“Tôi
không biết chính xác ngôi nhà anh Đoàn Văn Quý sử dụng có nằm trong
diện tích cưỡng chế hay không”. Chủ tịch UBND xã Vinh Quang Lê Thanh
Liêm (em ruột Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền) cho biết như
vậy khi được đề nghị cung cấp thêm thông tin về vụ đặt mìn, nổ súng
chống cưỡng chế làm 6 công an, bộ đội bị thương, hôm 5.1.
Năm
1993, ông Quý được UBND huyện Tiên Lãng giao 21 ha đất lấn biển làm
diện tích nuôi trồng thủy sản. Tới năm 1997, ông Vươn tiếp tục lấn biển
được 19,3 ha đất, và được huyện ra quyết định mới giao thêm khu đất này.
Với lý do hết thời hạn sử dụng đất, năm 2008, UBND huyện Tiên Lãng đã
ban hành quyết định 460/QĐ- UB (QĐ 460) thu hồi 21 ha. Đến năm 2009,
huyện ra thêm QĐ 461, thu hồi tiếp 19,3 ha đầm còn lại của gia ông Vươn.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại tố cáo, UBND huyện Tiên Lãng chỉ giải quyết khiếu nại đối với QĐ 461. Vì thế, ông Vươn chưa thể hiếu nại hoặc khởi kiện ra tòa đối với QĐ 460 về việc thu hồi 21 ha. Trên cơ sở giải quyết QĐ 461, thu hồi 19,3 ha của UBND huyện Tiên Lãng, ông Vươn mới khởi kiện ra tòa. Dựa trên “Thỏa thuận” ngày 9.4.2010 nói trên, ông Vươn có đơn xin rút kháng cáo.
Vì thế, căn cứ vào phán quyết của cấp sơ thẩm, ngày 24.11.2011, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền ký QĐ 3307/QĐ- UBND cưỡng chế thu hồi đất theo QĐ 461, thu hồi 19,3 ha đất giao ông Vươn sử dụng. Tại văn bản gửi UBND, Thành ủy TP.Hải Phòng ngày 7.1.2012, UBND huyện Tiên Lãng cũng vẫn chỉ báo cáo: “… UBND huyện Tiên Lãng đều yêu cầu ông Đoàn Văn Vươn thực hiện QĐ số 461/QĐ-UBND ngày 7.4.2009 về việc thu hồi diện tích đất giao nuôi trồng thủy sản đã hết thời hạn sử dụng”. Như vậy, bên cạnh việc chưa giải quyết việc khiếu nại đối với QĐ 460 về việc thu hồi đất 21 ha đất của ông Vươn thì UBND Tiên Lãng cũng chưa có QĐ cưỡng chế đối với khu đất này. Nhưng khi thực hiện, vẫn báo cáo ngày 7.1 khẳng định UBND huyện Tiên Lãng làm các thủ tục để thu hồi cả 40,3 ha đầm do gia đình anh Đoàn Văn Vươn đang sử dụng.
Tại họp báo chiều 5.1, ông Lê Văn Hiền đã tái khẳng định: UBND huyện Tiên Lãng tổ chức thu hồi cả 40,3 ha đầm nuôi trồng thủy sản của ông Vươn.
Vậy UBND huyện Tiên Lãng đã cưỡng chế thu hồi 19,3 ha hay cả 40,3 ha? Trong ghi nhận của tổ công tác cưỡng chế huyện Tiên Lãng, ngày 5.1, tổ công tác đã tiến hành đập bỏ ngôi nhà gia đình ông Đoàn Văn Quý (em trai ông Vươn) đang sở hữu trên diện tích khu đất đầm 21 ha chưa có QĐ cưỡng chế! http://baodatviet.vn/Home/phapluat/Vu-no-sung-o-Tien-Lang-Co-dau-hieu-cuong-che-nham/20121/187479.datviet
Chị Hiền cho biết ngày 5-1, UBND huyện Tiên Lãng thực hiện cưỡng chế thu hồi 19,3 ha đầm theo quyết định do Chủ tịch huyện Lê Văn Hiền ký ngày 24-11-2011. Quyết định này không nêu việc cưỡng chế thu hồi 21 ha đất còn lại trong khu đầm được huyện giao cho ông Vươn từ năm 1993. Thế nhưng căn nhà hai tầng của vợ chồng chị xây dựng trên phần đất 21 ha chưa trong diện bị cưỡng chế thu hồi đất cũng đã bị đập bỏ.
Dư luận đặt nghi vấn phải chăng việc cưỡng chế đã vượt ranh giới trong quyết định cưỡng chế của huyện? Ông Lê Thanh Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang, cho biết sau vụ cưỡng chế, xã đã quản lý khu đầm. Khi được hỏi căn nhà bị sập có phải nằm ở diện tích 21 ha không, ông Liêm nói: “Có thể vị trí nhà bị sập nằm trong phần diện tích 21 ha chưa bị cưỡng chế nhưng đây là địa điểm xảy ra vụ án. Gia đình ông Vươn vẫn có thể vào khu vực chưa bị cưỡng chế”:
Trong quá trình giải quyết khiếu nại tố cáo, UBND huyện Tiên Lãng chỉ giải quyết khiếu nại đối với QĐ 461. Vì thế, ông Vươn chưa thể hiếu nại hoặc khởi kiện ra tòa đối với QĐ 460 về việc thu hồi 21 ha. Trên cơ sở giải quyết QĐ 461, thu hồi 19,3 ha của UBND huyện Tiên Lãng, ông Vươn mới khởi kiện ra tòa. Dựa trên “Thỏa thuận” ngày 9.4.2010 nói trên, ông Vươn có đơn xin rút kháng cáo.
Vì thế, căn cứ vào phán quyết của cấp sơ thẩm, ngày 24.11.2011, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền ký QĐ 3307/QĐ- UBND cưỡng chế thu hồi đất theo QĐ 461, thu hồi 19,3 ha đất giao ông Vươn sử dụng. Tại văn bản gửi UBND, Thành ủy TP.Hải Phòng ngày 7.1.2012, UBND huyện Tiên Lãng cũng vẫn chỉ báo cáo: “… UBND huyện Tiên Lãng đều yêu cầu ông Đoàn Văn Vươn thực hiện QĐ số 461/QĐ-UBND ngày 7.4.2009 về việc thu hồi diện tích đất giao nuôi trồng thủy sản đã hết thời hạn sử dụng”. Như vậy, bên cạnh việc chưa giải quyết việc khiếu nại đối với QĐ 460 về việc thu hồi đất 21 ha đất của ông Vươn thì UBND Tiên Lãng cũng chưa có QĐ cưỡng chế đối với khu đất này. Nhưng khi thực hiện, vẫn báo cáo ngày 7.1 khẳng định UBND huyện Tiên Lãng làm các thủ tục để thu hồi cả 40,3 ha đầm do gia đình anh Đoàn Văn Vươn đang sử dụng.
Tại họp báo chiều 5.1, ông Lê Văn Hiền đã tái khẳng định: UBND huyện Tiên Lãng tổ chức thu hồi cả 40,3 ha đầm nuôi trồng thủy sản của ông Vươn.
Vậy UBND huyện Tiên Lãng đã cưỡng chế thu hồi 19,3 ha hay cả 40,3 ha? Trong ghi nhận của tổ công tác cưỡng chế huyện Tiên Lãng, ngày 5.1, tổ công tác đã tiến hành đập bỏ ngôi nhà gia đình ông Đoàn Văn Quý (em trai ông Vươn) đang sở hữu trên diện tích khu đất đầm 21 ha chưa có QĐ cưỡng chế! http://baodatviet.vn/Home/phapluat/Vu-no-sung-o-Tien-Lang-Co-dau-hieu-cuong-che-nham/20121/187479.datviet
Chị Hiền cho biết ngày 5-1, UBND huyện Tiên Lãng thực hiện cưỡng chế thu hồi 19,3 ha đầm theo quyết định do Chủ tịch huyện Lê Văn Hiền ký ngày 24-11-2011. Quyết định này không nêu việc cưỡng chế thu hồi 21 ha đất còn lại trong khu đầm được huyện giao cho ông Vươn từ năm 1993. Thế nhưng căn nhà hai tầng của vợ chồng chị xây dựng trên phần đất 21 ha chưa trong diện bị cưỡng chế thu hồi đất cũng đã bị đập bỏ.
Dư luận đặt nghi vấn phải chăng việc cưỡng chế đã vượt ranh giới trong quyết định cưỡng chế của huyện? Ông Lê Thanh Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang, cho biết sau vụ cưỡng chế, xã đã quản lý khu đầm. Khi được hỏi căn nhà bị sập có phải nằm ở diện tích 21 ha không, ông Liêm nói: “Có thể vị trí nhà bị sập nằm trong phần diện tích 21 ha chưa bị cưỡng chế nhưng đây là địa điểm xảy ra vụ án. Gia đình ông Vươn vẫn có thể vào khu vực chưa bị cưỡng chế”: