Có con lộ bộ hành còn làm chưa xong, người tài không được trọng dụng lấy gì xong, còn việc rút ruột công trình, còn việc tầm nhìn ngắn hạn..., ôi một thứ hổ lốn, tạp nhạp trong chế độ Nguyễn Tấn Dũng này, thằng dốt lên cầm quyền. Chưa kể nguyên nhân Tàu Cộng cho xây biết bao nhiêu đập thủy điện trên thượng nguồn, chặn lấy hết nướcngọt, nên nước biển tràn vào để làm xảy ra những vụ ngập mặn và sạt lở là chuyện tự nhiên thôi. Tội nghiệp hàng triệu đồng bào đang sống nhờ vào 2 dòng sông chính Hồng Hà và Cửu Long, phải chịu đựng thường xuyên 2 thái cực: hạn hán và ngập lụt. Hạn hán là do các đập thủy điện của Tàu Cộng chặn nước thượng nguồn, còn ngập lụt cũng do các đập thủy điện, lúc dư nước, xả nước cùng các chất cặn bả xuống hạ nguồn.
PS:
PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: MŨI CÀ MAU SẠT LỞ, NGUY CƠ MẤT DẠNG TRÊN BẢN ÐỒ
Hôm nay trong tiết mục phóng sự đặc biệt từ Việt Nam, thông tín viên SB-TN từ trong nước gởi ra bản tin về vấn đề mũi Cà Mau có nguy cơ mất dạng trên bản đồ, mời quý vị cùng theo dõi sau đây (video insert…)
Mũi Cà Mau, dải đất cuối cùng trên bản đồ Việt Nam, đã và đang bị sạt lở nghiêm trọng khiến mũi đất lấn biển này đang có nguy cơ lui dần vào quá khứ, nếu không có biện pháp cấp bách bảo vệ. Hiện nay nạn sạt lở quả đã tàn phá mũi đất nặng nề. Báo chí trong nước ghi nhận rằng 5 năm trước, dọc theo đường cong của mũi đất có một con lộ đá rộng 4 thước, dài gần 1 cây số nằm trong một bờ kè đá hộc vững chắc. Phía trong con lộ bộ hành này là một rừng mắm bạt ngàn ken dày đến vài chục thước, có những cái chòi nghỉ mát kiểu nhà rông Tây nguyên để khi mệt mỏi du khách vào trú nắng nghỉ ngơi. Nhưng nay thì tất cả đã biến mất, không còn một vết tích nào của con lộ, bờ kè. Những cái chòi nghỉ mát trườn ra tới mé bờ, thò cái thang chỏng chơ chờ sập xuống biển.
Ban quản lý khu du lịch này cho hay tình trạng sạt lở diễn ra từ khoảng bốn năm qua, đặc biệt là trong những tháng mùa mưa năm 2007, khiến toàn bộ con lộ và hai bờ kè bị chìm nghỉm xuống lòng biển. Tờ báo dẫn lời một viên chức tên là Phạm Quốc Cường, phó giám đốc Sở Ngoại vụ & du lịch tỉnh Cà Mau, thừa nhận chưa có một thống kê cụ thể về diện tích đất tại khu du lịch Mũi Cà Mau đã bị sạt lở xuống biển.
Tuy nhiên, qua quan sát, chúng tôi thấy có nhiều điểm sạt lở xói sâu vào đất liền đến 6 thước. Hiện tại, tình trạng sạt lở vẫn diễn ra từng ngày, từng giờ và chưa có dấu hiệu dừng lại. Hôm phóng viên đến hiện trường sạt lở thì những đợt sóng to từ biển lùa vào tiếp tục cuốn đi từng mảng đất đổ ầm xuống biển. Nhìn những vệt sạt lở loang lổ, nhiều du khách xót xa lo ngại cho tương lai mũi Cà Mau sẽ mất dần nếu không có biện pháp ngăn chặn.
Bài báo phân tích rằng có nhiều nhận định khác nhau về thủ phạm gây ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng mũi đất Cà Mau hôm nay. Chuyên viên Ðặng Trung Tấn, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn Cà Mau, nói tại khu vực mũi Cà Mau chúng tôi đã tìm thấy sự tồn tại của cây mắm đen, báo hiệu vùng mũi đất đang trong giai đoạn bị sạt lở tự nhiên. Tuy nhiên theo một tài liệu nghiên cứu của Phân viện Ðiều tra qui hoạch rừng thành phố Saigon, đây là khu vực có bồi có lở. Một nghiên cứu của phân viện này cho thấy từ năm 1965 đến năm 1995, khu vực mũi đất Cà Mau từng được bồi đắp thêm đến vài chục thước và chạy dài từ rạch Mũi đến Cái Mòi. Chót ngoài cùng của mũi đất hiện vẫn còn tồn tại những cây mắm lấn biển trên 10 tuổi, với chiều dài vạt rừng trên 500 thước, chiều rộng 10 đến 20 thước.
Hiện tại những nơi lấn biển này cũng đang bị tấn công dần biến mất. Cũng theo nguồn tin này, viên phó giám đốc Sở Ngoại vụ & Du lịch Cà Mau nói rằng tình trạng sạt lở đất như hôm nay tại mũi Cà Mau một phần là do tự nhiên. Sự tác động của con người trước đây, khi mới thành lập khu du lịch Mũi Cà Mau là thủ phạm chính. Khi đó Sở Thương mại và du lịch Cà Mau nay là Sở Thương mại đã sai lầm khi cho múc đất ven bờ biển để làm một con lộ bộ hành phục vụ khách du lịch.(SBTN)
Mũi Cà Mau, dải đất cuối cùng trên bản đồ Việt Nam, đã và đang bị sạt lở nghiêm trọng khiến mũi đất lấn biển này đang có nguy cơ lui dần vào quá khứ, nếu không có biện pháp cấp bách bảo vệ. Hiện nay nạn sạt lở quả đã tàn phá mũi đất nặng nề. Báo chí trong nước ghi nhận rằng 5 năm trước, dọc theo đường cong của mũi đất có một con lộ đá rộng 4 thước, dài gần 1 cây số nằm trong một bờ kè đá hộc vững chắc. Phía trong con lộ bộ hành này là một rừng mắm bạt ngàn ken dày đến vài chục thước, có những cái chòi nghỉ mát kiểu nhà rông Tây nguyên để khi mệt mỏi du khách vào trú nắng nghỉ ngơi. Nhưng nay thì tất cả đã biến mất, không còn một vết tích nào của con lộ, bờ kè. Những cái chòi nghỉ mát trườn ra tới mé bờ, thò cái thang chỏng chơ chờ sập xuống biển.
Ban quản lý khu du lịch này cho hay tình trạng sạt lở diễn ra từ khoảng bốn năm qua, đặc biệt là trong những tháng mùa mưa năm 2007, khiến toàn bộ con lộ và hai bờ kè bị chìm nghỉm xuống lòng biển. Tờ báo dẫn lời một viên chức tên là Phạm Quốc Cường, phó giám đốc Sở Ngoại vụ & du lịch tỉnh Cà Mau, thừa nhận chưa có một thống kê cụ thể về diện tích đất tại khu du lịch Mũi Cà Mau đã bị sạt lở xuống biển.
Tuy nhiên, qua quan sát, chúng tôi thấy có nhiều điểm sạt lở xói sâu vào đất liền đến 6 thước. Hiện tại, tình trạng sạt lở vẫn diễn ra từng ngày, từng giờ và chưa có dấu hiệu dừng lại. Hôm phóng viên đến hiện trường sạt lở thì những đợt sóng to từ biển lùa vào tiếp tục cuốn đi từng mảng đất đổ ầm xuống biển. Nhìn những vệt sạt lở loang lổ, nhiều du khách xót xa lo ngại cho tương lai mũi Cà Mau sẽ mất dần nếu không có biện pháp ngăn chặn.
Bài báo phân tích rằng có nhiều nhận định khác nhau về thủ phạm gây ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng mũi đất Cà Mau hôm nay. Chuyên viên Ðặng Trung Tấn, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn Cà Mau, nói tại khu vực mũi Cà Mau chúng tôi đã tìm thấy sự tồn tại của cây mắm đen, báo hiệu vùng mũi đất đang trong giai đoạn bị sạt lở tự nhiên. Tuy nhiên theo một tài liệu nghiên cứu của Phân viện Ðiều tra qui hoạch rừng thành phố Saigon, đây là khu vực có bồi có lở. Một nghiên cứu của phân viện này cho thấy từ năm 1965 đến năm 1995, khu vực mũi đất Cà Mau từng được bồi đắp thêm đến vài chục thước và chạy dài từ rạch Mũi đến Cái Mòi. Chót ngoài cùng của mũi đất hiện vẫn còn tồn tại những cây mắm lấn biển trên 10 tuổi, với chiều dài vạt rừng trên 500 thước, chiều rộng 10 đến 20 thước.
Hiện tại những nơi lấn biển này cũng đang bị tấn công dần biến mất. Cũng theo nguồn tin này, viên phó giám đốc Sở Ngoại vụ & Du lịch Cà Mau nói rằng tình trạng sạt lở đất như hôm nay tại mũi Cà Mau một phần là do tự nhiên. Sự tác động của con người trước đây, khi mới thành lập khu du lịch Mũi Cà Mau là thủ phạm chính. Khi đó Sở Thương mại và du lịch Cà Mau nay là Sở Thương mại đã sai lầm khi cho múc đất ven bờ biển để làm một con lộ bộ hành phục vụ khách du lịch.(SBTN)
Posted on 26 Apr 2011