Mặc dù có thông tin cải thảo, tỏi tây Trung Quốc có hóa chất độc hại, song hiện mỗi đêm, vẫn có hàng chục tấn rau củ Trung Quốc dội chợ ở TP.HCM.
Chính từ hai chợ đầu mối Thủ Đức, Hóc Môn rau củ quả Trung Quốc được rải đi khắp các chợ lẻ, nhà hàng khách sạn trên địa bàn TPHCM, kể cả về các tỉnh, gây sức ép đối với rau củ nội địa. Tại chợ đầu mối Hóc Môn, hiện có khoảng 20 hộ kinh doanh mặt hàng này, trong đó nhiều cơ sở trực tiếp "đánh" hàng từ Trung Quốc. Trung bình, một xe hàng khoảng 30 tấn rau củ được trữ lạnh. Những mặt hàng được nhập gồm cà rốt, súp lơ (bông cải), cà chua, khoai tây, bông cải, hành, tỏi, gừng, cải thảo, tỏi tây, củ hành trắng...
Tất cả các mặt hàng Trung Quốc đều bóng mướt, tươi rói và trông rất sạch sẽ. Các chủ hàng chỉ cần gọt tỉa phần hư hao do vận chuyển đường xa là bán được ngay. Trong khi hàng Đà Lạt phải tốn thời gian sơ chế, chùi rửa đất cát. Chẳng hạn, súp lơ Trung Quốc được bọc trong bao xốp, tươi lâu, chắc, ít sâu, ít lá, mỗi bắp nặng khoảng 500 - 800 gam. Còn súp lơ Việt Nam về chợ còn nguyên lá, muốn bán phải chặt lá nên tỉ lệ hao hụt cao và thường bị sâu, úng. Nếu bán sỉ, vựa có thể bốc vác từ trên xe xuống bán ngay mà không cần rửa lại cũng như phân loại củ lớn, nhỏ.
Ông Nguyễn Văn Huây, Trưởng Phòng Kinh doanh Công ty Quản lý & Kinh doanh chợ nông sản Thủ Đức cho biết, mỗi chuyến hàng rau củ Trung Quốc về đều có chứng từ hóa đơn, tem bảo đảm... nên Ban quản lý không thể "ngăn sông cấm chợ" được. Tuy nhiên Ban quản lý chợ cũng đã có thông báo tình hình này với Chi cục Bảo vệ thực vật. Theo ông Huây, lý do hàng Trung Quốc tiêu thụ mạnh là vì có mẫu mã đẹp, tươi, bảo quản được lâu và giá rất cạnh tranh.
Tất cả các mặt hàng Trung Quốc đều bóng mướt, tươi rói và trông rất sạch sẽ. Các chủ hàng chỉ cần gọt tỉa phần hư hao do vận chuyển đường xa là bán được ngay. Trong khi hàng Đà Lạt phải tốn thời gian sơ chế, chùi rửa đất cát. Chẳng hạn, súp lơ Trung Quốc được bọc trong bao xốp, tươi lâu, chắc, ít sâu, ít lá, mỗi bắp nặng khoảng 500 - 800 gam. Còn súp lơ Việt Nam về chợ còn nguyên lá, muốn bán phải chặt lá nên tỉ lệ hao hụt cao và thường bị sâu, úng. Nếu bán sỉ, vựa có thể bốc vác từ trên xe xuống bán ngay mà không cần rửa lại cũng như phân loại củ lớn, nhỏ.
Ông Nguyễn Văn Huây, Trưởng Phòng Kinh doanh Công ty Quản lý & Kinh doanh chợ nông sản Thủ Đức cho biết, mỗi chuyến hàng rau củ Trung Quốc về đều có chứng từ hóa đơn, tem bảo đảm... nên Ban quản lý không thể "ngăn sông cấm chợ" được. Tuy nhiên Ban quản lý chợ cũng đã có thông báo tình hình này với Chi cục Bảo vệ thực vật. Theo ông Huây, lý do hàng Trung Quốc tiêu thụ mạnh là vì có mẫu mã đẹp, tươi, bảo quản được lâu và giá rất cạnh tranh.
Chẳng hạn, hành tím Trung Quốc đang "ép sân" hàng Vĩnh Châu - Bạc Liêu vì rẻ hơn 2.000 đồng/kg. Khoai tây Trung Quốc khoảng rẻ hơn hàng Đà Lạt 2.000 - 3.000 đồng/kg... Chị Huỳnh Lệ, một chủ vựa chuyên nhập rau củ Trung Quốc ở chợ Thủ Đức cho biết, từ đầu năm đến nay, giá rau củ Trung Quốc khá cao nhưng hàng "đẹp" hơn và dễ bán hơn. Mỗi đêm, chị nhập về khoảng 15 - 20 tấn rau củ và thường bán buôn hết trong đêm.
Tuy nhiên, chị Lệ cũng tiết lộ: "Hàng Trung Quốc vận chuyển về chợ đầu mối bằng xe lạnh nên thường không để được lâu. Cà chua, cà rốt phải bán và dùng trong ngày, để sang hôm sau sẽ bị úng thúi. Khoai tây dễ mọc mầm, hành, gừng cũng mau héo hơn hàng Đà Lạt...".
Trao đổi với bà Lê Thị Chín, ở đường Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức về chất lượng sản phẩm, bà Chín nhận xét: "Thú thật ăn qua cà rốt, súp lơ, khoai tây... của Trung Quốc, tôi thấy chúng ngọt hơn, ngon hơn so với hàng Đà Lạt".
Việc rau của Trung Quốc sang Việt Nam là một hiện tượng tự nhiên của nền kinh tế thị trường. Song do thói quen chọn rau củ bắt mắt, giá rẻ nên nhiều người tiêu dùng ưa thích mà không cần quan tâm chúng có xuất xứ từ đâu, chất lượng ra sao.
Trao đổi với bà Lê Thị Chín, ở đường Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức về chất lượng sản phẩm, bà Chín nhận xét: "Thú thật ăn qua cà rốt, súp lơ, khoai tây... của Trung Quốc, tôi thấy chúng ngọt hơn, ngon hơn so với hàng Đà Lạt".
Việc rau của Trung Quốc sang Việt Nam là một hiện tượng tự nhiên của nền kinh tế thị trường. Song do thói quen chọn rau củ bắt mắt, giá rẻ nên nhiều người tiêu dùng ưa thích mà không cần quan tâm chúng có xuất xứ từ đâu, chất lượng ra sao.
Theo ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Trưởng phòng Vệ sinh an toàn thực phẩm, Sở Y tế TP.HCM cho biết, không thể khẳng định 100% các loại rau củ quả của Trung Quốc đều có chất cấm, song không phải vì vậy mà người tiêu dùng lơ là. Bởi hiện nay khâu quản lý về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của chúng ta chưa đủ chặt chẽ để loại bỏ những sản phẩm nguy hại cho sức khỏe.
Bằng chứng là thời gian qua, các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã ra cảnh báo sản phẩm cải thảo có chứa chất ướp xác formaldehyde. Hay gần nhất tờ Nhật Báo Thượng Hải đã đưa tin vừa được phát hiện sản phẩm tỏi tây ở tỉnh Giang Tô bị phun chất đồng sunfat - là loại hóa chất có thể gây suy thận, viêm dạ dày, thậm chí tử vong nếu dư lượng quá nhiều.
(Theo Infornet)
Bằng chứng là thời gian qua, các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã ra cảnh báo sản phẩm cải thảo có chứa chất ướp xác formaldehyde. Hay gần nhất tờ Nhật Báo Thượng Hải đã đưa tin vừa được phát hiện sản phẩm tỏi tây ở tỉnh Giang Tô bị phun chất đồng sunfat - là loại hóa chất có thể gây suy thận, viêm dạ dày, thậm chí tử vong nếu dư lượng quá nhiều.
(Theo Infornet)