Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2012-11-15
Anh Đoàn Huy Chương, người hoạt động đấu tranh cho quyền lợi của công nhân tại Việt Nam và bị án tù 7 năm, đang bị cán bộ trại giam bức ép nhận tội.
Bị ép nhận tội
Tuy nhiên vì không tuân theo yêu cầu đó, khả năng anh Đoàn Huy Chương bị kỷ luật nặng trong trại là đều tất yếu. Một người từng ở chung tù với anh Đoàn Huy Chương và nay đã mãn án, ông Trương Minh Đức, cho biết thông tin mà bản thân ông này nhận được về tình trạng của anh Đoàn Huy Chương trong nhà tù qua cuộc nói
Hình chụp anh Đoàn Huy Chương tại SG ngày 15/05/08.
chuyện với biên tập viên Gia Minh sau đây.Trước hết ông Trương Minh Đức cho biết:
Cách đây ba ngày có một người quen trong trại giam K4, Xuân Lộc về đến báo cho biết anh Đoàn Huy Chương có nhắn gửi ra rằng tình hình của anh Đoàn Huy Chương hiện nay rất khó khăn bởi cán bộ trại giam đưa ra điều kiện cho anh Đoàn Huy Chương làm bản nhận tội nếu không họ sẽ đưa anh Đoàn Huy Chương xuống nhà cùm. Đó là cách làm rất quen thuộc đối với những người đấu tranh cho dân chủ mà bị giam tại trại giam Xuân Lộc như bản thân tôi từng biết đến.
Gia Minh: Người tù vừa mãn hạn đó có sẵn lòng cho biết tên hay không?
Ông Trương Minh Đức: Họ cho biết vì về còn phải buộc làm ăn sinh sống ở địa phương nên họ không cho biết tên tuổi rõ. Tôi biết tên nhưng họ nói cần phải bảo mật cho họ.
Gia Minh: Ông vừa nói ông cùng từng ở trong trại và biết đến nhà cùm, vậy khi vào đó có gì gây trở ngại cho tù nhân?
Ông Trương Minh Đức: Nhà cùm họ gọi là nhà kỷ luật, diện tích rất hẹp giam chỉ hai người trên bệ xi măng. Nó như conex, và bị cùm hai chân lại, chế độ ăn uống cũng khó khăn. Ở ngoài thì được hai chén cơm vào đó chỉ có một vắt cơm với muối, mà muối nhiều hơn cơm. Nói tiếng nhà cùm nhưng cũng là cực hình về cả ăn uống.
Gia Minh: Thường thời gian đưa vào nhà cùm hay nhà kỷ luật như vậy thời hạn bao lâu?
Trước đây một lệnh như vậy là bảy ngày; nhưng gần đây Cục 8 Bộ Công an tăng lên đến 10 ngày. Nếu qua 10 ngày mà những người bị đưa xuống cùm không làm tờ cam kết nhận tội theo ý của trại giam thì tiếp tục cùm tiếp
Ông Trương Minh Đức
Ông Trương Minh Đức:Trước đây một lệnh như vậy là bảy ngày; nhưng gần đây Cục 8 Bộ Công an tăng lên đến 10 ngày. Nếu qua 10 ngày mà những người bị đưa xuống cùm không làm tờ cam kết nhận tội theo ý của trại giam thì tiếp tục cùm tiếp.
Gia Minh: Là người được biết và có liên lạc về tình hình ông Đoàn Huy Chương, thì ông biết gia đình ông này có thăm nuôi cho ông này thế nào không?
Ông Trương Minh Đức: Cách đây hai ba ngày khi nghe tin này thì tôi có đến gặp chị Tường Mạnh là vợ của anh Đoàn Huy Chương, hiện đang làm công nhân bao bì tại một xí nghiệp ở huyện Bình Chánh. Chị cũng cho biết gia đình của chị hiện cũng rất khó khăn. Chị phải gửi hai con cho bà ngoại ở dưới quê ăn học, vì chị ở quê thì không biết làm gì ra tiền.
Chị phải lên trên này thuê nhà ở chung với một số công nhân nữ để đi làm tại xí nghiệp đó, mỗi ngày được từ 120-140 ngàn đồng. Chị nói để được trên 100 ngàn thì mỗi ngày phải làm 10 giờ thì mới có đủ để trang trải nhà trọ, và có khi phải nhín lắm để gửi về quê nuôi các con. Chị nói có khi một tháng, hơn một tháng; khi nào kẹt tiền là hai tháng (mới đi thăm nuôi chồng). Đó là khó khăn của chị Tường Mạnh hiện nay.
Gia Minh: Qua kinh nghiệm bản thân ông thấy thăm nuôi ở ngoài có thể hổ trợ đến mức nào cho người trong trại giam?
Ông Trương Minh Đức: Nếu được gia đình thăm nuôi thì mình có tương đối đầy đủ thức ăn cho hằng ngày. Nhưng họ hạn chế việc gửi vào. Nói về thức ăn thì chủ yếu của gia đình gửi vào chứ còn ở trại mỗi tuần chỉ có một hai lần có đồ ăn thôi. Thường họ chỉ phát cơm với rau muống luộc vài cọng lỏng bỏng thôi- mà thường gọi là ‘canh đại dương’.
Gia Minh: Như vậy thức ăn do gia đình gửi cũng đến được tay của tù nhân?
Nghĩa là đến nhà thăm nuôi phải chi cho họ một vài trăm ngàn, rồi khi vào trong cổng cán bộ quản giáo xét cũng phải chi một hai trăm ngàn nữa mới cho đem vào.
Ông Trương Minh Đức
Ông Trương Minh Đức:Vâng, hiện nay những người tù, như anh tù mới ra đây cũng cho tôi biết rằng đối với trại giam Xuân Lộc việc gửi quà vào rất khó khăn, mà cán bộ trại giam cũng có những tham nhũng, tiêu cực, nhũng nhiểu đối với người thăm nuôi. Họ đặt ra những điều lệ mà không biết Bộ Công an, Nhà Nước Việt Nam có cho phép hay không: họ không cho gửi đồ ăn mặn, đồ kho vào; còn nếu muốn gửi thì phải chi cho họ.
Nghĩa là đến nhà thăm nuôi phải chi cho họ một vài trăm ngàn, rồi khi vào trong cổng cán bộ quản giáo xét cũng phải chi một hai trăm ngàn nữa mới cho đem vào. Họ trắng trợn làm những điều ấy từ khi tôi ở trong đó mà chưa có cơ quan nào giải quyết được; mặc dù gia đình tù nhân phản ánh rất nhiều kể cà tù chính trị và tù thường phạm.
Gia Minh: Trở lại chuyện anh Đoàn Huy Chương, ông là người có nghe, có biết và có liên lạc thì ông đánh giá thế nào về anh Đoàn Huy Chương?
Ông Trương Minh Đức: Từ lúc ở trong K4, tôi cũng đánh giá rất cao về tinh thần đấu tranh của anh Đoàn Huy Chương. Rất kiên nghị. Nhiều lần cán bộ đưa bản kiểm điểm lên cho anh Đoàn Huy Chương và tôi. Tôi và anh Đoàn Huy Chương rất kiên nghị về chuyện đó và tuyệt đối không làm bản nhận tội theo yêu cầu của cán bộ trại giam. Những anh em thường phạm cũng rất quí mến anh Đoàn Huy Chương. Từ chỗ đó cán bộ khó gây khó dễ cho anh ta; nhưng cũng tùy theo lúc. Có những lúc theo yêu cầu của cấp trên thế nào đó họ có chiến dịch ép các tù nhân ký các bản nhận tội theo ý họ, nếu không họ có những trấn áp theo từng đợt.
Gia Minh: Cám ơn ông Trương Minh Đức.
Xin phép được nhắc lại anh Đoàn Huy Chương bị bắt hồi đầu năm 2010 sau khi tổ chức cho công nhân đình công tại nhà máy Mỹ Phong ở Trà Vinh. Tại phiên xử hồi tháng 10 năm 2010, anh bị kết án 7 năm tù giam.
Tổ chức Freedom Now, trụ sở tại Hoa Kỳ, hồi tháng 10 năm nay, gửi thỉnh nguyện thư đến Liên Hiệp Quốc yêu cầu trả tự do cho anh Đoàn Huy Chương và hai người khác là Đỗ Thị Minh Hạnh cùng Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị kết án trong một vụ việc.