THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

01 June 2012

Đất nhiễm mặn



2012-05-31
Diện tích đất nhiễm mặn ở Việt Nam không quá lớn, song cứ tăng dần trong nhiều năm. Tình hình đất nhiễm mặn và các giải pháp ứng phó hiện nay đang diễn ra như thế nào ?
AFP
Ông Dang Roi bên thửa ruộng bị nước mặn tràn vào hôm 05.07.2010 tại tỉnh Bến Tre.
Đất bị nhiễm mặn ở Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu ha, chiếm khoảng 3% diện tích tự nhiên cả nước. Tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, ở đây có hơn 700 ngàn ha đất mặn và nhiễm mặn, địa bàn bị mặn xâm nhập vào sâu trong nội đồng từ 30 - 40km. Ngoài ra, ở các tỉnh duyên hải miền Trung như Quảng Bình, Hà Tĩnh, Ninh Thuận… diện tích đất nhiễm mặn cũng lên đến vài chục ngàn ha.

Nguyên nhân tình trạng nhiễm mặn



Tình trạng hạn hán gay gắt khắp các tỉnh miền Bắc và miền Trung hồi đầu tháng này, khiến vùng hạ lưu nhiều con sông lớn bị nhiễm mặn nặng. Hoặc mực nước sông Mê Kông cũng có liên hệ đến hiện tượng nội đồng bị nhiễm mặn. Chúng tôi được Kỹ sư Võ Quốc Trung, Trưởng Phòng Kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng cho biết như sau:

Lưu lượng đổ về ít, mà rơi vào cao điểm của mùa khô tháng 3 tháng 4 thì mực nước biển sẽ dâng và sẽ ăn sâu vào trong đất liền.

Còn lưu lượng hàng năm đổ về lớn thì nó sẽ đẩy lùi khả năng nhiễm mặn ra xa hơn.


Năm nay, tình trạng nhiễm mặn đồng bằng sông Cửu Long có những diễn biến mới, phức tạp hơn trước. Như trường hợp tỉnh Sóc Trăng, ông Lê Thành Trí, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, nước mặn đã xâm nhập từ biển Tây len theo các tuyến kênh phía Hậu Giang vào Sóc Trăng chứ không phải từ hướng biển Đông, đi qua địa bàn Bạc Liêu như trước đây.
Hiện tượng nhiễm mặn đối với vùng đất nông nghiệp, nếu là đất trồng lúa thì khả năng ảnh hưởng rất lớn. Là đất trồng hoa màu, khả năng ảnh hưởng cao hơn nữa. Nếu là đất dùng để nuôi trồng thủy sản, nước lợ thì lại tốt. Có những chỗ người ta phải bơm nước lợ vào, độ mặn khoảng 7-8‰ để nuôi tôm sú mới được.
Giáo sư Lê Huy Bá


Bên cạnh tình trạng xâm mặn theo tác động tự nhiên của môi trường, thực tế cho thấy vai trò của con người cũng quan trọng. Chẳng hạn, nơi nhiễm mặn nặng nhất của tỉnh Cà Mau là khu vực giáp ranh giữa vùng trồng lúa và nuôi tôm. Vì thiếu tuyên truyền hướng dẫn, nhiều nơi người dân phá đê, đưa nước mặn vào vùng ngọt hóa để nuôi trồng thủy sản. Hoặc như ở Ninh Thuận, việc canh tác các đồng muối quy mô lớn nhưng thiếu quy hoạch đã làm cho đất và nước trong khu vực bị nhiễm mặn nghiêm trọng. Nhìn chung, về tác động của nhiễm mặn trong nông nghiệp, chúng tôi được Giáo sư Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường, cho biết:

Hiện tượng nhiễm mặn đối với vùng đất nông nghiệp, nếu là đất trồng lúa thì khả năng ảnh hưởng rất lớn. Là đất trồng hoa màu, khả năng ảnh hưởng cao hơn nữa. Nếu là đất dùng để nuôi trồng thủy sản, nước lợ thì lại tốt. Có những chỗ người ta phải bơm nước lợ vào, độ
Những vùng nhiễm mặn nặng nhất thường là khu vực giáp ranh giữa vùng trồng lúa và nuôi tôm...RFA
Những vùng nhiễm mặn nặng nhất thường là khu vực giáp ranh giữa vùng trồng lúa và nuôi tôm...RFA
mặn khoảng 7-8‰ để nuôi tôm sú mới được.

Trong dung dịch đất thì độ mặn phải nhỏ hơn 1‰ mới an toàn cho lúa. Còn trên 10‰ thì cây lúa chết. Bây giờ người ta cũng tạo ra vài loại giống lúa chịu mặn, nhưng khả năng chịu mặn cũng chỉ đến 7-8‰ thôi. 



Phương án chống mặn không dễ



Chân đất bị xâm mặn là mối đe dọa trực tiếp đối với các giống cây trồng. Có những vụ mùa, lúa trong giai đoạn trổ đòng phát triển tốt nhưng bị nước biển xâm thực thì đành ngã rạp. Nhìn chung, công tác làm giảm độ mặn của đất là vô cùng khó khăn. Ngành sinh học đã mở ra một hướng đi mới để đối phó với tình trạng này, qua việc nghiên cứu gien của một số loài thực vật có khả năng thích ứng với muối. Trong công tác ứng phó với vùng đất nhiễm mặn hiện nay, chúng tôi được Kỹ sư Võ Quốc Trung cho biết:
Cũng áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết là căn cứ vào dự báo của Khí tượng thủy văn Nam bộ, Sóc Trăng chúng tôi sẽ có thông tin về mức độ, khả năng xâm nhập mặn để bố trí thời vụ để né mặn. Thứ hai là bố trí những giống lúa có khả năng chịu mặn tốt và có thời gian sinh trưởng ngắn, để giảm thiểu mức ảnh hưởng vào cuối vụ.
Kỹ sư Võ Quốc Trung


Cũng áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết là căn cứ vào dự báo của Khí tượng thủy văn Nam bộ, Sóc Trăng chúng tôi sẽ có thông tin về mức độ, khả năng xâm nhập mặn để bố trí thời vụ để né mặn. Thứ hai là bố trí những giống lúa có khả năng chịu mặn tốt và có thời gian sinh trưởng ngắn, để giảm thiểu mức ảnh hưởng vào cuối vụ.

Một số cây trồng khác như cây ăn trái, hay mía; chúng tôi cũng khuyến cáo người dân bố trí lại thời vụ, để đảm bảo lượng nước tưới phù hợp với điều kiện xâm nhập mặn hàng năm.
Một nông dân nhìn cánh đồng lúa bị ảnh hưởng nước lợ. RFA
Một nông dân nhìn cánh đồng lúa bị ảnh hưởng nước lợ. RFA
Năm nay, Sóc Trăng cũng có nhiều giống lúa có khả năng thích ứng được với điều kiện chân đất bị nhiễm mặn. Trung bình ở các vùng đất lúa-tôm, đất chân mặn thì một số bộ giống lúa cũng cho năng suất đạt trên 5 tấn.

Do chi phí để đưa nước ngọt vào các đồng ruộng ngày càng tăng, nên công tác rửa mặn trở nên một thách thức lớn trong tương lai. Hướng nghiên cứu chọn ra các loại cây, ngũ cốc có đặc tính chịu mặn là cần thiết. 

Trong thực tế, việc nuôi trồng ở những vùng đất bị xâm mặn thường kém hiệu quả. Nhưng nếu không được xử lý thích đáng, tốc độ đất bị khô cằn hoang hóa sẽ càng nhanh hơn. Dự báo trong thời gian tới, do biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tình trạng xâm mặn ở Việt Nam sẽ còn tiếp tục diễn biến xấu hơn. Với câu hỏi lý giải như thế nào về tình trạng hiện nay, công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức, theo Giáo sư Lê Huy Bá là:

...Về mặt quản lý, chưa đến nơi đến chốn. Những người quản lý thực ra họ cũng chưa có tầm. Và họ cứ lý lại nhau. Ai cũng thành tích thì muốn nhiều nhưng trách nhiệm thì không ai dám chịu cả. Rồi suy nghĩ theo kiểu nhiệm kỳ. Ông này lên cũng tưởng có một cái gì đó, nhưng mà chả làm được cái gì. Vơ vét được một mớ rồi về thôi…
Giáo sư Lê Huy Bá


Lý giải mãi, e cũng thế sao mà lý giải hết được. Đại để là có cả trách nhiệm của các nhà khoa học, trách nhiệm của quản lý nhà nước, trách nhiệm của người dân. Trước tới giờ mình cứ nói sửa lời, nhưng bây giờ mình phải nói thẳng là ý thức về môi trường của mình thấp. Cho nên mới xảy ra những chuyện rác rưởi. Cha chung nên không ai khóc cả, không có môi trường thì chưa chết ai. Môi trường là của ai chớ không phải của ai mà có, cho nên họ không quan tâm.

Về mặt quản lý, chưa đến nơi đến chốn. Những người quản lý thực ra họ cũng chưa có tầm. Và họ cứ lý lại nhau. Ai cũng thành tích thì muốn nhiều nhưng trách nhiệm thì không ai dám chịu cả. Rồi suy nghĩ theo kiểu nhiệm kỳ. Ông này lên cũng tưởng có một cái gì đó, nhưng mà chả làm được cái gì. Vơ vét được một mớ rồi về thôi… 


Chi phí cho công tác cải tạo đất khá là tốn kém. Số tiền bỏ ra cho một công trình ngọt hóa 1.000 ha đất thường không dưới cả chục tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu không giải quyết rốt ráo, nguy cơ nhiều vùng nông nghiệp bị bỏ hoang là tất yếu.

Kết hợp với thời tiết biến đổi ngày càng gay gắt, tại các vùng duyên hải Việt Nam, tần số các đợt xâm mặn xuất hiện phổ biến hơn và độ mặn gia tăng cao hơn. Nếu không được quan tâm đúng mức, tình trạng này dứt khoát sẽ có những tác động lớn đến cả nền kinh tế quốc gia.