Mặc Lâm (RFA) - Lại thêm một vụ công an tự tiện giam giữ và đánh chết người tại tỉnh Phú Yên trong lúc các vụ án khác vẫn chưa được xét xử rốt ráo.
Liệu sức chịu đựng của dân chúng còn kéo dài được đến bao lâu? Mặc Lâm có thêm chi tiết sau đây
Từ tùy tiện bắt giữ đến tùy tiện đánh chết
Nạn nhân mới nhất là anh Ngô Thanh Kiều 31 tuổi ngụ tại xã Hòa Đồng huyện Tân Hòa tỉnh Phú Yên. Theo lời gia đình thuật lại thì đêm 13 tháng 5 vừa qua một toán công an của xã phối hợp với thôn và huyện đến nhà của anh Kiều và nói với gia đình là mượn anh Kiều đi chứ không phải là bắt hay điều tra. Chị Trần Thị Tâm, vợ của nạn nhân hiện mang thai chỉ còn 5 ngày nữa là tới ngày sinh nở cho chúng tôi biết như sau:
Công an xã nói là cho mượn người sáng trả lại. Có tất cả 6 hay 7 người. Một công an xã, một công an thôn với mấy ông công an huyện. Mấy ổng không nói gì hết chỉ nói là mượn người chứ không nói là bắt nữa. Lúc 3 giờ rưỡi chiều đánh một giấy mời kêu chồng em tới xã 7 giờ rưỡi sáng làm việc mà không ngờ chưa tới 7 giờ rưỡi chỉ mới 3 giờ sáng là tới nhà bắt chồng em.
Chỉ vô tới nhà còng tay bắt đi trong vòng 12 tiếng đồng hồ là giết người. Nó mượn người chớ không phải là bắt người nữa.Chị Trần Thị Tâm
Thân nhân người chết vẫn thắc mắc là khi tới nhà để bắt anh Kiều công an không hề cho biết lý do cũng như không có lệnh bắt giữ nào. Em ruột của anh Kiều là anh Vân cho biết:
Chưa biết lý do gì công an xã nó đánh giấy mời là 7 giờ rưỡi ngày 13 tháng 5 nó vô nó bắt đi mà không có lệnh bắt giam chỉ có công an xã và hai người công an huyện mà thôi.
Từ lúc bị bắt cho đến lúc nhận được tin công an thông báo cho gia đình lên bệnh viện tỉnh Phú Yên nhận thi thể của anh Ngô Thanh Kiều là 12 tiếng đồng hồ. Chị Tâm vợ nạn nhân kể lại:
Chỉ vô tới nhà còng tay bắt đi trong vòng 12 tiếng đồng hồ là giết người. Nó mượn người chớ không phải là bắt người nữa.
Ai cũng phản đối và ai cũng chửi công an là ác hết, tại vì người chết mà bầm từ chân lên tới não. Nhà em chụp hình đưa về cho dân chung quanh coi người nào cầm tấm hình cũng khóc và phản đối. Công an mà sao giết người kiểu đó trong vòng 12 tiếng đồng hồ.Chị Trần Thị Tâm
Khi gia đình anh Kiều tới bệnh viện nhận xác thì phát hiện ra thi thể của anh đã bị bầm nhiều chỗ, có những vết thương trên đầu và vết bầm rất rõ. Anh Vân kể lại công an tự ý tổ chức khám nghiệm tử thi và cho gia đình biết là 15 ngày sau mới có kết quả vì phải gửi đi Hà Nội để làm xét nghiệm, anh Vân nói:
* Người dân đem quan tài Anh Nguyễn Văn Khương, người bị công an đánh chết đến biểu tình tại trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang hôm 25/07/2010. Photo TTXVA
Xác chết ở bệnh viện nó bỏ vào nhà xác rồi nó nói qua ngày mai nó mới cho khám nghiệm tử thi. Nó nói 15 ngày sau nó gửi cái khám nghiệm. Nó lấy những cái cục máu bầm gửi đi Hà Nội và 15 ngày sau mới biết kết quả. Em chụp trong hình thì thấy những vết bầm ở trên não là bị đánh hay là cái gì đó không biết nhưng nó tác động rất mạnh.
Hình ảnh mà gia đình chụp được cho thấy những vết thương nặng nề trên thi hài nạn nhân khiến người nhìn không khỏi phẫn uất, chị Tâm cho biết thái độ của hàng xóm khi nhìn thấy tấm hình này:
Ai cũng phản đối và ai cũng chửi công an là ác hết, tại vì người chết mà bầm từ chân lên tới não. Nhà em chụp hình đưa về cho dân chung quanh coi người nào cầm tấm hình cũng khóc và phản đối. Công an mà sao giết người kiểu đó trong vòng 12 tiếng đồng hồ. Vì tin tưởng là công an mượn người nên em mới cho chứ nều biết vậy em ra giằng co liền em mang bầu còn 5 ngày nữa là sinh rồi thì nó dám làm gì em?
Một nhân chứng khác chứng kiến thi thể của anh Kiều từ trong bệnh viện và chụp lại một số hình ảnh, tuy nhiên tất cả đều bị công an tịch thu, nhân chứng này nói:
Công an nó mời anh này xuống điều tra rồi sau đó không biết vì lý do nào mà đánh đập rất dã man. Sau đó chết tại đồn công an rồi nó mang tới bệnh viện. Em là người chụp những tấm hình khi đang mổ tử thi rồi đem về nhà cho người ta coi việc công an đánh đậpMột nhân chứng
Công an nó mời anh này xuống điều tra rồi sau đó không biết vì lý do nào mà đánh đập rất dã man. Sau đó chết tại đồn công an rồi nó mang tới bệnh viện. Em là người chụp những tấm hình khi đang mổ tử thi rồi đem về nhà cho người ta coi việc công an đánh đập, nhưng sau đó công an nó mời lên tịch thu những tấm hình đó thôi chứ ngoài ra nó không làm gì hết.
Phải nghiêm trị sự lộng hành của công an
* Một vài lối hành xử của công an nhân dân.RFA file
Đây không biết là cái chết thứ mấy do công an gây ra trong bóng tối của bốn bức tường nhà giam. Hôm 14 tháng 5 gia đình cô Trịnh Kim Tiến một nạn nhân khác của công an đã đến trước tòa án 262 dường Đội Cấn Hà Nội để phản đối bản án sơ thẩm xử viên trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh chết thân phụ của cô là ông Trịnh Xuân Tùng nhưng chỉ bị xử 4 năm tù giam.
Riêng vụ án của anh Nguyễn Công Nhựt tại Bình Dương bị công an huyện Bến Cát mời đi điều tra và sau vài ngày bắt giam, thi thể anh được trả lại cho gia đình với những vết thương nặng nề nhưng cho đến nay vẫn không có thủ phạm. Tòa án xác định là anh tự tử bất kể gia đình nạn nhân kêu oan lên nhiều cơ quan cấp cao của nhà nước.
Không một đơn vị tư pháp nào tỏ ra quan tâm tới những vụ công an tự tiện bắt người trái pháp luật ngày một xảy ra nhiều hơn trong thời gian gần đây. Từ thái độ lơ là này làm cho công an ngày một coi thường tính pháp lý của một vụ bắt người buộc phải theo những thủ tục nghiêm ngặt mà hiến pháp đã quy định.
Công an đến nhà giữa đêm khuya, dựng nạn nhân dậy và nói là mời đi để rồi vài ngày sau cũng chính công an gọi cho gia đình đến bệnh viện nhận xác nạn nhân đang là cơn ác mộng cho cả xã hội hiện nay.
Người dân từ hiền lành cho tới gan góc nếu nghe chuyện đều lo sợ cho chính sinh mạng của mình. Chỉ cần một sự phật ý nhỏ đối với chính quyền là cái chết có thể xảy ra. Trường hợp của anh Ngô Thanh Kiều là một ví dụ điển hình cho sự tự tiện này. Anh Kiều không có tiền án, tiền sự. Anh không hoạt động chính trị hay bất cứ một hành động nào gây tổn hại cho an ninh quốc gia vậy thì tại sao lại bị tra tấn đến chết trong tù?
Công an đến nhà giữa đêm khuya, dựng nạn nhân dậy và nói là mời đi để rồi vài ngày sau cũng chính công an gọi cho gia đình đến bệnh viện nhận xác nạn nhân đang là cơn ác mộng cho cả xã hội hiện nay.
Câu hỏi đặt ra là tỉnh Phú Yên nói riêng và Bình Dương cũng như Bắc Giang hay nhiều thành phố khác nói chung lực lượng công an nhân dân có còn thượng tôn luật pháp như tôn chỉ của ngành đặt ra hay không, và khi có một vụ giết người mờ ám thì tại sao các cấp cao nhất luôn giữ im lặng, bất kể đau khổ của gia đình nạn nhân và phản ứng của dư luận trước sự ngang nhiên xem thường pháp luật của một ngành được đặt ra là để bảo vệ luật pháp?
Nếu tận mắt nhìn thấy sự đau khổ của chị Trần Thị Tâm khi một tay bồng con thơ và bụng thì đang mang nặng một hài nhi khác chỉ còn năm ngày nữa chào đời nhưng vĩnh viễn không nhìn thấy cha thì một người có chút lương tâm không thể cầm được nước mắt.
Chỉ có cách duy nhất làm dịu đi bớt sự căm hận của gia đình nạn nhân và xã hội là một bản án thích hợp cho những ai tay nhúng vào máu của anh Ngô Thanh Kiều trong cái đêm định mệnh 13 tháng 5 năm 2012 vừa qua.
Mặc Lâm