THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

08 July 2011

CHIỀU NAY, AN NINH ĐÃ LÀM VIỆC VỚI NGƯỜI ĐỌC TUYÊN CÁO Ở NHÀ HÁT LỚN

 
Tôi - Nguyễn Xuân Diện, vừa gọi điện cho Em Phương - người thanh niên đọc TUYÊN CÁO TẠI NHÀ HÁT LỚN sáng 3.7.2011 vừa qua thì được biết em đang phải làm việc với công an quận Hà Đông. Đến 16h15 em Phương đã ra khỏi trụ sở công an. Phía công an yêu cầu em Phương, đúng 07h30 sáng Chủ nhật (ngày 10 tháng 07 năm 2011) có mặt tại Công an quận Hà Đông.
_________________________________________________


Thưa anh Ba và các bạn,

Có một sinh viên thương mại vừa ra trường, mới đi làm, rất đẹp trai và khôi ngô – người đi biểu tình 3 lần, bạn này hay cầm cái lá cờ có đầu lâu xương chéo đi đầu hàng. Hôm lần 4 thì bạn bị mấy anh ém áo thường phục xông vào giựt biểu ngữ và định bắt ở chỗ gần quán ca fe Cột Cờ. Mọi người xúm lại truy vấn, hỏi mấy anh kia là ai thì mới khỏi bị bắt.

Tuy nhiên, hôm 1.7 vừa rồi, các công an phường Điện biên đã yêu cầu bạn này ra phường và hỏi han xem có theo tổ chức nào hay không (họ làm việc nghiệp vụ kém quá), bắt viết cam kết là không đi biểu tình nữa !!!

Bạn này tên là Cường. điện thoại 0982XXXXXX.

Việc này cần được các cán bộ phường Điện biên trả lời công luận: Họ làm việc đó đúng hay sai, ai cho phép họ cấm trí thức đi biểu tình? ai chỉ đạo họ?

Trân trọng đề nghị các bạn và các đồng chí an ninh tham khảo CẨM NANG BIỂU TÌNH (phần bổ sung):

V. VỀ PHẦN NGƯỜI THAM GIA BIỂU TÌNH BỊ BẮT GIỮ

A. Những điều nên làm

1. Khi tham gia BT nên luôn luôn đi sát một hay một vài người đã quen hay mới quen nhưng đáng tin để, nếu ta hay người đó bị bắt thì mọi người sẽ được thông báo ngay lập tức mà có đối sách thích hợp.

2. Khi bị bắt, nên kịp thời thông báo bằng mọi cách: la to, vẫy tay, ra hiệu và phản ứng hợp lý, để cho mọi người trong đoàn BT chú ý và biết có sự cố xảy ra.

3. Khi bị giữ lại nơi trụ sở, xuất trình đầy đủ giấy tờ tùy thân (nếu có mang theo), khai chính xác về nhân thân, địa chỉ cư trú.

4. Đề nghị người được phân công làm việc với mình cho biết lý do bắt giữ.

5. Khi được hỏi lý do, động cơ BT thì trả lời: lòng yêu nước và căm thù ngoại xâm. Về cơ sở pháp lý thì dẫn điều 69 của hiến pháp.

6. Khi được hỏi về thông tin BT thì trả lời: từ mạng internet hoặc từ các tụ điểm đông người...

7. Khi được hỏi về số lần tham gia thì trả lời đúng như sự thật.

8. Trong khi chờ đợi sự ứng cứu của đoàn BT, hãy giữ bình tình, tự tin về hành vi chính đáng của mình. Thiệt vàng không sợ chi lửa.

9. Đề nghị được liên lạc với gia đình, người thân hay bạn bè đang tham gia BT và thông báo cho họ tình cảnh của bạn.

10. Dùng lời lẽ ôn hòa, có thái độ lịch sự với người làm việc với mình bởi lẽ khác với những người cấp dưới, đa số những người được cử ra làm việc đều là người có học thức nhất định, có nghiệp vụ tốt và có tư cách tốt. Luôn lưu ý rằng họ đang làm phận sự của một công bộc. Họ phải làm theo chức năng nhiệm vụ được giao và rất nhiều khi trái với ý chí của họ.

B. Những điều không nên làm

1. Không nên phản ứng thái quá khi bị bắt bắt như cắn, đánh trả quyết liệt, gây thương tích, vì làm như thế bạn rất dễ bị kết tội chống người thi hành công vụ.

2. Không man khai về nhân thân, địa chỉ nhưng cũng không cần khai quá nhiều chi tiết có thể gây bất lợi cho bạn như tên trường học, cơ quan làm việc…

3. Không đập phá làm hỏng hay quẳng đi những vật dụng ở nơi tạm giữ, đặc biệt là lúc chỉ có một mình.

4. Không nghe theo lời đề nghị được tha sớm hay đe dọa vô căn cứ mà khai những thông tin không đúng sự thật được mớm hay tự bịa ra, ví dụ như: đi BT theo lời xúi giục của ai, nhận tiền từ ai để đi BT. Những thông tin bịa đặt này sau đó có thể được sử dụng để chống lại bạn với những tội danh khó chối cãi.

5. Không ký tên nhận tội, vì BT là quyền hợp pháp và hợp hiến. Không ký tên vào những giấy tờ như: cam đoan không tiếp tục BT, vì những văn bản kiểu này cũng không hợp pháp và không có tính ràng buộc pháp lý.

6. Không khóc lóc, năn nỉ, xin xỏ để được thả ra sớm. Không được nhận rằng hành vi BT của mình là có tội đối với đất nước.

7. Không tìm cách đào thoát như trèo qua cửa sổ… vì làm như vậy, vừa nguy hiểm lại vừa phạm pháp.

8. Không ngắt lời người làm việc với mình. Không nói quá to, chủi thề, văng tục… Chờ cho họ nói xong mới từ tốn trả lời từng điểm một. Không nhìn đi nơi khác khi trả lời. Nên nhìn thẳng vào mặt họ. Nó chứng tỏ bạn là người trung thực.

9. Những gì được hỏi mà bạn không rõ, không biết, thì trả lời không biết. Chớ suy diễn hay bịa thông tin để trả lời vì nó có thể gây hại cho bạn sau này.

10. Không cung cấp những thông tin mà có thể gây bất lợi cho người khác đặc biệt những người cùng tham gia BT với bạn.

Source:  http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/07/thong-tin-ve-nhung-thanh-nien-uoc-cong.html