tập hợp một dãy nước sẵn sàng “bán mình cho quỷ dữ” miễn sao giữ được quyền lợi quốc gia. Việc Campuchia với vai trò chủ nhà và những đồng tiền viện trợ giúp đỡ từ TQ trước đó đã cho thấy tính điển hình trong tổ chức này. Bên cạnh đó, nó cũng cho thấy không có cái gọi là đồng minh và càng không có cái gọi là “anh em” mà bấy lâu nay hai nhà cầm quyền VN – Campuchia thương rêu rao. Nói trắng ra đó là trò “lừa đảo chính trị” trên cơ miệng – Còn nói theo Tổng thống Nga Putin thì đó là “thủ dâm chính trị”.
Thứ hai, nó cũng cho thấy một nước còn nghèo đói như Campuchia, việc VN dựa vào hình ảnh quá khứ cộng với viện trợ ít ỏi để níu chân Campuchia về phía mình là điều không thể với sức mạnh kinh tế và chính trị TQ. Bài học về đường lối ngoại giao VN thập niên thập niên 70 (theo hồi ký Trần Quang Cơ) lại một lần nữa lại hiện hữu trong ASEAN – Đặc biệt là ở Campuchia. Với việc không ra thông cáo chung lần này, liệu chăng những đầu óc ưu tú của đất nước nằm trong Bộ chính trị phải xét lại cách mình vận dụng nội lực và ngoại lực. Sự tiêu hao quá đáng về mặt kinh tế cho Campuchia – Lào và cái yếu tố “thù địch” mang nặng ý thức hệ và sự “giữ ngai vàng” khiến cho những “đồng chí lãnh đạo” của VN ta đã ngăn cản đất nước tìm đến một chỗ dựa ở một nước lớn như Mĩ và châu Âu – Nó làm cho yếu tố kinh tế chỉ mang tính rời rạc bởi bóng ma “nhân quyền” không muốn đáp ứng từ phía VN. Song song đó, về mặt đối nội, nhà cầm quyền liên tục tiến hành đàn áp các yếu tố trỗi dậy của nền dân chủ, nhân quyền trong nước... Tất cả dù không nói thẳng, đề cập thẳng nhưng ai cũng hiểu rõ, đó là một cách để giữ “chế độ” – một chế độ mà mỗi mùa bầu cử là tiến trình vận động đến ép buộc.
2. Việc tàu TQ mắc cạn ở biển Đông cũng có thể được xem như sự đuối lý về mặt lịch sử đối với chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa và Biển Đông nói chung, tuy nhiên không nghĩa là TQ sẽ không thoát cạn được. Đáng tiếc, với cách nhìn hạn hẹp, nó cũng tạo ra sự thỏa mãn không đáng có đối với hàng ngũ lãnh đạo thông qua hai yếu tố:
- Thứ nhất là việc bắt đầu đẩy mạnh lên án các phòng thuốc Trung Quốc trên các báo như Tuổi Trẻ, Thanh Niên.. theo kiểu hợp đồng tác chiến.
- Thứ hai là việc các địa phương bắt đầu đẩy mạnh rà soát, trục xuất người Trung Quốc trái phép trên lãnh thổ VN. Gần đây nhất là Bình Phước với trên 200 người.
- Thứ ba là việc tiến hành “côn đồ hóa” từ giáo điểm Con Cuông đến cộng đồng người dân Văn Giang lẫn với các cá nhân blogger Trịnh Kim Tiến, Trăng Đêm, Bùi Minh Hằng, Nguyễn Hoàng Vy...
- Thứ tư là chính thức ngăn cản biểu tình yêu nước dưới cái câu “không để người dân bị xúi giục, tụ tập biểu tình” của ông chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo...
Nó cho thấy một cách đi tỉ lệ nghịch về mặt đối ngoại lẫn đối nội. Đó là các đồng chí ở Bộ Chính trị và các “đồng chí” ngự trị ở các tỉnh/ thành phố tiếp tục “phung phí – xài hoang” thay vì dung dưỡng nguồn lực đất nước dẫn đến nguy cơ bị triệt tiêu một cách mạnh mẽ. Nó cho thấy sự sợ hãi ngày một tăng lên của chế độ... Nó dẫn đến một hệ quả bậc hai thông qua hình tượng gầm rú của một loài thú sẽ dẫn đến sự điên cuồng trong việc chống phá khiến tính chính danh của chế độ ngày một sụt giảm nghiêm trọng. Đàn áp là một phương thức hiệu quả trong sự cuống cuồng giữ lấy tính chính danh bằng bạo lực nhưng nó gây ra một hậu quả khó lường là tạo ra sự đối nghịch giữa chính quyền với lực lượng nhân dân trong việc đấu tranh/ giữ lấy quyền lợi quốc gia/ dân tộc nói chung vốn đã quá chán cái cách “lên lớp” và coi thường dân trí của các “đồng chí” chế độ trong thời đại Internet này, trong vấn đề liên quan đến quốc gia/ dân tộc.
Nó tạo ra một cơ hội, nếu các cá nhân dân chủ nếu biết vượt qua cuộc “khủng bố Đỏ” (tương tự cuộc khủng bố Trắng sau sự kiện khởi nghĩa Yên Bái của Nguyễn Thái Học) sẽ dần tạo nên lực lượng dân chủ, dẫn đến tổ chức dân chủ trong giai đoạn 10 năm (sự chính mùi về tổ chức và ý thức tổ chức).
Như vậy, nhìn vào các sự kiện quốc gia đang diễn ra trong thời gian gần đây và sắp ta. Sự gia tăng gắt gao về mặt chính trị và sự sụp đổ mô hình kinh tế định hướng thị trường XHCN sẽ là cơ hội lớn cho sự biến động Việt Nam và những cá nhân dân chủ đang ẩn mình, chờ đợi liên kết...
[TÂM - 8x]