Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển, doanh nghiệp Nhà nước mua sắm công nhiều với lượng tiền lớn nhưng chưa có đạo luật nào giám sát việc này.
> Đà Nẵng dừng mua sắm xe công
> 120.000 tỷ đồng đầu tư công giúp giải hạn địa ốc
- Quy mô đầu tư công liên tục tăng trong các năm nhưng hiện chưa có đạo luật chính thức nào để điều chỉnh tái đầu tư công, tái cấu trúc nền kinh tế hiệu quả. Ông nghĩ sao?
- Vừa qua đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức đầu tư của toàn xã hội nhưng xu thế này sẽ phải giảm dần. Đầu tư công sẽ tập trung hơn vào những lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không thể tham gia.
Chúng ta đã có Luật ngân sách, Luật đầu tư, Luật xây dựng, Luật đô thị... nhưng nên có thêm Luật Đầu tư công để quản lý, đánh giá cho hiệu quả, không thể cứ đầu tư mà không biết hiệu quả ra sao. Chính phủ đã bắt đầu nghiên cứu nhưng đây là đạo luật tương đối khó nên nhiều lần đưa ra rồi nhưng lại hoãn để nghiên cứu thêm. Tôi cho là nên sớm ra Luật này.
Ngoài ra, có thể còn có đạo luật mua sắm công. Chúng ta đã mua sắm công nhiều với lượng tiền rất lớn nhưng chưa có đạo luật nào điều chỉnh chi tiết. Trong đó, có ý kiến cho rằng cả hai luật này phải có chương riêng để tính toán đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước.
Chúng ta đã có Luật ngân sách, Luật đầu tư, Luật xây dựng, Luật đô thị... nhưng nên có thêm Luật Đầu tư công để quản lý, đánh giá cho hiệu quả, không thể cứ đầu tư mà không biết hiệu quả ra sao. Chính phủ đã bắt đầu nghiên cứu nhưng đây là đạo luật tương đối khó nên nhiều lần đưa ra rồi nhưng lại hoãn để nghiên cứu thêm. Tôi cho là nên sớm ra Luật này.
Ngoài ra, có thể còn có đạo luật mua sắm công. Chúng ta đã mua sắm công nhiều với lượng tiền rất lớn nhưng chưa có đạo luật nào điều chỉnh chi tiết. Trong đó, có ý kiến cho rằng cả hai luật này phải có chương riêng để tính toán đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước.
Ông Phùng Quốc Hiển đề nghị sớm ra Luật đầu tư công, mua sắm công. Ảnh: Nguyễn Hưng. |
- Vậy tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước nên theo hướng thế nào để đảm bảo bịt lỗ hổng quản lý đầu tư công với khu vực này?
- Tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước phải làm tích cực, nhưng từng bước, không nên vội vàng. Đầu tiên phải hoàn thiện hệ thống pháp luật. Nợ của các doanh nghiệp so với vốn chủ sở hữu là bao nhiêu? Đến bao nhiêu phải báo động?... Tất cả cần đưa ra bộ quy tắc để từ đó đánh giá tình hình của các doanh nghiệp từng năm, thời kỳ. Ngay cả đối với ngân hàng, cũng cần có bộ quy tắc làm căn cứ có cho doanh nghiệp vay tiếp hay không?
Ngoài ra, phải tăng cường cơ chế quản lý. Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp Nhà nước phải bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Bây giờ không thể có ưu đãi được nữa.
- Ông đánh giá thế nào về vai trò của ban kiểm soát trong các tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước, liệu đây có phải là điểm yếu khiến sai phạm vẫn diễn ra?
- Các tập đoàn kinh tế đều có ban kiểm soát. Nhưng ban kiểm soát đó có làm mạnh không, có thực sự tương đối độc lập so với quyết định của hội đồng quản trị và ban lãnh đạo, giám đốc không? Đầu tiên các doanh nghiệp phải tự kiểm tra mình trước thay vì đợi các cơ quan khác vào cuộc. Những sai phạm vừa qua chứng tỏ ban kiểm soát và công tác kiểm tra nội bộ làm không tốt.
- Đề án của Chính phủ chưa nêu sử dụng nguồn lực nào để tái cơ cấu. Vậy theo ông, nên dùng nguồn lực ở đâu?
- Tôi cho rằng đề án nên bổ sung phần này. Ngoài nguồn lực sẵn có còn những nguồn lực trong tương lai. Nguồn lực bao gồm cả vị thế của đất nước, thương hiệu của các thành phần kinh tế, tài nguyên, lực lượng lao động và quan trọng hơn cả là tài chính.
Khi tái cấu trúc, không tránh được chuyện nhiều doanh nghiệp yếu kém phải đổ vỡ. Nền kinh tế sẽ thiệt hại nhất định về mặt tài chính. Vấn đề đặt ra là làm sao hạn chế bớt những đổ vỡ không cần thiết, hoặc giúp họ chuyển đổi hình thức kinh doanh hay chuyển nguồn lực của các doanh nghiệp từ nơi kém hiệu quả sang nơi có hiệu quả.
Theo tôi trong đề án nên có cái trung và dài hạn về nguồn lực. Đề án nên tính toán cân đối các nguồn lực, về lao động, nguồn tài chính, tài nguyên thiên nhiên.
- Vậy có những nguồn lực tài chính nào để tái cơ cấu?
- Sẽ có rất nhiều. Cần xác định nguồn lực từ các thành phần kinh tế, dân cư là đầu tiên và quan trọng nhất. Nguồn lực thứ hai là các kênh tín dụng, trong đó có những nguồn tín dụng nước ngoài, trong nước. Bên cạnh đó có thể huy động từ thị trường tài chính, trong đó chứng khoán rất quan trọng. Vấn đề nữa là để có nguồn lực từ ngân sách, phải xây dựng chiến lược tài chính trong trung hạn. Trước chỉ tính từng năm, nay có thể phải tính toán trong 3, 5 năm, thậm chí 10 năm.
- Tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước phải làm tích cực, nhưng từng bước, không nên vội vàng. Đầu tiên phải hoàn thiện hệ thống pháp luật. Nợ của các doanh nghiệp so với vốn chủ sở hữu là bao nhiêu? Đến bao nhiêu phải báo động?... Tất cả cần đưa ra bộ quy tắc để từ đó đánh giá tình hình của các doanh nghiệp từng năm, thời kỳ. Ngay cả đối với ngân hàng, cũng cần có bộ quy tắc làm căn cứ có cho doanh nghiệp vay tiếp hay không?
Ngoài ra, phải tăng cường cơ chế quản lý. Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp Nhà nước phải bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Bây giờ không thể có ưu đãi được nữa.
- Ông đánh giá thế nào về vai trò của ban kiểm soát trong các tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước, liệu đây có phải là điểm yếu khiến sai phạm vẫn diễn ra?
- Các tập đoàn kinh tế đều có ban kiểm soát. Nhưng ban kiểm soát đó có làm mạnh không, có thực sự tương đối độc lập so với quyết định của hội đồng quản trị và ban lãnh đạo, giám đốc không? Đầu tiên các doanh nghiệp phải tự kiểm tra mình trước thay vì đợi các cơ quan khác vào cuộc. Những sai phạm vừa qua chứng tỏ ban kiểm soát và công tác kiểm tra nội bộ làm không tốt.
- Đề án của Chính phủ chưa nêu sử dụng nguồn lực nào để tái cơ cấu. Vậy theo ông, nên dùng nguồn lực ở đâu?
- Tôi cho rằng đề án nên bổ sung phần này. Ngoài nguồn lực sẵn có còn những nguồn lực trong tương lai. Nguồn lực bao gồm cả vị thế của đất nước, thương hiệu của các thành phần kinh tế, tài nguyên, lực lượng lao động và quan trọng hơn cả là tài chính.
Khi tái cấu trúc, không tránh được chuyện nhiều doanh nghiệp yếu kém phải đổ vỡ. Nền kinh tế sẽ thiệt hại nhất định về mặt tài chính. Vấn đề đặt ra là làm sao hạn chế bớt những đổ vỡ không cần thiết, hoặc giúp họ chuyển đổi hình thức kinh doanh hay chuyển nguồn lực của các doanh nghiệp từ nơi kém hiệu quả sang nơi có hiệu quả.
Theo tôi trong đề án nên có cái trung và dài hạn về nguồn lực. Đề án nên tính toán cân đối các nguồn lực, về lao động, nguồn tài chính, tài nguyên thiên nhiên.
- Vậy có những nguồn lực tài chính nào để tái cơ cấu?
- Sẽ có rất nhiều. Cần xác định nguồn lực từ các thành phần kinh tế, dân cư là đầu tiên và quan trọng nhất. Nguồn lực thứ hai là các kênh tín dụng, trong đó có những nguồn tín dụng nước ngoài, trong nước. Bên cạnh đó có thể huy động từ thị trường tài chính, trong đó chứng khoán rất quan trọng. Vấn đề nữa là để có nguồn lực từ ngân sách, phải xây dựng chiến lược tài chính trong trung hạn. Trước chỉ tính từng năm, nay có thể phải tính toán trong 3, 5 năm, thậm chí 10 năm.
Thanh Thanh Lan