THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

19 November 2010

Thủy điện Đa Nhim phủ nhận việc xả lũ gây ngập lụt



Giám đốc Công ty thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi cho rằng việc nông dân vùng hạ du hồ Đa Nhim bị ngập lụt trong đợt mưa lũ không phải nguyên nhân từ hồ thủy điện, ngược lại nếu không có hồ thủy điện chắc chắn thiệt hại sẽ gấp nhiều lần.
Yêu cầu công ty thủy điện hỗ trợ thiệt hại do xả lũNông dân yêu cầu thủy điện bồi thường thiệt hại vì xả lũ

Công ty thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi là đơn vị quản lý công trình thủy điện Đa Nhim ở Lâm Đồng, bị nông dân huyện Đơn Dương yêu cầu hỗ trợ bồi thường thiệt hại do việc xả lũ hồi đầu tháng 11. Ước thiệt hại của nông dân khoảng 23 tỷ đồng.
Trong cuộc họp chiều 18/11 giữa các công ty thủy điện trên địa bàn Lâm Đồng cùng các sở ngành và địa phương bị thiệt hại do thủy điện xả lũ, ông Nguyện Trọng Oánh, Giám đốc Công ty thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi khẳng định: "Công ty thủy điện và ngành điện không thờ ơ trước những vấn đề xã hội, nhất là những thiệt hại của nông dân. Nhưng việc hỗ trợ cho nông dân Đơn Dương, công ty phải bàn bạc, đề xuất với EVN. Nếu không cân nhắc vấn đề sẽ rất khó cho ngành điện về lâu dài".
Ông Oánh cho rằng, việc nông dân vùng hạ du hồ Đa Nhim bị ngập lụt trong đợt mưa lũ không phải nguyên nhân từ hồ thủy điện, ngược lại nếu không có hồ thủy điện chắc chắn thiệt hại sẽ gấp nhiều lần.
Ông Oánh thừa nhận trong 46 năm kể từ khi có hồ thủy điện Đa Nhim, đợt lũ đầu tháng 11 vừa qua có tính chất phức tạp nhất. Chỉ trong 3 ngày xuất hiện liên tiếp 3 đỉnh lũ. Cụ thể ngày 30/10 nước về hồ là 700 m3 một giây nhưng hồ Đa Nhim không xả lũ; đợt 2 vào ngày 2/11 nước về hồ 653 mét khối giây, hồ xả 400 mét khối một giây. Và đợt 3 vào ngày 3/11 nước về hồ 560 m3 nhưng chỉ xả 504 mét khối giây và kéo dài trong 7 giờ, sau đó mức xả giảm dần.
Giám đốc công ty thủy điện này nói: "Quy trình thiết kế cho phép hồ Đa Nhim xả lũ tới 4.500 mét khối giây, cho nên nông dân nói hồ thủy điện không giữ vai trò điều tiết nước lũ là hoàn toàn không đúng". Theo ông Oánh, thực tế lưu lượng nước trên sông Đa Nhim vùng hạ du của hồ mà công ty thủy điện đo được cao hơn nhiều mức xả lũ. Điều đó cho thấy nguyên nhân cũng xuất phát từ nước nội đồng. Những thiệt hại rau màu của nông dân Đơn Dương một phần do người dân chủ quan trước tình hình nắng hạn vào đầu mùa nên vẫn canh tác trên diện tích có nguy cơ ngập lụt cao.
Thủy điện xả lũ được cho là nguyên nhân chính gây ngập nặng vùng hạ lưu. Ảnh: Ly Kha
Thủy điện xả lũ được cho là nguyên nhân chính gây ngập nặng vùng hạ lưu. Ảnh: Ly Kha
Ban phòng chống lụt bão tỉnh Lâm Đồng và huyện Đơn công nhận công ty thủy điện có thông báo trước khi xả lũ. Tuy nhiên những thiệt hại là quá rõ ràng, huyện Đơn Dương không đòi thủy điện bồi thường thiệt hại cho nông dân, nhưng nên có hướng hỗ trợ để tạo tình cảm tốt giữa đôi bên đang cùng hưởng chung nguồn lợi từ dòng sông này.
Đại diện Ban phòng chống lụt bãi tỉnh Lâm Đồng đề xuất nên xem lại quy trình xả lũ của hồ thủy điện Đa Nhim. Quy trình đang áp dụng được phê duyệt từ năm 2000 đã quá cũ so với những diễn biến địa hình đất đai hiện tại.
Một tác nhân là cây mai dương mọc đặc kín dòng sông Đa Nhim đã làm cản trở và bồi lắng dòng chảy, nhưng từ trước tới nay người dân đơn phương diệt loại cây này theo từng cụm đơn lẻ, chưa nhận được sự hỗ trợ của công ty thủy điện. Hạt của cây mai dương phát tán rất nhanh. Ở thượng nguồn công ty thủy điện không diệt cây mai dương thì hạt cứ theo nước trôi về hạ du và phát triển đến chóng mặt.
Ông Hoàng Sĩ Sơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng khẳng định, hồ thủy điện Đa Nhim xả lũ hoàn toàn đúng quy trình. "Nông dân Lâm Đồng không hề kiện công ty thủy điện và tỉnh tuy đang nghèo, nhưng cũng không đi xin ngành điện tiền hỗ trợ thiệt hại. Tuy nhiên công ty thủy điện là một đơn vị kinh doanh cũng nên cân nhắc nguyện vọng của bà con nông dân", ông Sơn nói.
Quốc Dũng