THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

17 December 2011

Vì sao trực thăng từ chối cứu hộ tháp EVN?


17/12/2011 11:22:21
 - Dù  các cán bộ điều hành trực thăng cứu hộ cho biết, không thể cứu hộ bằng trực thăng trong vụ cháy tòa cao ốc EVN nhưng lãnh đạo Hà Nội và Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội vẫn cho rằng, cần trực thăng để chữa cháy.

Một cán bộ của Công ty dịch vụ trực thăng (Bộ Quốc Phòng) – một đơn vị có bề dày kinh nghiệm trong công tác cứu hộ, cứu nạn- khẳng định trên Infonet: Máy bay trực thăng không thể hoạt động trong điều kiện đám cháy tạo ra biển khói đen dày đặc như vậy. Bởi máy bay trực thăng đòi hỏi hoạt động trong điều kiện khí tượng có sự ổn định nhất định để đảm bảo an toàn cho phi công và phương tiện.

Vì vậy, tuy đã được yêu cầu, nhưng các cán bộ điều hành đã khẳng định trong điều kiện như vậy, không thể thực hiện được các chuyến bay cứu hộ.

Theo tiết lộ của một phi công trực thăng lão luyện, người đã thực hiện hàng trăm lần chuyến bay cứu hộ, cứu nạn đặc biệt là bay cứu hộ bão lụt của Quân chủng Phòng không- Không quân, có 2 lý do để không thể cứu hộ bằng trực thăng trong vụ cháy đêm qua.

Thứ nhất, đám khói quá đen, quá dày đặc, gây hạn chế rất lớn đến tầm quan sát của phi công và các thành viên tổ bay.
Lực lượng cứu hỏa đưa thang cứu hộ lên cứu người phía sau tòa nhàLực lượng cứu hỏa đưa thang cứu hộ lên cứu người phía sau tòa nhà
Lực lượng cứu hỏa đưa thang cứu hộ lên cứu người phía sau tòa nhà

Thứ hai, trong điều kiện có đám cháy lớn, luồng khí nóng tỏa ra, khiến cho mật độ không khí giảm (loãng không khí), dẫn đến áp suất thấp dẫn đến lực nâng của máy bay bị giảm và công suất động cơ trực thăng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều đó cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng của những người đi… cứu hộ chứ chưa nói đến việc cứu được người gặp nạn hay không.

Còn dùng máy bay để dập cháy từ trên không, cũng là không hiệu quả trong trường hợp này.

Việt Nam đã được trang bị máy bay cứu hộ Mi- 171, khí tài này có được trang bị một gầu múc nước dùng để dập cháy từ trên không với 3 khối nước một lần xả.

Nhưng tòa nhà lại cháy từ bên trong nên việc dội nước từ bên ngoài là việc làm vô nghĩa.

Đó là chưa kể việc, tòa nhà có bãi đỗ trực thăng hay không? những vật cản như nhà cao tầng, cột ăng-ten (từ chuyên môn gọi là tiêu cao) xung quanh tòa nhà đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bay…

Tuy nhiên, sáng 16/12, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã có cuộc họp khẩn cấp với lãnh đạo sở, ngành của thành phố về vụ cháy tòa tháp EVN. Theo ông Thảo, "Phải tính đến việc trang bị máy bay trực thăng để khi xảy cháy nhà cao tầng có thể cứu hộ dễ dàng hơn".

Ngoài ra, Đại tá Tô Xuân Thiều (Phó giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội) cũng nhận định với Bee.net.vn: "Vấn đề dùng trực thăng để chữa cháy, rõ ràng là chúng ta đang rất cần. Tuy nhiên còn phải tính toán chuyện kinh phí, đó là vấn đề không hề nhỏ. Mà một điểm cần lưu ý, là khi sắm trực thăng rồi, không phải tòa nhà nào trực thăng cũng có thể tiếp cận được".

"Tuy nhiên, để tiếp cận thì tòa nhà phải xây dựng, thiết kế có vị trí cho trực thăng đỗ. Vì có những trường hợp cứu người như hôm qua (cháy tháp EVN-PV), đưa thang cứu hộ đến nơi mà người ta vẫn sợ không dám bước lên, huống gì nếu mà trực thăng cứ bay trên cao thả thang xuống thì càng không dám trèo lên", Đại tá Tô Xuân Thiều nhấn mạnh.
 
Cũng liên quan tới việc chữa cháy tòa tháp EVN, ông Thiều tiết lộ, Hà Nội có xe cứu hỏa có thang cao 72m (có thể cứu hộ nhà cao 33 tầng). Tuy nhiên, do xe nặng tới 80 tấn, hạ tầng giao thông của Hà Nội không thể đáp ứng nên đành phải xếp kho.

Phạm Lý - Ngọc Tú