Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2012-06-12
Trong phiên chất vấn các bộ trưởng lần này của Quốc hội Bộ trưởng Đinh La Thăng không có tên như người dân mong đợi nhưng lại xuất hiện tên của Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang. Mặc Lâm ghi nhận thêm chung quanh sự việc này.
Trong danh sách dự kiến các bộ trưởng trả lời chất vấn của Quốc hội khóa 13 kỳ họp thứ 3 gồm có các ông: Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Công thương, Bộ trưởng Công an và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường.
Giúp dân giải toả lo âu và thắc mắc?
Mỗi bộ trưởng được vài vị khác hỗ trợ trong các phiên chất vấn vì tính chất phức tạp của vấn đề. Thí dụ như Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường sẽ phải trả lời những câu hỏi về vấn đề đất đai, giải phóng mặt bằng, vốn là các câu hỏi chung của xã hội hiện nay.
Bộ Công thương sẽ bị hỏi về những vấn đề của các doanh nghiệp có tồn kho lớn cũng như những khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Bộ Kế Hoạch và Đầu tư sẽ phải trả lời về đầu tư công, trong quản lý và phân bổ vốn là câu hỏi khó trả lời trong một thời gian ngắn vì nó liên quan đến chủ trương chính sách đôi khi chồng chéo và bất cập.
Tuy nhiên đối với Bộ trưởng Công an thì các câu chất vấn xem ra không công bình đối với ông. Theo tiết lộ của ông Nguyễn Hạnh Phúc, chủ nhiệm văn phòng Quốc hội cho biết thì Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang sẽ được hỏi về
vấn đề tội phạm gia tăng, đặc biệt trong giới vị thành niên....Nếu hỏi công an đã chống tội phạm hiệu quả ra sao thì vấn đề lại khác. Có rất nhiều vụ bắt cướp diễn ra ngoạn mục và nhanh chóng chứng tỏ rằng khả năng nghiệp vụ của ngành này không hề thua kém với các nước láng giềng. Tuy nhiên cho tới nay, báo chí vẫn thừa nhận chúng chỉ là những vụ án nhỏ do một vài tên cướp cò con... còn các vụ cướp công quỹ lớn hơn thì việc phát hiện và giam giữ vẫn còn quá ít
Câu chất vấn này phải được nhiều bộ trả lời cùng một lúc và Bộ Công an chỉ cần giải thích đã bắt giữ và cải huấn bao nhiêu em. Sau khi cải huấn thì có bao nhiêu em quay trở lại phạm tội và bao nhiêu em đã thoát ra được những cám dỗ của các trò chơi bạo động, vốn là một trong những lý do đẩy các em vào con đường tội phạm.
Đạo đức của trẻ vị thành niên không thuộc thẩm quyền của Bộ Công an mà nó thuộc trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nó được xã hội quan tâm nhưng trách nhiệm trước mắt vẫn là gia đình và trường học. Công an chỉ vào cuộc khi tội phạm thành lập do đó đặt trách nhiệm tội phạm vị thành niên lên vai công an là không chính xác và tỏ ra dễ dãi đối với một ngành mà chức năng của nó có những điều quan trọng hơn nhiều.
Nếu hỏi công an đã chống tội phạm hiệu quả ra sao thì vấn đề lại khác. Có rất nhiều vụ bắt cướp diễn ra ngoạn mục và nhanh chóng chứng tỏ rằng khả năng nghiệp vụ của ngành này không hề thua kém với các nước láng giềng. Tuy nhiên cho tới nay, báo chí vẫn thừa nhận chúng chỉ là những vụ án nhỏ, do một vài tên cướp cò con thủ ác, còn các vụ cướp công quỹ lớn hơn thì việc phát hiện và giam giữ vẫn còn quá ít.
Đây là lần đầu tiên một bộ trưởng công an trả lời chất vấn trước Quốc hội nên được người dân chăm chú theo dõi nhất. Dân chúng thường không quan tâm mấy đến vấn đề vĩ mô vì sự hiểu biết có giới hạn, nhưng điều băn khoăn, lo ngại nhất đối với họ là vấn đề đối phó với sự vòi vĩnh của rất nhiều cảnh sát giao thông xảy ra hàng ngày trong đời sống.
Xin hỏi ông Bộ trưởng Công an
Khi được hỏi nếu được đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Công an thì vấn đề gì sẽ được nêu lên, anh Bùi Thanh Hiếu còn được biết với bút danh Người Buôn Gió cho biết:
-Nếu tôi được quyền chất vấn ông bộ trưởng công an Trần Đại Quang thì câu đầu tiên tôi sẽ hỏi ông là ông nghĩ thế nào về tình trạng tham nhũng mà tất cả những người dân Việt Nam đều thấy đó là một vấn nạn trầm trọng mà cho đến nay việc đưa ra ánh sáng để giải quyết những vụ tham nhũng không có tiến triển gì.
...Nếu tôi được quyền chất vấn ông bộ trưởng công an Trần Đại Quang thì câu đầu tiên tôi sẽ hỏi ông là ông nghĩ thế nào về tình trạng tham nhũng mà tất cả những người dân Việt Nam đều thấy đó là một vấn nạn trầm trọng mà cho đến nay việc đưa ra ánh...Người Buôn Gió
Chỉ duy nhất một điểm sáng gần đây là vụ ông Dương Chí Dũng đưa ra giải quyết thì ông ấy lại trốn thoát mất. Đó là chuyện chống tham nhũng của Việt Nam. Còn câu hỏi thứ hai xin ông cho biết lúc gần đây ngày càng nhiêu người bị bắt vì điều 88. Điều luật này đối với quốc tế hiện nay người ta lên án rất nhiều tại sao Việt Nam vẫn tiếp tục bắt bớ vi phạm vào tự do ngôn luận nhiều như vậy?
Trong một năm trở lại khi phong tào biểu tình chống Trung Quốc nổi lên tại Hà Nội thì hàng chục người đã gặp tai họa do việc làm yêu nước của mình. Công an đã đánh đập, khủng bố người đi biểu tình. Công khai
đạp vào mặt họ ngay giữa phố trước hàng ngàn con mắt của quần chúng. Đến từng nhà vận động, hăm dọa và đến cả sở làm của họ để áp lực họ phải bỏ biều tình hay bỏ việc.
Những vi phạm của công an ngày một rõ hơn dưới mắt của các phóng viên quốc tế và tiếng nói của họ cũng gây không ít khó khăn trong các quan hệ ngoại giao. Bên ngoài là thế, còn bên trong thì việc làm của công an đã và đang thiêu rụi tiếng tăm của ngành này mà bà Lê Hiền Đức, một người rất nổi tiếng trong việc chống tham nhũng đã bị công an đối xử rất thô bạo trong những ngày gần đây nêu lên trong phần góp ý của mình:
...Tôi sẽ hỏi ông rằng thứ nhất, qua các cuộc biểu tình năm ngoái thì hình ảnh người công an đối với nhân dân từ một người công an nhân dân cao quý nó đã trở nên đen tối, không còn một chút nào tin tưởng được nữa và người dân vô cùng căm ghét, anh nghĩ thế nào...bà Lê Hiền Đức
Tôi nghĩ rằng ông này là một người tôi biết từ lúc còn bé. Tôi còn bế ông ấy cơ mà! Cách đây hơn nửa thế kỷ tôi còn bế ông mà. Khi đó tôi đã là công an rồi, tôi đã là cảnh sát rồi. Tôi biết ông này là một người rất có tâm nhưng vì bộ máy hoạt động hiện nay.
Tôi sẽ hỏi ông rằng thứ nhất, qua các cuộc biểu tình năm ngoái thì hình ảnh người công an đối với nhân dân từ một người công an nhân dân cao quý nó đã trở nên đen tối, không còn một chút nào tin tưởng được nữa và người dân vô cùng căm ghét, anh nghĩ thế nào về chuyện này? Anh sẽ có thái độ gì chấn chỉnh cho quân lính của anh?
Còn đối với người như tôi, tôi có làm gì cho riêng tư tôi đâu? Hoàn toàn tôi vì lợi ích chung của dân của dân tộc của nhân dân. Vậy tại sao quân lính của anh, đại đa số, họ lại có thể đối xử với tôi một con người cả một cuộc đời, bỏ hơn nửa đời người quan tâm đặc biệt xây dựng cho ngành công an. Bây giờ ông nghĩ gì trong cái việc chỉ đạo ngành công an như thế?
Bà Lê Hiền Đức là một đảng viên cộng sản kỳ cựu hoạt động từ khi chủ tịch Hồ Chí Minh còn trong thời kỳ bí mật. Đã có thời gian bà từng là nữ điệp báo dịch các loại mật mã cho ông và vì vậy bà có thể tự hào những gì đã đóng góp cho đất nước. Bà có quyền nhận được sự đối xử tốt hơn, hay ít nhất cũng lịch sự hơn của ngành công an.
Một người khác là bà Bùi Minh Hằng, vốn là một biểu tình viên trong đoàn người biểu tình tại bờ hồ Hà nội. Bà Hằng bị bắt vì những lý do hết sức ngớ ngẩn mà không được cơ quan nào xem xét theo đúng tinh thần pháp luật mà ngành công an lẽ ra phải là nơi thực hiện để bảo vệ công dân khi họ oan khuất.
Bà Minh Hằng không hề phạm một tội nào có ghi nhận trong hiến pháp Việt Nam. Bà bị âm thầm bắt giam và âm thầm thả ra như không hề bị bắt. Những kinh nghiệm trong trại giam khiến bà Minh Hằng nghĩ ra câu hỏi về sự lạm quyền của ngành công an. Câu hỏi này bà đặt thẳng với bộ trưởng Trần Đại Quang:
Thời gian vừa qua báo chí đăng tin rất nhiều và chính tôi là người từ hang sói ấy trở về. Tại sao tôi phải sử dụng cái ngôn từ như thế? Bởi vì thực tế ở trong đó tôi chứng kiến sự đối xử giữa con người với con người nó man rợ mà những điều này đều nằm trong cách hành xử của ngành công an.
...Vì thế để tôi chất vấn ông Bộ trưởng Công an thì tôi sẽ hỏi rằng cái quyền hạn cho phép trong một đất nước có tôn ti trật tự thì đối với ngành công an gồm những quyền hạn gì? Từ câu hỏi này sẽ suy được ra họ đã làm những gì vượt quyền và tiếm quyền.Bà Minh Hằng
Thứ nhất họ là người của ngành pháp luật nhưng hầu như họ không hiểu về pháp luật nhiều như người dân bình thường chúng tôi. Điều thứ hai là họ lạm quyền. Họ làm quyền rất nhiều cho nên mới xảy ra nhiều vụ trong thời gian vừa rồi đó là người ở bên ngoài sau khi vào đồn công an thì chết hay bị thương tật. Cụ thể như chúng tôi là những người vào trong hang ổ của họ thì tôi mới chứng kiến được những điều phạm pháp, yếu kém và nó man rợ của những người bảo vệ pháp luật như ngành công an.
Vì thế để tôi chất vấn ông Bộ trưởng Công an thì tôi sẽ hỏi rằng cái quyền hạn cho phép trong một đất nước có tôn ti trật tự thì đối với ngành công an gồm những quyền hạn gì? Từ câu hỏi này sẽ suy được ra họ đã làm những gì vượt quyền và tiếm quyền.
Mỗi một lần Quốc hội chất vấn Bộ trưởng hay Thủ tướng thì người dân lại phấn khởi vì họ tin rằng qua các câu hỏi của Quốc hội người dân sẽ thấy thêm những gì mà họ không thể thấy qua báo chí. Tuy nhiên đã quá nhiều khóa họp trôi qua, rất nhiều chất vấn đã diễn ra nhưng vẫn chưa thấy thái độ quyết tâm thay đổi của người bị chất vấn.
Quốc hội Việt Nam mạnh yếu thế nào không do cách đặt câu hỏi nhưng do những giám sát diễn ra sau đó có thực sự hiệu quả bao nhiêu, ngay sau khi buổi họp chấm dứt và người bị chất vấn ra về với nhiệm sở của mình thì họ sẽ biết những gì họ buộc phải làm.
Theo dòng thời sự:
- Tại sao truyền thông lại lệch chuẩn?
- Đánh phóng viên nhà nước, chính quyền Hưng Yên muốn nói gì
- Hàng ngàn công an, bộ đội được huy động đến cưỡng chế đất ở Hưng Yên
- Bà Lê Hiền Đức sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng
- Việt Nam siết chặt việc kiểm soát các blogger
- TS Nguyễn Xuân Diện bị bao vây ở Thư viện Hán-Nôm Hà Nội
- Bức xúc với cách trả lời của Đài PT - TH Hà Nội
- Chống tham nhũng và kê khai tài sản
- Tiền lương và nguyên nhân của tham nhũng
- Báo chí tận tình săm soi Vinalines
- Sai phạm tại các tập đoàn kinh tế và các nhóm lợi ích
- Độc Quyền và Tham Nhũng