Một lô hàng gia súc bẩn bị lực lượng chức năng tại TP.HCM phát hiện, ngăn chặn - Ảnh: CTV cung cấp
|
Thịt thối vẫn có giấy kiểm dịch
Gần 1.000 vụ vi phạm
Theo Chi cục QLTT TP.HCM, trong quý 3/2011, phối hợp kiểm tra liên ngành phát hiện 979 vụ vi phạm về kiểm dịch, thú y, tăng 96 vụ so với cùng kỳ trước, phần nhiều là vận chuyển gia cầm, gia súc không kiểm dịch, 241 vụ vi phạm về ATVSTP.
|
Bà Đặng Thị Tuyết - Trưởng trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức, cho biết: "Trong tháng 6 tổ công tác của trạm phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện xe khách chất lượng cao BS 92K-87... lưu thông trên xa lộ Hà Nội vận chuyển gần 1 tấn mỡ heo đã bốc mùi hôi thối nên lập biên bản vi phạm, trong đó có 500 kg mỡ có giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật của cơ quan thú y tỉnh Quảng Nam nhưng qua kiểm tra nhận thấy cả lô hàng này quá hôi thối nên tiêu hủy tất cả. Chủ hàng là 2 anh em ở Thới Tam Thôn, H.Hóc Môn khai nhận lô hàng trên sẽ được vận chuyển về cơ sở trên địa bàn huyện để chế biến thành mỡ nước và tóp mỡ rồi bán cho Công ty Đ.H.P (Hóc Môn) tiêu thụ".
Trên thực tế, tất cả các loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng này đều dùng làm thức ăn cho con người
| ||
Ông Lê Trường Hải - Chánh thanh tra Chi cục Thú y TP.HCM
| ||
Hiện nay dịch heo tai xanh xảy ra ở một số tỉnh, và lũ xảy ra ở các tỉnh ĐBSCL nên nguy cơ thực phẩm bẩn đưa về TP bằng nhiều cách. Ông Phan Xuân Thảo - Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, cho biết vừa qua lực lượng thú y đã phát hiện heo dịch bệnh được đưa về lò giết mổ tại TP.
Nhiều quản lý, ít trách nhiệm
Đưa mầm bệnh vào môi trường
Theo BS Nguyễn Xuân Mai, do vi sinh vật chui vào trong sản phẩm động vật gây phân hủy nên hôi thối, tạo ra các chất độc có hại cho người. Nếu ăn phải những loại thực phẩm này là ăn những chất đã bị phân hủy, dễ gây ngộ độc. Đó là chưa kể, trong quá trình rửa, xử lý đã giải phóng ra môi trường những chủng vi sinh vật, rất nguy hại đến môi trường, đưa mầm bệnh vào môi trường, gây ra dịch bệnh.
|
Theo ông Văn Đức Mười - Tổng giám đốc Công ty Vissan, để xảy ra việc sản phẩm động vật bẩn được vận chuyển trót lọt từ Bắc vào Nam thì ngành thú y phải chịu trách nhiệm. Còn nếu để đến quán ăn, chợ, cơ sở chế biến thì các cơ quan quản lý nhà nước, như thú y, QLTT, y tế dự phòng… cùng chịu trách nhiệm.
Một cán bộ ngành ATVSTP cho biết về nguyên tắc, đơn vị nào cấp giấy kiểm dịch, chứng nhận ATVSTP thì lô hàng đó phải đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh. Nếu thịt bốc mùi hôi thối là đã vi phạm. Phải truy nguyên nguồn gốc, xem giấy chứng nhận đó ai cấp. Nếu cấp sai, cấp bậy thì người đó chịu trách nhiệm. Về việc này, ông Phan Xuân Thảo cũng đồng tình, rằng đơn vị nào cấp giấy chứng nhận kiểm dịch không đúng thì bản thân đơn vị đó chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề này có rất nhiều tình tiết, đó là đối tượng vận chuyển, chủ hàng thay đổi hàng hóa bên trong so với nội dung giấy chứng nhận kiểm dịch, nên rất khó kết luận.
BS Nguyễn Xuân Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng - Bộ Y tế, nói rằng chúng ta có hệ thống kiểm soát về an toàn thực phẩm nhưng phân ra rất nhiều ngành nghề, Bộ Nông nghiệp quản một ít, Bộ Công thương quản một ít, Bộ Y tế quản một ít nên khả năng phối hợp kém, hiệu quả thấp. Với quy định như vậy, rất khó quy trách nhiệm cho ai hay kết tội cho các đơn vị chức năng nào.
Ông Lê Trường Hải - Chánh thanh tra Chi cục Thú y TP.HCM, nói rằng do đối tượng vận chuyển hàng bằng xe khách từ các tỉnh đưa vào TP.HCM nên không có lực lượng cảnh sát giao thông phối hợp thì không thể dừng xe để kiểm tra. "Khi làm việc với lực lượng chức năng, phần lớn khai là đưa đến điểm đổ lưu động, người này bán qua người kia, không rõ tên người nhận… để giấu đầu mối thông tin chủ hàng thật sự. Trên thực tế, tất cả các loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng này đều dùng để làm thức ăn cho con người", ông Hải phân trần.
Hoàng Việt