Nguyễn Khoa Điềm (NKĐ), một nhà thơ VC đã từng đảm trách một chức vụ rất lớn trong BCT Đảng CSVN, về cuối đời đã thú nhận là: “Bây giờ thì tôi chỉ còn chường mặt trong thơ!”.
Để biết Nguyễn Khoa Điềm là ai mà về cuối
đời lại phải thú nhận như thế, xin mời độc giả đọc những giòng chữ sau
đây được trích từ bài viết “Tên đồ tể tại Huế trong Tết Mậu Thân” của nhà văn Hồ Đinh như sau:
“… Cuộc binh biến ngày 1-11-1963 với kết
quả đưa VNCH vào tình trạng vô chính phủ và gây nên những xáo trộn chính
trị triền miên, suốt những năm 1964-1967. Nắm bắt được thời cơ, mà Hồ Chí Minh
cho là đã chín mùi tại Miền Nam, nên đầu năm 1964, đảng ra lệnh tập
trung các cán bộ y tế, giaó dục, văn hóa, thể dục thể thao, nhà văn, nhà
báo, nông nghiệp, bưu điện, tiếp vận… khắp đất Bắc, để học tập, huấn
luyện lên đường voà Nam, tiếp tay với bọn ăn cơm Quốc Gia thờ mà CS đang
dấy lên phong trào cướp chính quyền ở Huế, Đà Nẳng, Sàigòn và những
thành phố khác. Đợt đó có 300 người bị tập trung tại Trường Huấn luyện
Đặc biệt ở Phú Thọ mang tên Đoàn Kết K.33.
Ngày 22-12-1964, lớp học bế mạc. Tất cả
các học viên đều lên đường vào Nam. Để che mắt và lừa bịp công luận quốc
tế, mọi người đều được trang bị như VC chính hiệu ở Miền Nam, với quần
áo bằng vải kaki Nam Định, mũ tai bèo may bằng vải rộng vành, dép râu
Bình Trị Thiên, cổ quàng khăn rằn và ai cũng thuộc bài “Giải Phóng miền
Nam” của Huỳnh Minh Siêng tức Lưu Hữu Phước, lúc đó cũng đang có mặt ở Cục R ở Miền Nam.
Trong số cán bộ trên có nhiều người còn sống sót và được Đảng thuởng công rất hậu…Ngoài ra còn có các nhạc sĩ, nhà văn như Phan Huỳnh Điểu, Thuận Yến, Lê Xuân Anh, Tô Nhuận Vỹ, dược sĩ Nguyễn Kim Hùng, Tiến sĩ Võ Quảng, Nguyễn Thới Nhiệm.
Nhưng chức vụ cao nhất, chỉ có Nguyễn Khoa Điềm, được vào Trung ương
Đảng khoá IX năm 2001, đứng hàng thứ 5 trong Bộ Chính trị và hàng thứ 5
trong Ban bí thư Trung ương.
Qua bài thơ “40 năm gặp lại” đăng trong tờ Xuân Ất Dậu 2004 của VC Bình Thuận, NKĐ đã viết: “Những
người cùng đi trên chuyến tàu lửa nagỳ ấy qua khu Bốn, qua sông Xê
Bay-Hiên, đường 9 nhìn thấy đêm Noel trong một chớp sáng. Vân chúng ta
chia tay nhau ở Xê-Phôn. Tôi rẽ theo vĩ tuyến…” Lời thơ đã xác
nhận, từ cuối năm 1964, khi vào Nam, NKĐ đã được chỉ định hoạt động tại
các miền hỏa tuyến, thuộc VI Chiến thuật của VNCH trong đó có Thừa
Thiên-Huế, là quê hương của đương sự, trước khi tập kết ra Bắc.
Nhưng tại sao trong bài viết “Một cõi đi về” của Lê Dục Đức,
đăng trong tờ Kiến Thức Ngày Nay số 266 – 10-12-1997, xuất bản tại
Thuận Hải, có kê khai danh sách những hung thần VC, nằm vùng tại Đại học
Huế từ 1963-1966 như Trần Quang Long, Ngô Kha, Phan Duy Nhân,
Lê Thanh Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc
Xuân, Lê Minh Tường, Trần Vàng Sao… lại không hề đề cập đến NKĐ. Ngược lại trong bài viết của NKĐ, cũng chẳng hề nhắctới Trần Vàng Sao và Tô Nhuận Vỹ.
Trong lúc đó, trên Mạng Lưới Dân Chủ, ngày 14-11-2005, có phổ biến bài viết liên quan tới “Vụ án TC.2” của Đinh Văn Toàn,
phần mở đầu, toà soạn có ghi chú về sự liên hệ của 3 nhận vật xứ Huế,
cùng tập kết, hồi kết và vào nằm vùng trong Viện Đại học Huế. Đó là NKĐ,
Nguyễn Đính và Tô Nhuận Vỹ.
Ngoài ra báo chí nào của VC khi nhắc tới
những năm lạn lạc ở Huế từ 1965-66, đều nhắc tới Trần Vàng Sao, mà chú
thích của Mạng Lưới Dân Chủ, nói là bí danh của Nguyễn Đính, lại không
hề nhắc tới hoạt động của NKĐ, dù rằng hắn từ cuối năm 1964 đã về haọt
động, trà trộn trong Đại học Huế. Lạ m65t điều là Điềm cũng nín thinh
như hến, chẳng bao giờ tiết lộ một lời về những ngaỳ haọt động của mình
tại miền Nam tù 1964-1975….
… Mấy năm nay, nhờ theo phe cánh thân Trung Cộng tại Bắc Bộ phủ như Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Trần Đình Hoàn, Nguyễn Văn An…
nên NKĐ được đồng bọn cất nhắc lên rất mau và được giao giữ chức
Trưởng Ban Văn Hoá Tư Tưởng với trọng trách tận diệt những kẻ dám chống
lại đảng đang bán nước cho Tàu…
“Bây giờ mùa mưa đã qua
Giọt nước đầu tiên đặc quánh
Bây giờ bạn đang quay lưng
Chén trà một chân đóng cặn
Anh là kẻ phải đánh trận sau cùng
Kẻ được xé vé cuối cùng trong rạp hát
Sự may mắn của anh dính dáng ít nhiều tới những rễ cây” (thơ NKĐ)
Thơ là người, thơ đã thay Điềm nói lên
chân tướng của mình, nhất là dưới áp lực của mọi phía về cái gọi là “Vụ
án siêu nghiêm trọng T4”, có liên hệ tới 11 Ủy viên BCT, trong số có NKĐ
cần đưa ra xét xử trước khi họp Đại hội X – như những lời thơ trên
khẳng định, “Sự may mắn của Anh dính dáng nhiều tới rễ cây”.
Như vậy ai là kẻ chống lưng cho Điềm? Ai đã bứng NKĐ ra khỏi BCT khi VC vẫn đang làm tôi tớ cho Tàu?”
Bài viết của tác giả Hồ Đinh có ý ám chỉ
NKĐ là người giấu mặt trong thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế. Chúng tôi xin
nêu lên như một tồn nghi.
*
Mới đây, trả lời phỏng vấn của báo Lao Động, NKĐ đã phát biểu như sau:
“Việt Nam đã bị mất mát nhiều về văn
hóa do bị chiến tranh, nhưng cũng chính do chúng ta làm mất. Khi đã
thiếu văn hóa, con người ta rất dễ làm điều xằng bậy. Tôi thâấ, bây giờ
trong ứng xử với nhau, cái gì mà con người ta có thể bày tỏ thái độ là
họ bày tỏ rất thô bạn… Người ta không thích và ngại tiếp xúc với chính
quyền, bởi “những người đầy tớ của dân” luôn vòi vĩnh, lạnh nhạt với
dân. Đó là sự biểu hiện của một sự xuống cấp về văn hóa giao tiếp, văn
hóa hành chính, ứng xử. Với một guồng máy như vậy thì làm sao đất nước
phát triển khi thiếu sự tin cậy giữa chính quyền với người dân. Hiện dân chỉ đối phó với chính quyền. Tôi không rõ chúng ta điều chỉnh vấn đề này như thế nào?
… Tôi thường nói với một vài anh em,
hiện tại tôi như gái đã có chồng. Mà chồng thì chỉ một thôi. Tức là dù
chồng có chết đi rồi, thì tôi cũng chỉ một chồng chứ không tái giá hay
léng phéng tìm đối tác. Tôi sống với xã hội này cũng như vậy. Tôi biết
mình đã gắn bó, đã được nuôi dưỡng từ trong máu thịt với hệ thống xã
hội, với chế độ này. Tôi luôn gắn bó một lòng, nhưng không hẳn những suy
nghĩ của tôi hôm nay tôi cũng phải suy nghĩ như hôm qua cả. Tôi phải có
những suy nghĩ mới của tôi về tất cả mọi chuyện.
… Bây giờ thì tôi chỉ còn chường mặt trong thơ. Thơ thì phải cứ thật lòng mình, không thể giấu mình, không thể nói dối”.
*
Đây không phải là một bài viết tranh luận về chuyện “thơ thì phải cứ thật lòng mình, không thể giấu mình, không thể nói dối” – như nhà thơ cung đình Nguyễn Khoa Điềm đã bốc phét!
Mọi người đều biết nhà thơ Lưu Trọng Lư đã làm nhiều người rung động qua những câu thơ:
“Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
…
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô…”
Đến, nay thì không ai tin những câu thơ Lưu Trọng Lư viết:
“… Ngủ rồi ngủ rồi những đau buồn đêm trước
Lá vàng không lạnh lá vàng rơi
Và nai vàng không ngơ ngác nữa em ơi…”
là “thật lòng mình”.
Cũng như đến nay, mọi người đều cảm thấy thương hại Xuân Diệu đã “lột xác” chứng tỏ lập trường bằng cách “đốt đuốc thiêu thơ mình” qua các bài thơ:
“Mỗi lần tranh đấu gay go
Chúng con lại được Bác Hồ tới thăm.
Nghe lời Bác dạy khuyên răn,
Chúng con ước muốn theo chân của người…
Chúng con thề nguyện một lời:
Quyết tâm thành khẩn: Lột người từ đây!”
“Tôi cùng xương cùng thịt với NHÂN DÂN tôi
Cùng đổ mồ hôi cùng sôi nước mắt…”
Và chính “tiền bối” của Nguyễn Khoa Điềm là Tố Hữu,
đệ nhất cao thủ nịnh bơ của chế độ VC cũng đã thú nhận là ông ta chỉ
tưởng tượng, bốc phét khi làm bài thơ ca tụng trận đánh Điện Biên Phủ.
*
Hình như những kẻ làm ác về cuối đời thường tìm cách chạy tội cho mình. Như truờng hợp ông “Tiến sĩ Bác Hồ” Cao Huy Thuần chạy tội cho “thầy” của mình là Hòa thượng Trí Quang.
Hoàng Phủ Ngạc Tường, Nguyễn Đắc Xuân tìm mọi cách chạy tội trong cuộc thảm sát Huế Tết Mậu Thân.
Và, bây giờ, tới phiên “tên đao phủ giấu mặt” Nguyễn Khoa Điềm đang tìm mọi cách để chạy tội?!
Phải chăng con chim sắp chết thường hót tiếng bi ai. Và người sắp chết thường nói lời chân thật!?
LÃO MÓC