THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

06 August 2012

Trưng bày bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa




Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, đợt trưng bày sẽ góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo.
'Bản đồ cổ đã đập tan những luận điệu của Trung Quốc'

Từ tháng 8 đến tháng 11/2012, Bảo tàng Lịch sử quốc gia (216 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội) trưng bày tấm bản đồ Hoàng Triều trực tỉnh địa dư toàn đồ tại phòng trưng bày chuyên đề Di sản văn hóa biển Việt Nam. Đây là bản đồ do tiến sĩ Mai Ngọc Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu thư viện của Viện Hán Nôm trao tặng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng, sau lễ tiếp nhận vào ngày 25/7, Bảo tàng đã nhận được sự quan tâm của đông đảo giới truyền thông và khách tham quan. Nhiều người dân mong muốn được chứng kiến tận mắt bằng chứng quan trọng khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
"Thông qua trưng bày này, Bảo tàng Lịch sử quốc gia mong muốn nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo", tiến sĩ Cường cho hay.
Tấm bản đồ được đánh giá "có yếu tố mới về mặt pháp lý". Ảnh: BTLS.
Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) là tập bản đồ Trung Quốc xuất bản tại Thượng Hải năm 1904, tái bản năm 1910. Bản đồ này xác định đảo Hải Nam là điểm cực nam lãnh thổ Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là các quần đảo ở Biển Đông như Hoàng Sa, Trường Sa nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Bản đồ được in màu, tạo nên từ hơn 35 miếng ghép dán trên nền vải bố, kích cỡ mỗi miếng khoảng 20x30cm.
Theo tiến sĩ Mai Ngọc Hồng, một trong những giá trị lớn mà ông đánh giá cao là sự nghiêm túc, đầu tư công phu về tư liệu để phục vụ cho việc lập bản đồ với thời gian dài lên đến gần 200 năm, bắt đầu từ thời vua Khang Hy và chỉ được hoàn tất cho xuất bản vào năm 1904. Theo ông, tấm bản đồ này được lập với khối tư liệu đồ sộ, được nhà vua Trung Quốc trực tiếp chỉ đạo thực hiện. Nó không chỉ tập trung trí tuệ của các nhà khoa học phương Tây mà cả Trung Quốc, cho thấy tính nghiêm túc, chính thống và giá trị khoa học của người Trung Quốc đối với bản đồ hiện đại đầu tiên được in ấn, làm theo thiết kế, kỹ thuật của phương Tây, đặc biệt với tỷ lệ xích chính xác.
"Đây không phải bản đồ của tư nhân, của địa phương nào mà do vua cùng với các nhà khoa học nghiên cứu khảo sát lâu dài làm ra. Do đó, đây là một cứ liệu lịch sử không thể chối cãi", tiến sĩ Mai Ngọc Hồng khẳng định.
Còn Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử Việt Nam Dương Trung Quốc cho hay bản đồ "có yếu tố mới về mặt pháp lý". Đây là bản đồ được Trung Quốc vẽ theo phương thức hiện đại của phương Tây, khác với cách vẽ theo cách riêng trước kia, có ghi rõ tọa độ, phù hợp với ngôn ngữ bản đồ hiện nay.
Xem chi tiết bản đồ cổ của Trung Quốc
Nguyễn Hưng