THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

20 May 2011

"Đảng cử dân bầu": dân chủ đảo ngược?

2011-05-19
VN sắp có Quốc Hội mới vào Chủ Nhật này, nhưng tình trạng "Đảng cử dân bầu" vẫn là mối âu lo của người dân Việt, dù lý thuyết của các văn kiện và tuyên bố của giới lãnh đạo có "màu hồng" như thế nào đi chăng nữa.

RFA photo
Bích chương cổ động bầu Quốc hội 2011


Một dịp trọng đại của Đảng.

Điều 83 trong Hiến Pháp của Nhà nước CHXHCNVN quy định rằng Quốc Hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thể hiện ý chí và nguyện vọng của người dân. Và nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước "cao nhất" này thông qua Quốc Hội – và cả Hội đồng Nhân dân – theo như quy định trong Điều 6 Hiến Pháp VN. Do đó, một trong những khẩu hiệu mà giới lãnh đạo VN đề ra là "đi bầu là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân".
Bầu Quốc hội năm 2007
Bầu Quốc hội năm 2007


tình trạng này được lặp đi lặp lại đến lần thứ 13, thì đây có thể nói là một sự đảo ngược về dân chủ
nhà báo Bùi Tín
Nhưng một người khá am tường về "thâm cung bí sử" của Hà Nội là cựu Đại tá Quân đội Nhân dân VN, nhà báo Bùi Tín cư ngụ ở Paris, Pháp Quốc, lại mô tả một bức tranh tương phản về diễn biến 22 tháng Năm này – tức ngày bầu cử Quốc Hội và Hội đồng Nhân dân các cấp ở VN – diễn biến mà có lần nhạc sĩ Tô Hải mô tả là dịp trọng đại của Đảng để "nhà nhà đều giết gà ăn mừng". Nhà báo Bùi Tín nhận xét:
"Đã trải qua 12 cuộc bầu cử Quốc Hội gọi là "Đảng chọn dân bầu" và đến bây giờ tình trạng này được lặp đi lặp lại đến lần thứ 13, thì đây có thể nói là một sự đảo ngược về dân chủ. Nhân dân bây giờ người ta biết rằng đây là trò bầu cử do Đảng bày ra, không có tí gì gọi là dân chủ cả. Đây là 1 cuộc bầu cử áp đặt. Cho nên kỳ bầu cử Quốc Hội năm nay, người dân không quan tâm gì hết. Nhưng họ buộc phải đi bầu để khỏi bị công an quấy rầy. Chứ thực ra đây đâu phải là "quyền công dân". Do đó làm gì có không khí tranh cử, lựa chọn ứng cử viên xứng đáng như ở các nước khác."

Còn đâu quyền lợi cử tri?

Về vấn đề Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất đại diện cho nguyện vọng của người dân, thì bà Dương Thu Hương, nguyên Phó Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước VN, lên tiếng cách nay không lâu tại buổi Hội thảo góp ý về văn kiện Đại Hội Đảng:
...phải thực hiện vai trò đảng viên của mình. Và có thể lúc ấy là phải hy sinh cái quyền lợi của cử tri

nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
"Tôi rất xấu hổ khi nói rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền gì đâu mà bảo là cơ quan quyền lực cao nhất. Thế rồi Đại biểu Quốc hội là đảng viên thì lại không dám phát biểu cái gì theo chính kiến của mình mà lại phải giơ tay đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Cho nên nếu là một Đại biểu quốc hội, vừa là đảng viên vừa là Đại biểu quốc hội thì trong con người đó hoàn toàn mâu thuẫn, tức là không đảm bảo được quyền lợi của cử tri mà phải thực hiện vai trò đảng viên của mình. Và có thể lúc ấy là phải hy sinh cái quyền lợi của cử tri."
Qua bài "Bầu cử Quốc Hội, người dân cần làm gì" được Blog Dân chủ-Nhân quyền cho VN phổ biến, tác giả Nguyễn Thanh Văn mô tả rằng Đảng đã đạo diễn 1 "trò hề bằng danh sách ứng cử viên" do Đảng cử để dân bầu. Tác giả đi vào chi tiết rằng:
"Từ trò hề danh sách "ứng cử viên" như vậy, đến ngày bầu cử công an và dân phòng lùa dân đi bầu (kể cả đi bầu dùm), hoặc đưa thùng phiếu đến tận nhà, để đạt chỉ tiêu "100% người đi bầu". Dù lá phiếu có bầu cho ai đi nữa thì đương nhiên khâu kiểm phiếu vẫn là khâu độc quyền của đảng để trước sau gì cũng có những "đại biểu quốc hội trúng cử" với số phiếu ngất ngưởng từ 90 đến 100 phần trăm, làm thành một quốc hội bù nhìn rất đúng nghĩa của đảng."

Điều hy hữu: Quốc hội của Đảng.

Trong mấy ngày qua, trên mạng nhật ký phổ biến bài "Tại sao lần này đảng ta phải đưa toàn thể Bộ Chính Trị vào Quốc Hội?", qua đó tác giả Đặng Kim Tân bày tỏ ngạc nhiên rằng "Điều lạ lùng này nghe nói chưa từng gặp trong suốt cả 12 lần bầu cử trước đây và cũng là trong cả 66 năm đảng CS cầm quyền ở Việt Nam. Lạ hơn nữa, trên thế giới cũng chưa có nước CS nào từng một lần làm như vậy. Tóm lại đây là điều hi hữu duy nhất mà thế hệ chúng ta may mắn chứng kiến để kể lại cho con em mình".
Bích chương cổ động bầu Quốc hội 2011
Bích chương cổ động bầu Quốc hội 2011

Về vấn đề này, nhà báo Bùi Tín nhận xét:  "Không những tất cả Bộ Chính Trị đều trong Đại biểu Quốc Hội mà có tới 26 Bộ trưởng, rồi Thủ tướng và Phó Thủ tướng đều trong Quốc Hội cả. Trong khi ở các nước, họ đều tách lập pháp riêng, tư pháp riêng và hành pháp riêng, Quốc hội riêng, Chính phủ riêng. Do đó Quốc Hội mới kiểm soát được chính phủ. Đàng này vừa đá bóng vừa thổi còi, tức là vừa là Quốc hội, vừa là Chính phủ, vừa là Đảng luôn. Do đó đây là chế độ độc quyền, không có gì gọi là dân chủ."

...Mà trong Quốc Hội đó, số đảng viên hơn 90% trong khi tổng số đảng viên chỉ có 3 triệu trên 87 triệu dân, tức chiếm chưa tới 3 % dân số VN
nhà báo Bùi Tín
Vẫn theo nhà báo Bùi Tín thì như vậy, đây quả là Quốc hội của Đảng chứa không phải của nhân dân. Vì sao ? Ông Bùi Tín giải thích: "500 Đại biểu Quốc Hội sắp sửa bầu ở trong nước không phải do nhân dân chọn ra, mà do Bộ Chính Trị chọn ra rồi ép uỷ ban của Mặt trận Tổ quốc các địa phương đồng ý để ép cho nhân dân bầu. Mà trong Quốc Hội đó, số đảng viên hơn 90% trong khi tổng số đảng viên chỉ có 3 triệu trên 87 triệu dân, tức chiếm chưa tới 3 % dân số VN. Như vậy đó là Quốc Hội của đảng, chứ có phải của nhân dân đâu."
Theo Điều 2 trong Điều Lệ Đảng CSVN thì các đảng viên phải "Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng." Vì vậy mới có quan ngại rằng các ông, bà nghị đảng viên này "ngồi làm kiểng, và gật đầu với các chủ trương và đường lối của đảng".

Không thể muối mặt, làm ngơ.

Tuy nhiên, có những ý kiến, chẳng hạn như bài blog "Tại sao lần này đảng ta phải đưa toàn thể Bộ Chính Trị vào Quốc Hội?", vẫn hy vọng rằng "Dù đảng viên có chiếm tuyệt đa số trong QH, nhưng ngày càng nhiều người trong số họ vẫn không thể quá trơ tráo - bất chấp nguyện vọng nhân dân - để mà muối mặt bỏ phiếu thông qua những chủ trương "ích đảng, hại dân".
Theo blogger Đinh Tấn Lực thì "Quốc Hội là tấm gương phản ánh lòng dân trước những nguy cơ đối với cả dân tộc, chắc chắn không thể nào làm ngơ khi nhân dân đang đau đáu ưu lo về một cái lưỡi bò đang liếm sạch mặt tiền Đông Hải của đất nước, và lăm le đến cả mặt hậu Tây Nguyên nữa. Cũng không thể nào làm ngơ về các lãnh vực chủ quyền độc lập xương máu của toàn dân được giao cho ngoại bang toàn quyền quản trị".