18 thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc
Dân Làm Báo - Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bầu ra 18 thành viên quốc gia mới cho Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (HĐNQLHQ). 18 quốc gia được chọn qua phiếu bầu kín gồm có Argentina, Brazil, Côte d'Ivoire, Estonia, Ethiopia, Gabon, Germany, Ireland, Japan, Kazakhstan, Kenya, Montenegro, Pakistan, Republic of Korea, Sierra Leone, United Arab Emirates, United States và Venezuela. Bài viết đã được chỉnh sửa. Xin xem cập nhật ở cuối bài.
HĐNQLHQ với tổng số 47 thành viên là một bộ phận liên quốc gia trực thuộc Liên Hiệp Quốc. Nhiệm kỳ của mỗi thành viên là 3 năm. Nhiệm vụ của Hội đồng là tăng cường thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên toàn cầu và giải quyết tình trạng vi phạm nhân quyền cũng như đưa ra các khuyến nghị đối với những vi phạm này.
Thành viên của Hội đồng được phân phối công bằng theo địa lý bao gồm: 13 cho các nước châu Phi, 13 cho các quốc gia châu Á, 8 cho châu Mỹ Latin và vùng biển Caribbean, 7 cho các quốc gia Tây Âu và 6 cho Đông Âu.
Trong thời gian qua, đảng và nhà nước Việt Nam cũng đã ứng cử vào HĐNQLHQ và đã có những vận động rầm rộ qua các hoạt động ngoại giao quốc tế, điển hình là vào khoá họp thứ 21 của HĐNQLHQ, cũng như trên các phương tiện truyền thông của đảng vào nhà nước.
Trong khi đó, trước những hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng và ngày càng gia tăng tại Việt Nam, nhiều tổ chức người Việt - bao gồm Ủy ban Nhân quyền Việt Nam và Những Người Bảo Vệ Nhân Quyền Việt Nam, Quỹ Tù nhân Lương tâm, Tập hợp Vì Nền Dân Chủ, và Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS - đã đồng ký tên vào một bản lên tiếng phản đối nhà nước cộng sản VN ứng cử vào HĐNQLHQ.
Lời phát biểu của - Bs Nguyễn Đan Quế - đại diện Tổ chức Tập Hợp Vì Nền Dân Chủ có thể nói lên đủ mọi góc cạnh của vấn đề: "Việt Nam không đủ tư cách để ứng cử hay trở thành hội viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Những người ra ứng cử phải đại diện cho những nước có thành tích nhân quyền tương đối tốt để có thể lên tiếng tranh đấu cho những vụ vi phạm nhân quyền ở nước khác. Hiện giờ cả thế giới đều thấy rằng chính quyền Hà Nội vi phạm rất trắng trợn quyền tự do lên tiếng của người dân, điển hình như các vụ xử blogger như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSG chẳng hạn, hoặc đàn áp các cuộc biểu tình của dân oan hay của những người muốn lên tiếng về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, hoàn toàn là những sự lên tiếng có tính cách ôn hòa. Chúng tôi muốn lên tiếng để nói cho cả thế giới, cho tất cả các thành viên của Liên hiệp quốc, cho các thành viên trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc biết rằng Hà Nội không xứng đáng và không đủ tư cách để ứng cử."
Trước những phản đối này, Đài Tiếng nói Việt Nam của đảng và nhà nước lên tiếng: "Thế nhưng gần đây xuất hiện một số ý kiến cho rằng Việt Nam không đủ tư cách để tham gia cơ quan này. Đây là những luận điệu thiếu căn cứ, cố tình làm sai lệch thực tế khách quan, những thành tựu to lớn mà Việt Nam đã đạt được trong nhiều năm qua mà cộng đồng quốc tế công nhận và đánh giá cao...
Những nỗ lực trên của Việt Nam đã được Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc công nhận và đánh giá cao trong một báo cáo mà tổ chức này đưa ra vào tháng 6 năm nay.
Uy tín của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền con người còn được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế công nhận. Cuba, Venezuela và Nga coi cách tiếp cận và việc giải quyết các vấn đề về nhân quyền của Việt Nam là một trường hợp điển hình để các nước khác có thể tham khảo..."
Danh sách 47 thành viên HĐNQLHQ và thời điểm hết nhiệm kỳ:
Angola (2013), Austria (2014), Benin (2014), Botswana (2014), Burkina Faso (2014), Chile (2014), Congo (2014), Costa Rica (2014), Czech Republic (2014), Ecuador (2013), Guatemala (2013), India (2014), Indonesia (2014), Italy (2014), Kuwait (2014), Libya (2013), Malaysia (2013), Maldives (2013), Mauritania (2013), Peru (2014), Philippines (2014), Poland (2013), Qatar (2013), Republic of Moldova (2013), Romania (2014), Spain (2013), Switzerland (2013), Thailand (2013), Uganda (2013). Những thành viên mới cho nhiệm kỳ 2013-2015: Argentina, Brazil, Côte d'Ivoire, Estonia, Ethiopia, Gabon, Germany, Ireland, Japan, Kazakhstan, Kenya, Montenegro, Pakistan, Republic of Korea, Sierra Leone, United Arab Emirates, United States và Venezuela.
Angola (2013), Austria (2014), Benin (2014), Botswana (2014), Burkina Faso (2014), Chile (2014), Congo (2014), Costa Rica (2014), Czech Republic (2014), Ecuador (2013), Guatemala (2013), India (2014), Indonesia (2014), Italy (2014), Kuwait (2014), Libya (2013), Malaysia (2013), Maldives (2013), Mauritania (2013), Peru (2014), Philippines (2014), Poland (2013), Qatar (2013), Republic of Moldova (2013), Romania (2014), Spain (2013), Switzerland (2013), Thailand (2013), Uganda (2013). Những thành viên mới cho nhiệm kỳ 2013-2015: Argentina, Brazil, Côte d'Ivoire, Estonia, Ethiopia, Gabon, Germany, Ireland, Japan, Kazakhstan, Kenya, Montenegro, Pakistan, Republic of Korea, Sierra Leone, United Arab Emirates, United States và Venezuela.
Cập nhật:
Một nhân viên của Tổ chức Human Rights Watch liên lạc với Dân Làm Báo và cho biết như sau:
Hội đồng Nhân quyền LHQ cứ mỗi năm lại có 1 số thành viên mãn nhiệm và 1 số thành viên mới được bổ sung cho nhiệm kỳ 3 năm.
Những thành viên châu Á sau trong Hội đồng Nhân quyền sẽ mãn nhiệm vào năm 2013: Malaysia, Maldives, Qatar, Thailand.
Như vậy, châu Á sẽ có 4 chỗ trống cho nhiệm kỳ 2014-2016. Việt Nam hiện đang xin ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016. Do đó, việc Việt Nam không có tên trong nhiệm kỳ 2013-2015 không có nghĩa là đương nhiên VN sẽ không được chọn để trở thành thành viên của nhiệm kỳ 2014-2016.
Dân Làm Báo xin được bổ túc và xin lỗi các bạn trong thôn về sự sai sót này.
___________________________________
Bản tin chính thức của Liên Hiệp Quốc:
General Assembly elects 18 countries to serve on UN Human Rights Council
Voting in the General Assembly to elect 18 members of the UN Human Rights Council. UN Photo/Rick Bajornas
12 November 2012 – The General Assembly today elected 18 countries to serve on the United Nations Human Rights Council (HRC) for a period of three years beginning on 1 January 2013.
Argentina, Brazil, Côte d'Ivoire, Estonia, Ethiopia, Gabon, Germany, Ireland, Japan, Kazakhstan, Kenya, Montenegro, Pakistan, Republic of Korea, Sierra Leone, United Arab Emirates, United States and Venezuela were elected by secret ballot during the elections held at UN Headquarters in New York.
Members of the Council serve for a period of three years and are not eligible for immediate re-election after serving two consecutive terms.
The Council, composed of 47 members, is an inter-governmental body within the UN system responsible for strengthening the promotion and protection of human rights around the globe and for addressing situations of human rights violations and make recommendations on them.
All of its members are elected by the world body's General Assembly, and it has the ability to discuss all thematic human rights issues and situations that require its attention throughout the year. It meets at the UN Office at Geneva.
The Council's membership is based on equitable geographical distribution and seats are distributed as follows: 13 seats for African States, 13 seats for Asian States, 8 seats for Latin American and Caribbean States, 7 seats for Western European and other States, and 6 seats for Eastern European States.
The other members of the Council and the end of their terms are as follows: Angola (2013), Austria (2014), Benin (2014), Botswana (2014), Burkina Faso (2014), Chile (2014), Congo (2014), Costa Rica (2014), Czech Republic (2014), Ecuador (2013), Guatemala (2013), India (2014), Indonesia (2014), Italy (2014), Kuwait (2014), Libya (2013), Malaysia (2013), Maldives (2013), Mauritania (2013), Peru (2014), Philippines (2014), Poland (2013), Qatar (2013), Republic of Moldova (2013), Romania (2014), Spain (2013), Switzerland (2013), Thailand (2013) and Uganda (2013).
http://www.un.org/apps/news/story.asp?NewsID=43468&Cr=human+rights+council&Cr1=#.UKJyjmlraFc
Hàng triệu con tim Việt Nam và cộng đồng thế giới đang xót xa hướng về những người yêu chuộng tự do dân chủ đang bị tù đày. Trước những bản án ác nghiệt phi nhân bản, chúng ta hãy cùng nhau hành động đòi công lý cho họ.
Chỉ tiêu của chiến dịch là 100.000 chữ ký cho đến ngày Quốc Tế Nhân Quyền, ngày 10, tháng 12, 2012. Vào thời điểm này cộng đồng người Việt trên toàn thế giới sẽ tổ chức các buổi tiếp xúc với Liên Hiệp Quốc và Bộ Ngoại Giao các nước để trao thỉnh nguyện thư và chữ ký.
Với sự tham gia nhiệt tình của từng con dân Việt, cống lý phải đẩy lùi sự đàn áp trên đất nước ta. Nhất định phải thế.
Trân trọng,
Chiến dịch Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói
Ký thỉnh nguyện thư ngăn chặn CSVN gian ác mà mong muốn tham gia làm thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ để được danh chánh ngôn thuận mạnh tay hơn đàn áp bỏ tù người yêu nước, cướp đất, đánh đập đến chết dân oan:
http://www.democracyforvietnam.net/
Hàng triệu con tim Việt Nam và cộng đồng thế giới đang xót xa hướng về những người yêu chuộng tự do dân chủ đang bị tù đày. Trước những bản án ác nghiệt phi nhân bản, chúng ta hãy cùng nhau hành động đòi công lý cho họ.
Chỉ tiêu của chiến dịch là 100.000 chữ ký cho đến ngày Quốc Tế Nhân Quyền, ngày 10, tháng 12, 2012. Vào thời điểm này cộng đồng người Việt trên toàn thế giới sẽ tổ chức các buổi tiếp xúc với Liên Hiệp Quốc và Bộ Ngoại Giao các nước để trao thỉnh nguyện thư và chữ ký.
Với sự tham gia nhiệt tình của từng con dân Việt, cống lý phải đẩy lùi sự đàn áp trên đất nước ta. Nhất định phải thế.
Trân trọng,
Chiến dịch Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói
Ký thỉnh nguyện thư ngăn chặn CSVN gian ác mà mong muốn tham gia làm thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ để được danh chánh ngôn thuận mạnh tay hơn đàn áp bỏ tù người yêu nước, cướp đất, đánh đập đến chết dân oan:
http://www.democracyforvietnam.net/