THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

12 July 2011

China Labor Watch : ngành công nghệ điện tử Trung Quốc "vô nhân đạo"

Ngày 28/05/2010, công nhân tại Đài Loan tưởng niệm các đồng nghiệp ở
chi nhánh Foxconn tại Trung Quốc tự tử, vì không chịu nổi các điều
kiện lao động nghiệt ngã.
REUTERS/Nicky Loh
Thanh Hà

Trong một bản báo cáo công bố ngày 12/07/2011, tổ chức bảo vệ lao động
China Labor Watch, trụ sở tại Hồng Kông cho biết : tại Trung Quốc 90%
các nhà máy sản xuất hàng điện tử, công nhân không đủ sống với đồng
lương. Trung bình mỗi tháng một công nhân phải làm thêm từ 36 giờ đến
160 giờ.

Vẫn theo điều tra của tổ chức này, không một đơn vị sản xuất nào tôn
trọng luật lao động của Trung Quốc. Luật này quy định hàng tháng một
công nhân chỉ có thể làm thêm tối đa 36 giờ phụ trội.

Về thời lượng làm việc hàng ngày, theo China Labor Watch, công nhân
trong ngành công nghệ điện tử Trung Quốc phải làm việc từ 10 đến 14
giờ, và số giờ lao động nói trên có thể co giãn theo mùa.

Báo cáo của tổ chức bảo vệ người lao động China Labor Watch căn cứ
trên trên cuộc điều tra được thực hiện từ tháng 10/2010 đến tháng
6/2011. Trong thời gian qua, tổ chức này đã phỏng vấn trên 400 công
nhân trong ngành và một số nhân viên của China Labor Watch đã đi xin
việc như các công nhân khác, để tìm hiểu tình hình một cách trung thực
và chính xác nhất.

10 trong số các nhà máy trong danh sách điều tra của China Labor Watch
làm thuê gia công cho các tập đoàn điện tử lớn của thế giới như Dell,
IBM, Ericsson, Philips, Microsoft, Appel, HP và Nokia.

China Labor Watch cũng đã tìm đến một nhà máy sản xuất gia công cho
tập đoàn điện tử Foxconn của Đài Loan, nơi đã có nhiều nhân viên tự
sát hồi mùa xuân năm ngoái. Theo nhân định của China Labor Watch, điều
kiện lao động tại đây không tồi tệ hơn so với các nhà máy sản xuất
khác. China Labor Watch kết luận : « Tất cả các tập đoàn lớn trên thế
giới cũng như của Trung Quốc đều chạy theo lợi nhuận. Ai cũng chủ
trương sản xuất với cái giá thành thấp nhất và để đạt được mục tiêu
đó, tất cả đều sẵn sàng hy sinh điều kiện lao động và sức khỏe của
công nhân ».