THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

30 July 2011

Chùm ảnh: Dân hối hả sơ tán tránh bão số 3


30/07/2011 12:55:10
- Sáng 30/7, tại các huyện ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... cơ quan chức năng đang tiến hành sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, sẵn sàng chống bão Nock-ten.

Tại Nghệ An: Đến 11h sáng nay (30/7) tại các địa phương ở tỉnh Nghệ An đã có mưa. Các huyện đang sẵn sàng để di dân, để "đón" cơn bão số 3.

Ông Lê Văn Khang, Chủ tịch UBND huyện Nghi Lộc cho biết, phương án di dân khi bão đổ bộ đã được lên chi tiết. Đặc biệt dự báo khi thuỷ triều dâng cao dưới 3m thì huyện này di dời 305 hộ tương ứng với hơn 1000 khẩu. Còn nếu dâng lên từ 3 đế 5 mét thì phương án đưa ra là phải di dời 380 hộ, tương ứng với gần 1600 khẩu.

Hầu hết những địa điểm bị ảnh hưởng nặng rơi vào các xã như Nghi Quang, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Phúc Thọ. Đây là các xã vùng biển giáp rang với thị xã Cửa Lò.

Đặc biệt tại huyện Nghi Lộc, lực lượng chức nănng đang gấp rút để đối phó với sự cố các hồ đập. Theo chủ tịch huyện này, đập Khe Là (xã Nghi Kiều) đã bị rò nứt ở thân đập. Sự cố này đã xảy ra trước khi bão về nhưng mới được phát hiện. Ngoài ra ở đập Khe Thị (xã Nghi Công) ở phần thân đập cũng xuất hiện những ổ mối.

Hiện tại ngành chức năng cũng chỉ khắc phục tạm và có phương án di dời dân khi vỡ đập.

Thị xã Cửa Lò cũng được xem là "điểm đen" khi bão về. Hiện tại, các phương án ứng phó bão đã sẵn sàng. Khó khăn nhất hiện nay là việc bảo vệ khách du lịch đang trú ngụ.
 
Ông Phan Văn Lưu - Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò cho biết: Du khách vẫn đang rất chủ quan. Đến 10h sáng 30/7, nhiều du khách vẫn ra biển tắm và chơi thể thao. 
 
Rạng sáng 30/7, tại hai khu chung cư C8, C9 Quang Trung (thành phố Vinh), người dân bắt đầu lục tục dậy để dọn đồ đạc, chuẩn bị sơ tán. Hệ thống loa truyền thanh liên tục nhắc nhở người dân các phương án di chuyển. Đây là khu chung cư cũ nát, có thể đổ khi gặp bão chính vì vậy 110 hộ dân với khoảng 500 nhân khẩu sống ở khu vực này đều sẵn sàng di chuyển.
 
d
Các nhà chung cư đã xuống cấp ở Quang Trung - TP Vinh. Ảnh: Congannghean
Từ sáng sớm 30/7, người dân ở chung cư C8, C9 Quang Trung đã bắt đầu sơ tán
Từ sáng sớm 30/7, người dân ở chung cư C8, C9 Quang Trung đã bắt đầu sơ tán. Ảnh: Congannghean
Người dân sơ tán khỏi chung cư Quang Trung. Ảnh: VNE
Ảnh: VNE

d
Ngư dân Nghệ An trước lúc neo tàu đã tháo một số bộ phận quan trọng đưa về nhà trước khi bão đổ bộ. Ảnh: Dân trí
d
Ngư dân Quỳnh Lưu cho tàu cập bến. Ảnh: Dân trí

Ngư dân Quỳnh Lưu cho tàu cập bến.
Ngư dân Diễn Châu neo tàu. Ảnh: Dân trí

 


Ông Nguyễn Trọng Tuấn, Khối phó khối 9 phường Quang Trung cho biết, sáng nay, lực lượng công an, dân quân tự vệ đã được huy động để giúp người dân di chuyển. Những người không chịu di chuyển sẽ phải tiến hành cưỡng chế. Theo kế hoạch, toàn bộ những hộ dân ở hai khu chung cư này sẽ được chuyển đến Trường mầm non Hoa Hồng và một khu chung cư mới xây. Những hộ dân cũng được khuyến cáo chuẩn bị đầy đủ nhu yếu phẩm, lương thực, thuốc men trong 2 ngày tới.
 
Tại huyện Quỳnh Lưu, người dân của 3 xã ven biển gồm Quỳnh Long, Quỳnh Lập, Quỳnh Phương đang tiến hành di tán khỏi nơi nguy hiểm. Tại huyện Nghi Lộc, người dân vùng cửa biển Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Quang cũng đang di dời khẩn cấp để tránh bão Nock-ten.
 
Ban phòng chống lụt bão tỉnh Nghệ An cho biết, từ chiều 29/7, lệnh cấm biển trên toàn tỉnh đã được thực hiện nghiêm ngặt, không có tàu thuyền mới ra khơi. Đến 9h30h sáng nay, chỉ còn có 15 tàu thuyền với gần 80 lao động đang chạy tìm nơi tránh bão. 

Thanh Hóa: Các huyện, thị xã, thành phố và các ngành liên quan đã triển khai các biện pháp cấp bách phòng, tránh bão số 3. 

Các huyện ven biển đã thông báo cho 31.077 hộ (142.052 nhân khẩu) trong phạm vi 500m tính từ mép nước chuẩn bị sẵn sàng phương án sơ tán khi có lệnh. Các huyện miền núi căn cứ vào tình hình mưa, lũ để chủ động sơ tán dân vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn,vv...

Tính đến nay tổng số 8.568 tàu thuyền (28.500 lao động) của Thanh Hoá khai thác hải sản trên biển đã nhận được thông tin phòng, tránh bão số 3, trong đó có 7.871 tàu thuyền (24.244 lao động) đã vào nơi trú ẩn an toàn trong tỉnh hoặc hoạt động ven bờ , 615 tàu  (3.790 lao động) đã trú ẩn  hoặc đang hoạt động ở tỉnh bạn.

Tại Hà Tĩnh, phương án di dân đối với các xã ven biển của huyện ven biển cũng đã được đưa ra, các địa phương đang sẵn sàng di dân khi được lệnh.

Tại Hải Phòng: Đã chủ động mọi phương án phòng, chống bão, bảo đảm an toàn cho người dân. Huyện An Dương xây dựng phương án sơ tán 1509 hộ dân, 4.535 người, 880 nhà ở thôn Trại Kênh, Chùa Minh, Duyên Hải (xã Đại Bản) và khu nhà ở, chung cư yếu trên địa bàn huyện. 

Quận Đồ Sơn sẵn sàng phương án di dân cho hơn 9300 người, huyện Kiến Thụy chuẩn bị sơ tán cho hơn 9600 người, quận Dương Kinh cũng chuẩn bị phương án di dân cho 2 phường Tân Thành, Hải Thành. Phó chủ tịch Lê Khắc Nam yêu cầu các địa phương tiếp tục kêu gọi tàu thuyền về nơi neo đậu an toàn.

Bên cạnh đó, huyện Bạch Long Vĩ, vận động 50 phương tiện với 358 người về đất liền tránh bão, đưa 95 phương tiện nhỏ dưới âu cảng lên, hiện không còn ngư dân ở dưới các phương tiện trong âu cảng; sơ tán 11 hộ/29 người dân khu 32 gian làng cá và các hộ kinh doanh ở khu vực đường dạo gần mép nước về nơi trú bão an toàn. Hiện không còn phát hiện tàu cá của Việt Nam hoạt động trên vùng biển quanh đảo Bạch Long Vĩ.
d
Chủ tịch UBND thành phố Dương Anh Điền kiểm tra công tác phòng, chống cơn bão số 3 tại huyện đảo Cát Hải.Ảnh: báo Hải Phòng
Chủ tịch UBND thành phố Dương Anh Điền kiểm tra công tác phòng, chống cơn bão số 3 tại huyện đảo Cát Hải
Thuyền viên neo đậu tàu tại khu vực Cảng Hải Phòng chằng buộc hàng hóa phòng, chống cơn bão số 3. Ảnh: báo Hải Phòng
1
Thuyền viên neo đậu tàu tại khu vực Cảng Hải Phòng chằng buộc hàng hóa phòng, chống cơn bão số 3. Ảnh: báo Hải Phòng

Ninh Bình: Đã liên lạc, kêu gọi 122 phương tiện với 244 ngư dân và trên 2.000 lao động đang nuôi trồng thủy sản ngoài đê Bình Minh 2 vào nơi trú tránh an toàn. 

Sở NN & PTNT tỉnh đã tiến hành kiểm tra các trọng điểm xung yếu trên các hệ thống đê sông đê biển; rà soát các công trình đang thi công và chỉ đạo các đơn vị thi công tập kết vật tư, phương tiện, chuẩn bị nhân lực để sẵn sàng hộ đê khi có tình huống xảy ra và có biện pháp đảm bảo an toàn cho người, phương tiên và tài sản của đơn vị thi công khi có bão đổ bộ vào. 

Các ngành, địa phương chuẩn bị lực lượng, vật tư thiết bị tại chỗ để sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra. Chuẩn bị sẵn sàng phương án sơ tán dân ra khỏi những nơi nguy hiểm khi có bão đi qua kết hợp với triều cường, nước biển dâng, thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn lồng cá, khu nuôi trồng thủy sản, nhất là vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn. 
 
Huyện Kim Sơn đã chỉ đạo các ngành, địa phương khẩn trương triển khai phương án đối phó với bão số 3. Triển khai lực lượng xung kích tuần tra, vận động, di dời khoảng 1.200 hộ với 2.344 lao động đang trông coi ngao, khai thác hải sản tự nhiên và nuôi trồng thủy sản ngoài đê Bình Minh 2 đến đê Bình Minh 3 và khu vực Cồn Nổi về nơi trú ẩn an toàn.
 
Do ảnh hưởng của bão số 3 trạm đảo Cô Tô có gió mạnh 15m/s (cấp 7), giật 27m/s (cấp 10); ở trạm đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh 20m/s (cấp 8), giật 24m/s (cấp 9).

Hồi 10h ngày 30/7, vị trí tâm bão cách bờ biển Thái Bình - Hà Tĩnh khoảng 190km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 89 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25km và ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh. Đến 22h ngày 30/7, vị trí tâm bão trên khu vực các tỉnh bắc Trung Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.

Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 10h ngày 31/7, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39km một giờ).
 
Do ảnh hưởng của bão, ở vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động rất mạnh. Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Các tỉnh Nam đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, có nơi cấp 7, giật cấp 8. Ở phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy. Vùng ven biển các tỉnh từ Hải Phòng đến Nghệ An cần đề phòng nước biển dâng kết hợp với triều cường cao từ 3 - 5m.

Ngoài ra, do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa tây nam hoạt động mạnh, ở khu vực giữa và Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.
 
Trọng Đức - Bắc Lưu - Đắc Thành