THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

31 May 2011

Công an ngăn cản người dân dự phiên tòa ở Bến Tre

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-05-30
Sáng ngày thứ Hai 30 tháng 5 năm 2010, Tòa án Nhân dân Tỉnh Bến Tre đưa Mục sư Dương Kim Khải và sáu người nữa ra Tòa xét xử về tội "âm mưu lật đổ chính quyền và có liên hệ với Đảng Việt Tân".

Photo courtesy of Viettan
Một buổi cầu nguyện của sinh viên Tin Lành ở Sài Gòn vào tối ngày 25/05/2011 cho Mục sư Dương Kim Khải và 6 bà con Dân Oan.
 
Mặc Lâm tìm hiểu dư luận chung quanh phiên tòa qua những người có liên quan trực tiếp đến 7 người bị đưa ra xét xử, mời quý vị theo dõi diễn biến câu chuyện sau đây:

Công an đến nhà ngăn cản

Bảy người bị cáo buộc trong phiên tòa sắp tới gồm mục sư Dương Kim Khải phụ trách một hội thánh Tin Lành Memnonite tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, bà Trần Thị Thúy ở Đồng Tháp, cùng với các ông Nguyễn Thành Tâm, Phạm Văn Thông, Nguyễn Chí Thành, Cao Văn Tình và bà Phạm Thị Hoa. Cả bảy người bị bắt vào giữa năm ngoái và bị giam tại Bến Tre từ đó cho đến nay.
Trung tá tỉnh, rồi công an huyện, đại tá huyện rồi các đoàn thể. Bí thư xã qua nay lại nhà tôi kiếm khoảng năm bữa nay rồi nhưng hôm qua nay làm dữ lắm.
Ô. Phạm Ngọc Thinh
Mục sư Dương Kim Khải, Trần Thị Thúy và ông Nguyễn Thành Tâm bị cáo buộc là thành viên của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, gọi tắt là Việt Tân.
Vào ngày 29 tháng 5, trước phiên tòa một ngày bà Nguyễn Thị Nị, một tín đồ Tin Lành Mennonite cho chúng tôi biết những gì đang xảy ra tại địa phương mà bà đang sinh sống là Xã Mỹ Nhơn huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, bà nói:
"Mấy anh công an cũng đến đây khuyên nhủ bà con dân oan không nên đi đến đó. Thì em cũng nói là em đi đến đó để hỗ trợ một là cho bên giáo dân mục sư Dương Kim Khải để đến đó cầu nguyện vì em là giáo dân của hội thánh Mennonite, thì anh mục sư Khải và anh Nguyễn Thành Tâm, anh Thông và bà Thúy cũng cùng tôn giáo. Các anh công an cũng không làm gì chỉ nói là nếu cầu nguyện thì cầu nguyện ở đâu cũng được, ở đâu cũng có Chúa chứ đến đó cũng không vô được."
Bà Huỳnh Thị Hường một láng giềng của hai ông Phạm Văn Thông, Nguyễn Chí Thành cũng cùng tình trạng bị công an đến tận nhà khuyên không nên tới nơi xử án, bà kể:
"Ở đây công an nó tới nhà nó giữ, nó nói đừng có đi trên đó, đi trên đó vô không có được. Họ không cho mình vô họ rào xa lắm tới một cây số, họ kêu mình đừng đi, họ không cho mình đi. Tôi nói giá nào cũng đi hết trơn mấy ông không có quyền cấm tôi. Tôi hỏi dân biết dân bàn dân kiểm tra sao ra tòa mà mấy ông không cho tôi đi? Mấy ổng nín thinh luôn. Họ hô đi thì cũng không lợi gì cho chị, để họ quay phim trên truyền hình cho mình coi!"
Riêng ông Phạm Ngọc Thinh, người có liên hệ huyết thống với ông Phạm Văn Thông bị áp lực của công an nên phải trốn ngoài đồng không dám về nhà, ông Thinh kể:
"Em thì sát vách anh Tám Thông là bà con chú bác họ với ảnh. Em tính ở ngoài này đặng chờ êm rồi đi coi xử ra sao. Dự định đi mà công an tới nhà mấy ngày nay nên không dám về. Ở ngoài chòi luôn. Giữa ruộng mênh mông nó canh mấy ngày nay. Trung tá tỉnh, rồi công an huyện, đại tá huyện rồi các đoàn thể. Bí thư xã qua nay lại nhà tôi kiếm khoảng năm bữa nay rồi nhưng hôm qua nay làm dữ lắm."
arton11136-9e81a-250.jpg
Bảy nhà dân chủ bị đưa ra xét xử ngày 30/5 tại tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre. Photo courtesy of Viettan.
Ông Thinh cũng cho biết một số bà con cũng muốn tới xem xét xử nhưng chưa biết họ có đi được hay không:
"Bây giờ xử trên không cho vô nên đi không được. Còn một số bà con dân oan khiếu kiện cũng có liên hệ cho em biết là người ta cũng chuẩn bị đi nhưng có một số người cũng đang bị giữ như em."
Bà Nguyễn Thị Nị cũng nói là khi tới nhà bà yêu cầu đừng tham dự phiên tòa, chính quyền hứa là sau bầu cử sẽ giải quyết các vụ khiếu kiện đất đai của gia đình bà bao nhiêu năm nay, bà nói:
"Họ nói để từ từ qua bầu cử rồi có họp giải quyết cho vụ khiếu kiện của gia đình em. Là một người dân ở đây em cũng tôn trọng luật pháp vì mình là người dân. Em cũng nói nếu không giải quyết thì chừng đó em sẽ nhờ Liên hiệp quốc can thiệp chứ gia đình em quá khổ, mất mả ông già rồi bị đập nhà… em khổ dữ lắm nhưng vẫn trông vào luật pháp và chính quyền."

Vi phạm hiến pháp?

Trước câu hỏi liệu việc công an tới từng gia đình vận động người dân không nên tham dự phiên tòa có phải là vi phạm hiến pháp hay không, chúng tôi được luật sư Huỳnh Văn Đông là người tham gia bào chữa cho các bị cáo trả lời:
"Hiến pháp trong luật tố tụng hình sự thì nó lại không cấm vì không vi phạm, nhưng nó lại vi phạm vào việc khác đó là quyền tự do đi lại của người dân."
Luật sư Huỳnh Văn Đông cũng tỏ ra bất bình khi tòa án không tạo điều kiện như trong văn bản luật có ghi để việc tham khảo hồ sơ của ông được thuận tiện cho việc bảo vệ thân chủ, Luật sư Đông kể:
Hiến pháp trong luật tố tụng hình sự thì nó lại không cấm vì không vi phạm, nhưng nó lại vi phạm vào việc khác đó là quyền tự do đi lại của người dân.
LS Huỳnh Văn Đông 
"Tòa án mà không tuân thủ quy định của pháp luật nào cả. Ngay cả vấn đề hồ sơ mà nó cũng vi phạm nghiêm trọng rồi. Pháp luật đâu có cấm mà còn khuyến khích mình được photo sao dịch tài liệu mà tòa án lại đưa ra những quy định hết sức là vô lý, thậm chí chỉ cái cáo trạng thôi mà phải đợi cho đến gần sát giờ xử thì mới cho photo."
Về cáo trạng ba người bị kết tội tham gia đảng Việt tân, Luật sư Đông cho biết lập luận của mình:
"Thứ nhất là họ chưa có hoạt động nào, và hoạt động của họ không gây phương hại đến xã hội, có nghĩa là trật tự xã hội mà khách thể luật pháp bảo vệ. Họ chỉ tàng trữ và phát tán những tài liệu có ba chữ thôi đó là TS/HS và VN. Cái nặng nhất mà họ bị truy tố là tham gia tổ chức của đảng Việt Tân nhưng mà tổ chức đảng Việt Tân thì chưa bao giờ có một văn bản nào của nhà nước Việt Nam nói rằng là tổ chức Việt Tân là một tổ chức phản động, nằm trong danh sách phản động và khủng bố để cấm công dân Việt nam tham gia.
Công dân có quyền làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm và hơn nữa đây là cái quyền được cho phép về quyền dân sự do công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết."
Trước vụ án đặc biệt này nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế đang phản ứng mạnh mẽ với chính phủ Việt Nam cho rằng Hà Nội đã đàn áp những nhà dân chủ này chỉ vì họ bênh vực cho dân oan khiếu kiện bị cưỡng chiếm đất đai.
Mới đây nhất, tại Hoa Kỳ, và Canada một nhóm các nhà dân cử Mỹ tranh đấu cho vấn đề nhân quyền Việt Nam đã gởi thư lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu trả tự do cho 7 người này.
Dư luận tỏ ý lo ngại khi trước ngày xử có nhiều biểu hiện thiếu dân chủ mà chính quyền địa phương liên tục đối phó với dân chúng và những người có liên quan đến các bị cáo. Pháp luật nếu công minh sẽ không bao giờ cần những vận động khó hiểu như vậy.

Theo dòng thời sự: