Đỗ Hiếu, phóng viên RFA, Bangkok2011-04-25Báo chí trong nước số ra vào đầu tuần có nói đến việc giá điện có thể tăng vào đầu tháng 6 tới. Theo tinh thần Quyết định số 24 của Thủ tướng chánh phủ, thì sẽ không có chuyện nhà nước kìm giá như thời gian qua, mà giá điện sẽ được điều chỉnh tùy theo sự biến động của nguyên liệu dùng trong sản xuất nguồn năng lượng chủ yếu này. Đỗ Hiếu trình bày thêm chi tiết. Giá điện có thể tăng 3 tháng 1 lầnQua Quyết định 24 thì chánh phủ cho phép công ty sản xuất và cung cấp điện lực được điều chỉnh giá bán điện tối đa 4 lần, mỗi năm, nếu các loại nguyên, nhiên liệu có biến động giá cả. Thông tin này gây âu lo cho giới tiêu dùng, nhất là những thành phần có thu nhập thấp, cách đây vài tháng, chánh phủ chỉ cho phép điện tăng giá, mỗi năm một lần.Theo giải thích của Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng thì từ trước tới giờ, sở dĩ giá điện chưa được điều chỉnh theo thị trường vì nhà nước vẫn phải bù lỗ, về lâu về dài ngân sách quốc gia không thể đài thọ mãi sự sai biệt đó. Qua Quyết định 24 thì chánh phủ cho phép công ty sản xuất và cung cấp điện lực được điều chỉnh giá bán điện tối đa 4 lần, mỗi năm, nếu các loại nguyên, nhiên liệu có biến động giá cả.Theo ông thì chưa thể nói trước được là vào đầu tháng 6 tới, giá điện có tăng thêm nữa hay không? Mặt khác các cở sở sản xuất điện cũng không thể tùy tiện điều chỉnh giá mà cần phải căn cứ vào sự biến động của nhiều yếu tố đầu vào và chỉ được tăng giá tối thiểu 3 tháng một lần. Ông giải thích rằng các bộ ngành phải xem xét, cân nhắc trước khi điều chỉnh giá điện, sự việc đó sẽ ảnh hưởng ra sao đối với cuộc sống xã hội cũng như đối với hoạt động kinh tế. Hồi tháng 3 vừa qua, giá điện mới nhích lên thêm 15%, tuy nhiên theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam thì giá điện phải tăng tới 62% thì mới cân bằng được mọi chi phí, vì giá điện ở Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước khác trong khu vực. Qua câu chuyện với phóng viên RFA, Giáo sư Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam trình bày quan điểm của ông về việc trong tương lai, giá bán điện sẽ được áp dụng theo cơ chế thị trường: tôi không thể trả lời là điện có tăng giá hay không? Chắc chắn sẽ có ảnh hưởng, dù giá có tăng hay giảm, nhưng tôi cho rằng về mặt ngắn hạn thì có thể lúc này ở Việt Nam chỉ số giá cả tăng khá cao, cho nên là tăng thêm thì tình hình sẽ khó khăn hơn, nhưng về mặt dài hạn thì có thể sẽ có những tác động tích cực."Đây là câu hỏi mà tôi không thể trả lời là điện có tăng giá hay không? Chắc chắn sẽ có ảnh hưởng, dù giá có tăng hay giảm, nhưng tôi cho rằng về mặt ngắn hạn thì có thể lúc này ở Việt Nam chỉ số giá cả tăng khá cao, cho nên là tăng thêm thì tình hình sẽ khó khăn hơn, nhưng về mặt dài hạn thì có thể sẽ có những tác động tích cực. Về mặt đưa giá điện lên gần đúng với giá thị trường để tạo cân bằng là cần thiết, nhưng như thế có nghĩa là điều kiện thu nhập cũng cần được bảo đảm theo cái mức tăng lên, bởi vì có nhiều bộ phận về mặt thu nhập tính theo cơ chế thị trường thì chưa hợp lý, cũng như giá điện vậy. Điều chỉnh giá điện thì cũng phải tính đến những yếu tố cân bằng khác nửa, chứ không phải chỉ có giá điện không." Dân nghèo vẫn được hưởng giá điện đặc biệtKế đó, kỹ sư Vũ Bá thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giải thích về việc kinh doanh theo phương cách làm ăn và lề lối quảng lý hệ thống cung cấp điện trong thời gian tới:"Điện của Việt Nam không bị bao cấp của nhà nước nữa, tức là các công ty nào có thể đứng ra nhận thầu giá điện từ Tổng Công ty Điện lực để bán lại cho người dân, kinh doanh có lãi và có lợi nhất cho người dân, thì sẽ cho công ty đó đứng ra đảm nhiệm, EVN không còn độc quyền nữa mà các công ty nào đó trả lại tiền cho EVN với mức tiền có thể chấp nhận được." Điện của Việt Nam không bị bao cấp của nhà nước nữa, tức là các công ty nào có thể đứng ra nhận thầu giá điện từ Tổng Công ty Điện lực để bán lại cho người dân, kinh doanh có lãi và có lợi nhất cho người dân, thì sẽ cho công ty đó đứng ra đảm nhiệmÔng cho biết là thành phần nghèo khó vẫn được nhà nước tìm cách giúp đỡ đặc biệt, cho dù giá điện có nhích lên: "Cũng do giá cả của thị trường thế giới đang tăng rất nhiều, nên chính phủ cũng phải tăng giá điện, nguồn nhiên liệu nhập vào rất đắt, tuy nhiên Việt Nam đã có chính sách hỗ trợ dân nghèo, mức giá mà họ phải chịu rất rẻ so với những người có nhiều tiền, nhà giàu, chính phủ rất ưu ái trong việc đấy." Trước tình trạng tăng giá điện rồi xăng dầu dồn dập, người dân lao động sinh sống ra sao trong hoàn cảnh đắt đỏ hiện giờ, Bà Hồng, một công nhân ở Saigon, trong nhà có nhiều miệng ăn tâm sự: "Xăng dầu lên thì kéo theo những thứ khác tăng theo, sinh hoạt lên luôn, điện tăng, thứ gì cũng tăng luôn. Tiền thì là ít mà đóng riết, bởi vậy không đủ tiền đóng, tiền điện nước, thì cũng phải chịu thôi. Bây giờ phải tiết kiệm, bây giờ có "3 tiết kiệm rồi đó" ( điện, xăng, nước). qua lời than thở của dân lao động tay làm hàm nhai thì vì sao giá điện được thực hiện theo cơ chế thị trường, nói một cách đơn giản là tỷ giá đô la, giá vàng có lúc tăng lúc giảm, mà sao giá điện, nước, xăng dầu, gas, cơm gạo cứ tăng hoài mà chưa bao giờ giảm.Nhà nước bắt đóng thì phải đóng thôi, người ta buộc giây, thắt bụng gì đó, cái nào cần thiết thì xài, hay rút điện ra để đó." Qua báo đài, người dân hàng ngày đều nghe chánh phủ khẳng định là luôn luôn thận trọng, cân nhắc kỷ lưỡng khi ban hành quyết định áp dụng giá điện theo cơ chế thị trường, cụ thể là đã cho thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ các gia đình có thu nhập thấp, những hộ nghèo khó, bảo đảm cuộc sống của họ. Tuy nhiên qua lời than thở của dân lao động tay làm hàm nhai thì vì sao giá điện được thực hiện theo cơ chế thị trường, nói một cách đơn giản là tỷ giá đô la, giá vàng có lúc tăng lúc giảm, mà sao giá điện, nước, xăng dầu, gas, cơm gạo cứ tăng hoài mà chưa bao giờ giảm. Theo dòng thời sự:
|
THÔNG BÁO !
Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
TM Ban Điều Hành Blog
TM Ban Điều Hành Blog