- "Tôi khẳng định, không có chyện hôm nay đưa Cụ Rùa lên chữa trị. Khi nào việc dọn dẹp, bố trí chỗ chữa bệnh cho Cụ Rùa ở chân Tháp Rùa hoàn tất, mới dẫn Cụ Rùa lên".
PGS.TSKH Hà Đình Đức (thành viên Ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ Rùa Hồ Gươm) cho biết sáng 4/3.
Dù trời mưa, rất nhiều người đổ về khu vực Hồ Gươm mong chứng kiến cảnh đưa Cụ Rùa lên bờ. Và lời khẳng định của GS Hà Đình Đức hẳn cũng không khiến họ thất vọng nhiều vì bù lại, họ đã được ngắm Cụ Rùa nổi chừng 1 tiếng đồng hồ (từ 9h30 -10h30 sáng), đoạn dọc đường Hàng Khay.
|
Cụ Rùa nổi vào sáng 4/3. |
|
Với một vết thương dài trên lưng. |
Về nguyên nhân Cụ Rùa nổi nhiều thời gian gần đây, GS Hà Đình Đức phỏng đoán có thể do "đau đớn quá".
Theo GS Đức, những vết thương của Cụ hiện nay xuất hiện do cọ xát, va đập khi di chuyển. Sau đó, rùa tai đỏ đã gặm những chỗ bị thương này làm vết thương nặng hơn và nhiễm trùng.
|
Công nhân đang thi công tại khu vực Tháp Rùa vào sáng 4/3. |
|
Người dân bất chấp trời mưa tập trung chật kín bờ hồ để xem Cụ Rùa nổi. |
|
Từ trái sang: Rùa Hồ Gươm, rùa Trung Quốc, rùa Đầm Mô. Ảnh do TS Hà Đình Đức cung cấp. |
GS Đức cũng thông báo: "Không đến mức phải mời chuyên gia nước ngoài cùng tham gia chữa thương cho Cụ Rùa. Sau khi chữa trị xong, có thể gắn chip định vị để theo dõi, hoặc thường xuyên lấy tế bào da của Cụ để kiểm tra".
GS Hà Đình Đức khẳng định, Cụ Rùa Hồ Gươm hiện nay là cá thể duy nhất thuộc loài này còn sống. Những cá thể khác ở Đầm Mô, hay ở Trung Quốc đều không cùng loài với Rùa Hồ Gươm.
Hiện, tại Hồ Gươm, đã lắp 5 bẫy bắt rùa tai đỏ. Theo thống kê, trong ngày 2/3, hơn chục con rùa tai đỏ bị sập bẫy.
Lê Việt