THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

22 December 2010

Vì sao người dân cần được phúc quyết hiến pháp?


2010-12-21

Trước thềm đại hội đảng và trong bối cảnh thay đổi nhân sự, chắn hẳn người dân hy vọng và mong mỏi sẽ có những thay đổi.

Source law.indiana.edu

Giáo sư David Clair Williams (bên trái), Giám đốc Trung tâm Dân chủ Lập hiến tại Đại học Indiana University thời kỳ đang làm việc ở Burma


Một trong những thay đổi cơ bản và cần thiết chính là một bản hiến pháp mới của toàn dân, trong đó không thể thiếu quyền phúc quyết của nhân dân. Xung quanh vấn đề này Quỳnh Chi có cuộc nói chuyện với Giáo sư David Clair Williams, Giám đốc Trung tâm Dân chủ Lập hiến tại Đại học Indiana University.
Giáo sư David Clair Williams đã có nhiều năm nghiên cứu, giảng dạy cũng như tham gia tư vấn và thiết kế hiến pháp cho một số nước. Đặc biệt, những năm gần đây, sau nhiều năm nghiên cứu hiến pháp Myanma và Sri Lanka, ông bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu hiến pháp Việt Nam.

Sửa đổi hiến pháp cần có trưng cầu dân ý

Quỳnh Chi: Trước tiên xin cám ơn ông đã dành thời gian cho đài Á Châu Tự Do. Thưa ông, tính từ hiến pháp năm 1946 đến nay, hiến pháp Việt Nam đã qua nhiều lần sửa đổi, ông cho hiến pháp nào tiến bộ nhất và vì sao?
David C. Williams: Tôi không nghĩ rằng chúng ta nên dùng từ "tiến bộ" vì từ này nói đến sự cải tiến của một việc gì đó. Mỗi nước cần có một hiến pháp khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Bởi vì hiến pháp là công cụ chính để giúp đất nước giải quyết các vấn đề mà quốc gia đối mặt, mà vấn đề và tiềm lực của mỗi quốc gia đều khác nhau. Chính vì thế, thay vì nói đến một hiến pháp tiến bộ nhất, tôi chẳng thà nói đến một hiến pháp thích hợp nhất cho Việt Nam vào thời điểm này.  Đó chính là một hiến pháp thể hiện được sự nới lỏng của chính quyền và trở lại với các yếu tố đã có trong hiến pháp 1946.
Thay vì nói đến một hiến pháp tiến bộ nhất, tôi chẳng thà nói đến một hiến pháp thích hợp nhất cho Việt Nam vào thời điểm này.  Đó chính là một hiến pháp thể hiện được sự nới lỏng của chính quyền và trở lại với các yếu tố đã có trong hiến pháp 1946.
GS. David C Williams
Quỳnh Chi: Trong bài nói chuyện với Tuần Việt Nam vào tháng 6, nguyên chủ tịch quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn An cho rằng các hiến pháp sau này đã xa rời hiến pháp trước thể hiển ở 3 vấn đề cốt lõi. Một trong 
Một kỳ họp Quốc Hội ở Hà Nội. AFP
Một kỳ họp Quốc Hội ở Hà Nội. AFP
những điều thuộc vấn đề đầu tiên là người dân không được quyền phúc quyết hiến pháp, ông nhận xét thế nào về phát biểu này?
David C. Williams: Có 2 cách để thay đổi một hiến pháp. Có nước, hiến pháp qui định lập pháp có thể thay đổi hiến pháp. Và có nước qui định rằng, để thay đổi hiến pháp, cần có trưng cầu dân ý. Nói chung, tôi nghĩ là chúng ta nên theo cách thứ hai vì nó liên hệ đến người dân nhiều hơn. Tôi biết rằng hiện nay người dân Viện Nam cũng hài lòng đối với một số điều mà đảng Cộng sản làm được. Tuy nhiên họ cũng muốn có một vai trò lớn hơn trong việc quyết định tương tai của chính họ. Và quyết định có một hiến pháp như thế nào là một trong những quyết định quan trọng mà họ muốn có tiếng nói.
Quỳnh Chi: Hiến pháp Việt Nam hiện nay quy định là Quốc hội có quyền lập hiến và lập pháp, nghĩa là người dân không có quyền phúc quyết hiến pháp. Điều này có gây ra bất lợi gì cho nhân dân và cho lãnh đạo Việt Nam không?
Tôi biết rằng hiện nay người dân Viện Nam cũng hài lòng đối với một số điều mà đảng Cộng sản làm được. Tuy nhiên họ cũng muốn có một vai trò lớn hơn trong việc quyết định tương tai của chính họ.
GS. David C Williams
David C. Williams:Tôi nghĩ việc quốc hội có quyền lập hiến và lập pháp không những tạo ra bất lợi cho người dân mà còn tạo bất lợi cho tầng lớp lãnh đạo nữa vì người dân cần cho chính phủ biết họ muốn gì và chính phủ cũng cần biết nguyện vọng của nhân dân là gì. Nếu chính phủ không làm được điều này, vấn đề sẽ nảy sinh. Một ý nữa là, theo tôi, nếu hiến pháp không qui định người dân có quyền phúc quyết hiến pháp, chính phủ cũng có thể cho họ phúc quyết vì mặc dù hiến pháp không qui định nhưng cũng không ngăn cấm điều này. 
Quỳnh Chi: Thưa Giáo sư, xin ông cho biết quyền này thực sư quan trọng ở điểm nào?
David C. Williams: Tôi nghĩ quyền phúc quyết hiến pháp của người dân vô cùng quan trọng vì thứ nhất, mỗi công dân trên thế giới này cần cảm thấy rằng họ góp một bàn tay trong các quyết định liên quan đến vận mệnh quốc gia. Thứ hai, họ cần hiểu được tiến trình dẫn đến các quyết định đó. Có như vậy, thì các quyết định của chính phủ sẽ hợp hiến hơn. Hiện giờ chính quyền Việt Nam rất muốn người dân tham gia giải quyết các vấn đề quốc gia và cách duy nhất để thực hiện điều này là cho người dân nghĩ - tranh luận - viết - và quyết định cách giải quyết vấn đề đó.
Tôi nghĩ quyền phúc quyết hiến pháp của người dân vô cùng quan trọng vì thứ nhất, mỗi công dân trên thế giới này cần cảm thấy rằng họ góp một bàn tay trong các quyết định liên quan đến vận mệnh quốc gia. Thứ hai, họ cần hiểu được tiến trình dẫn đến các quyết định đó. Có như vậy, thì các quyết định của chính phủ sẽ hợp hiến hơn.
GS. David C Williams

Quỳnh Chi: Nếu nói như vậy, quyền phúc quyết hiến pháp là quyền cơ bản của người dân, nhưng tại sao chúng ta không hề thấy người dân Việt Nam đòi quyền ấy. Điển hình qua những lần đại biểu QH tiếp xúc cử tri, người dân thường nêu ra các vấn đề cần thiết cho cuộc sống như giải quyết nạn ngập lụt chẳng hạn. Ông có bình luận nào về vấn đề này không?
David C. Williams: Thường thì người ta nghĩ về những nhu cầu cấp thiết như thức ăn hay công việc bởi vì những việc này ảnh hưởng trực tiếp đến họ. Nhưng mà tôi tin rằng cái mà họ cần hiểu là cái gốc vấn đề lại nằm trong cấu trúc hiến pháp. Và chỉ khi nào cấu trúc đó được giải quyết thì những vấn đề đó cũng được giải quyết.

Cách tốt nhất để phát triển đất nước là làm cho người dân tin tưởng chính phủ

Quỳnh Chi: Gần đây trên Tuần Việt Nam, Nguyên chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An cũng cho rằng "Chỉ có dân chủ tự do mới thật sự tạo điều kiện thật sự cho sự phát triển vững mạnh". Ông nghĩ là nếu người dân có được quyền phúc quyết hiến pháp cũng như những việc liên quan đến vận mệnh quốc gia thì việc này có thực sự ảnh hưởng đến sự phát triển của Việt Nam?
David C. Williams: Tôi đồng ý với ông Nguyễn Văn An. Thông thường thì cách tốt nhất để phát triển đất nước là làm cho người dân tin tưởng chính phủ. Vì khi người dân tin tưởng chính phủ, nhu cầu kinh tế cũng phát triển. Kinh tế tốt sẽ phục vụ cho mọi người, không chỉ một nhóm nào đó trong xã hội. Mối liên hệ giữa việc người dân tin tưởng chính phủ với sự phát triển đất nước không bao giờ kết thúc. Và cho người dân tham gia vào quá trình phúc quyết hiến pháp là một bước tiến đến dân chủ.
Tôi đồng ý với ông Nguyễn Văn An. Thông thường thì cách tốt nhất để phát triển đất nước là làm cho người dân tin tưởng chính phủ. Vì khi người dân tin tưởng chính phủ, nhu cầu kinh tế cũng phát triển. Kinh tế tốt sẽ phục vụ cho mọi người, không chỉ một nhóm nào đó trong xã hội.
GS. David C Williams

Quỳnh Chi: Hiện nay trên thế giới có nước nào không qui định quyền phúc quyết hiến pháp của người dân không? Và điều này có ảnh hưởng gì đến đời sống xã hội, kinh tế cũng như chính trị của nước đó?
David C. Williams: Ở một số quốc gia trên thế giới, hiến pháp của họ cũng qui định quốc hội có quyền thay đổi và phúc quyết hiến pháp nhưng vấn đề đặt ra không phải là nhìn nhận việc này tốt hay xấu một cách chung chung mà phải xem là việc này có phù hợp với tình hình Việt Nam hiện tại hay không. Theo tôi, nếu người Việt Nam được trưng cầu dưng ý các vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia như thay đổi hiến pháp hay phúc quyết hiến pháp thì đó là điều tốt.
Những nước mà không cho người dân có vai trò trong vận mệnh quốc gia có xu hướng tập trung quyền lực vào ngành lập pháp và hành pháp. Khi quyền lực bị tập trung như vậy thì chính phủ sẽ mất đi sự tín nhiệm của người dân.
Tôi nghĩ hiện nay đường hướng Việt Nam là cởi mở quyền lực chính trị, và đó cũng là những gì người dân mong muốn. Cái thời mà người Việt bị cai trị bằng một nhóm nhỏ như cách đây 1000 năm, theo tôi cần phải bắt đầu thay đổi
GS. David C Williams

Chính việc này tạo ra những rào cản cho đất nước bởi lúc đó chính phủ sẽ trở thành cơ quan đại diện cho một nhóm người mà thôi chứ không phải cho toàn xã hội.
Quỳnh Chi: Câu hỏi chót thưa giáo sư, có ý kiến cho rằng mọi quốc gia, dân tộc có điều kiện lich sử khác nhau nên những qui định trong hiến pháp cũng khác nhau. Chúng ta có thể dựa vào đây để cho rằng việc bỏ đi quyền phúc quyết hiến pháp là phù hợp với tình hình văn hóa cũng như chính trị Việt Nam không?
David C. Williams: Người Việt Nam nên trả lời câu này thay vì tôi. Thế nhưng nếu bạn đã hỏi thì câu trả lời của tôi là "Không". Tôi nghĩ hiện nay đường hướng Việt Nam là cởi mở quyền lực chính trị, và đó cũng là những gì người dân mong muốn. Cái thời mà người Việt bị cai trị bằng một nhóm nhỏ như cách đây 1000 năm, theo tôi cần phải bắt đầu thay đổi.
Quỳnh Chi: Xin cám ơn ông về những ý kiến vừa rồi. 

Theo dòng thời sự: