06/06/2012 21:56:55
- "Việc thừa tiền phải trả lại trong lĩnh vực khoa học hoàn toàn là do những bất cập trong cơ chế tài chính chứ không phải do các nhà khoa học. Đến thời điểm này (tháng 6/2012) mà tiền dành cho các đề tài nghiên cứu được duyệt năm 2012 vẫn chưa đến tay các nhà khoa học, thì chỉ trong mấy tháng cuối năm, làm sao giải ngân hết được".
Ông Phan Xuân Dũng đã chia sẻ với Kienthuc.net.vn bên hành lang Quốc hội.
Sinh viên nghiên cứu khoa học gặp nhiều khó khăn về đầu tư (ảnh minh họa) |
Cơ chế này thì sang năm lại thế!
Thưa ông, dư luận các nhà khoa học cảm thấy rất buồn khi tiền dành cho nghiên cứu lúc nào cũng thiếu, trong khi đó Bộ KH&CN thì trả lại Nhà nước gần 1 nghìn tỷ đồng. Vì sao lại có nghịch lý này?
Đó là do những khó khăn trong cơ chế tài chính. Ngay cả trong năm 2012 này, đến giờ đã là tháng 6, các chương trình, đề tài khoa học mà Bộ KH&CN đã duyệt và trình mà tiền cho các chương trình, đề tài đó vẫn chưa về. Tính cho đến hết năm thì cứ cho là còn 7 tháng nữa, thì làm sao mà các nhà khoa học hoàn thành được hết nhiệm vụ của mình.
Đáng nhẽ phải cấp kinh phí từ đầu năm để các nhà khoa học có kinh phí hoạt động trong năm đó thì đến tận bây giờ kinh phí năm 2012 cho các chương trình KHCN theo báo cáo của Bộ KH&CN thì vẫn chưa đến. Với tình hình này thì sang năm ngành khoa học cũng sẽ lại trả lại tiền mà thôi.
Cái vướng này cụ thể là gì thưa ông?
Tỷ trọng ngân sách chi cho KHCN dùng không hết, không phải do khoa học không cần tiền. Nhu cầu đầu tư của KHCN là rất lớn. Nhưng do vướng nhiều cơ chế, khó chi một cách hiệu quả. Tỷ trọng ngân sách chi cho KHCN của nước ta mới chỉ chiếm 0,4% GDP, thấp hơn rất nhiều con số 3 - 4% GDP ở các nước phát triển. Tăng chi cho KHCN là việc cần, song quan trọng hơn là có cơ chế sử dụng tỉ trọng ngân sách này một cách hiệu quả, khuyến khích được đội ngũ cán bộ khoa học chuyên tâm nghiên cứu để có những sáng tạo đóng góp cho đất nước.
Vậy thì lỗi nằm ở khâu nào thưa ông?
Lỗi không phải ở các nhà khoa học mà chính là ở cơ chế tài chính trong hoạt động KHCN. Điều này những người làm quản lý KHCN cũng biết và ai cũng mong sớm có sự chuyển đổi theo hướng dành nhiều kinh phí hơn đầu tư cho lĩnh vực này.
Ý ông là các nhà khoa học không có lỗi?
Đúng thế. Ở các nước, họ đầu tư cho KHCN mà tính trên GDP thì rất cao, từ 2 - 4%. Trong khi đó ở Việt Nam hiện nay mới đầu tư cho KHCN 0,4% GDP và 2% ngân sách Nhà nước. Giờ muốn phát triển KHCN thì phải đầu tư lớn hơn và có cơ chế sử dụng đồng tiền đầu tư hiệu quả hơn.
Nhưng đầu tư thấp mà còn tiêu không hết, thì đầu tư lớn hơn liệu có hợp lý?
Tất nhiên, muốn đầu tư lớn hơn mà phải đạt hiệu quả thì ngành KHCN phải đổi mới một cách mạnh mẽ hơn, hợp lý hơn cho phù hợp với đặc thù của ngành KHCN. Nhu cầu tài chính rất lớn nhưng cái cơ chế tài chính hiện nay đang làm khó cho nhà khoa học. Phải đổi mới cơ chế tài chính cho hoạt động KHCN thì KHCN mới có thể phát triển được.
Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm UB KHCN&MT Quốc hội. |
Mới chỉ quan tâm đến thủ tục
Việc đổi mới đó phải bắt đầu như thế nào thưa ông?
Đó là đổi mới cách chi tiêu cho KHCN. Đó là chi tiêu theo sản phẩm được nghiên cứu, làm ra, chứ không chi tiêu theo các loại giấy tờ hóa đơn. Hiện các cơ quan đi kiểm tra các đề tài, nhiệm vụ KHCN chủ yếu dành nhiều thời gian cho việc quyết toán tài chính liên quan đến các giấy tờ thủ tục là chính. Còn sản phẩm KHCN cụ thể thế nào thì chưa được quan tâm nhiều.
Mà thời gian dành cho việc thanh quyết toán thì mất rất nhiều. Tất nhiên là đã chú trọng vào các giấy tờ thủ tục chính xác nhưng chưa có quy định nào rõ ràng để buộc phải quan tâm đến sản phẩm làm ra thay vì các giấy tờ hợp thức hóa.
Nghĩa là quy trình buộc phải chậm?
Cái đó không phải là do quy trình mà là một hệ thống cơ chế chính sách. Đã đến lúc cần phải có sự thay đổi mang tính đột phá để tháo gỡ nút thắt khó khăn trong nghiên cứu mà các nhà khoa học hiện nay đang phải chịu.
Ông nghĩ gì trước những bức xúc của các nhà khoa học hiện nay về việc tiền ngân sách thì có mà tiền cho nghiên cứu đề tài thì luôn thiếu?
Tôi cũng là một nhà khoa học, từng lãnh đạo một viện nghiên cứu. Bức xúc của các nhà khoa học thì nhiều lắm. Đa phần là vì muốn được cống hiến nhiều hơn, tận tâm tận lực nghiên cứu hơn và cho ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hơn. Tiền nghiên cứu không có, thủ tục thì rườm rà, mất thời gian. Tôi rất hiểu những cái khó đó. Bởi thế sắp tới đây sẽ có những đổi mới linh hoạt về cơ chế hoạt động KHCN, tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất để các nhà khoa học yên tâm nghiên cứu.
Những nhà khoa học có thể trông chờ vào cái sự đổi mới đó ngay lập tức không?
Có chứ, Bộ KH&CN đang xây dựng đổi mới bắt đầu từ luật ngân sách. Đổi mới là việc làm bắt buộc, muốn phát triển thì phải đổi mới. Ta có hàng triệu nhà khoa học, việc đầu tư cho khoa học cũng phải rất thích đáng thì mới phát triển được.
Xin cảm ơn ông!
Nghĩa là quy trình buộc phải chậm?
Cái đó không phải là do quy trình mà là một hệ thống cơ chế chính sách. Đã đến lúc cần phải có sự thay đổi mang tính đột phá để tháo gỡ nút thắt khó khăn trong nghiên cứu mà các nhà khoa học hiện nay đang phải chịu.
Ông nghĩ gì trước những bức xúc của các nhà khoa học hiện nay về việc tiền ngân sách thì có mà tiền cho nghiên cứu đề tài thì luôn thiếu?
Tôi cũng là một nhà khoa học, từng lãnh đạo một viện nghiên cứu. Bức xúc của các nhà khoa học thì nhiều lắm. Đa phần là vì muốn được cống hiến nhiều hơn, tận tâm tận lực nghiên cứu hơn và cho ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hơn. Tiền nghiên cứu không có, thủ tục thì rườm rà, mất thời gian. Tôi rất hiểu những cái khó đó. Bởi thế sắp tới đây sẽ có những đổi mới linh hoạt về cơ chế hoạt động KHCN, tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất để các nhà khoa học yên tâm nghiên cứu.
Những nhà khoa học có thể trông chờ vào cái sự đổi mới đó ngay lập tức không?
Có chứ, Bộ KH&CN đang xây dựng đổi mới bắt đầu từ luật ngân sách. Đổi mới là việc làm bắt buộc, muốn phát triển thì phải đổi mới. Ta có hàng triệu nhà khoa học, việc đầu tư cho khoa học cũng phải rất thích đáng thì mới phát triển được.
Xin cảm ơn ông!
Quy định cứng nhắc khiến nhà khoa học mất hứng
| ||
PGS.TS Phạm Văn Nho (Khoa Vật lý, ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội) |
Tô Hội (thực hiện)