Ông Lương Văn Trong đẩy thuyền đặt đó để đánh bắt vài con tôm cá cho đỡ nhớ đầm
Về lại Tiên Lãng sau vụ cưỡng chế đất
Thứ Hai, 16/01/2012, 03:25 PM (GMT+7)
Sự kiện: Vụ nã súng, gài mìn công an
(Tin tuc) - PV trở lại bãi bồi Tiên Lãng, Hải Phòng sau vụ chống cưỡng chế thu hồi đất đổ máu ngày 5-1. Đến mới biết ở đây có gần 1.000ha đất nuôi trồng thủy sản. Chuyện thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn không cá biệt.
Tiên Lãng nằm kẹp giữa sông Thái Bình và sông Văn Úc, hướng mặt ra vịnh Bắc bộ. Đây chính là vùng đất mới, nơi hàng trăm năm qua cư dân vẫn cặm cụi viết tiếp câu chuyện mở đất như cụ Nguyễn Công Trứ ngày xưa. Những cái tên xã tên làng Quyết Thắng, Tự Cường, Kiến Thiết, Khởi Nghĩa, Toàn Thắng, Đông - Nam - Tây - Bắc Hưng... như vẫn còn thơm mùi đất mới.
Đánh vật với biển
“Cam khổ lắm mấy chú ạ. Đánh vật với biển hơn 20 năm nay. Có lúc tưởng chừng bất lực, tinh thần đi xuống, nghĩ bụng là phải trả đất về với hoang hóa như ngày xưa...” - phó chủ tịch Liên chi hội nuôi trồng thủy sản huyện Tiên Lãng Lương Văn Trong vừa dẫn chúng tôi đi dọc bờ bao của khu đầm 30ha vừa tâm sự.
Ông Trong kể: “Đắp bờ bao lần thứ nhất, chỉ ngủ qua đêm thì sáng mai thủy triều đã giật vỡ, lại công cốc. Lúc đó tôi thấy không có cây đước, cây bần, cây trang yểm trợ thì không ổn. Hàng chục năm liên tục, cứ vỡ lại đắp, cây bần cây đước mọc thành hàng chắn sóng, hết bờ gần thì tiến đến bờ xa, bây giờ mới thành hệ thống đầm, đìa thế này”.
Được chính quyền và dân địa phương coi như người tiên phong mở đất, ông Trong từng là cá nhân tiêu biểu được bầu đi gặp mặt Thủ tướng và đến năm 2002 ông vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Phan Văn Khải.
Kế bên đầm ông Trong là đầm của ông Vũ Văn Dũng. Vừa cho vịt ăn, ông Dũng vừa kể câu chuyện của mình: “Tôi được giao đất năm 1993, quyết định giao đất của huyện lúc đó giao diện tích 6ha, nhưng gần 20 năm đánh vật với biển đến nay chỉ khai thác được 2,6ha thôi. Khu đầm của tôi sát cửa sông nên sóng đánh dữ lắm, thua”.
Chúng tôi hỏi: “Ông đầu tư mỗi năm bao nhiêu tiền, nuôi trồng những gì?”. “Mỗi năm đầu tư 30-50 triệu đồng trồng cây, đắp đê, giống má cộng lại khoảng 100 triệu. Năm được thì cỡ trăm triệu, năm kém thì vài ba chục triệu. Đủ nuôi sống sáu miệng ăn” - ông Dũng kể.
Trở lại cống Rộc (xã Vinh Quang), chúng tôi bắt chuyện với chủ đầm Nguyễn Văn Phao (kế bên khu đầm của ông Vươn). Ông Phao có 15ha đầm, được giao năm 1994. Ông là bộ đội phục viên. “Về thấy anh Vươn ra chiến đấu với biển năm 1993-1994, mình cũng quyết định dựng lều ngoài bờ đê để đẩy lùi con sóng”.
Ông Phao đang say sưa kể thì vợ ông - bà Phùng Thị Nhót - chen vào: “Lúc đó sợ lắm chú ạ. Ngoài đê nước biển mênh mông. Chỉ có ông Phao nhà tôi với anh Vươn. Nghĩ lại thấy sao ông ấy liều thế. Mình nằm trong đê mà lo nơm nớp”.
Bà Nhót kể bờ đê chìm nổi nhiều phen, nhưng sợ nhất là năm 1996, Tiên Lãng đón bão to, giữa đêm ông Phao xách đèn pin chạy vào đê, bão tan thì hai vợ chồng ôm nhau khóc vì “mất cả chì lẫn chài”, sóng gió san phẳng những gì làm trong hơn 10 mười năm mồ hôi nước mắt. “Năm đó huyện về đánh giá nhà tôi mất 100 triệu. Nhưng đó chỉ là tiền cá, tôm, vịt thôi chú. Họ đâu có tính công đắp bờ trong bờ ngoài, mỗi năm bỏ ra mấy chục triệu đồng để gia cố”.
Khó khăn qua dần, người dân bám bờ, bám biển không chịu khuất phục thiên tai. Dăm năm gần đây, khi nghề nuôi cua, nuôi cá bắt đầu đem lại lợi nhuận, những rặng bần, rặng đước sau gần hai thập kỷ đã trở thành tường bao che chắn cho các chủ đầm.
Đùng một cái, bắt đầu từ năm 2005, hàng loạt chủ đầm huyện Tiên Lãng nhận được quyết định thu hồi đất của UBND huyện. Trớ trêu, các quyết định thu hồi ấy đều có chung dòng chữ là bàn giao tất cả tài sản, công trình trên đất, không bồi thường.
Giọng đầy chua xót, ông Dũng tâm sự: “Họ giao quyết định thu hồi, cùng với yêu cầu dừng đầu tư, từ năm 2005 đến nay tôi không dám bỏ tiền ra nuôi trồng gì nữa, tiếc quá đành thả đàn vịt hơn ngàn con để nuôi sống gia đình”.
Khu đầm của ông Trong khi chưa nhận quyết định thu hồi, dịp gần tết thế này lúc nào cũng vài ba chục người làm thuê, đánh bắt cá, cua, tôm nhộn nhịp từ sáng đến tối. Còn bây giờ, ông Trong buồn bã chống thuyền đem mấy cây đèn dầu đi đặt đó bắt vài con tôm, con cá phục vụ bữa ăn hằng ngày của gia đình.
“Xót lắm chú ạ. Cả khu đầm 30ha nếu được đầu tư thì mỗi năm trúng cũng được vài trăm triệu, đóng thuế cho Nhà nước. Nhưng cầm cái quyết định ấy trên tay, ai dám bỏ tiền xuống nữa. Nhớ đầm, hằng đêm tôi lại ra căn chòi này ngủ...” - ông Trong bần thần nói với chúng tôi rồi chống cây sào đẩy thuyền đi đặt đó.
“Đình chỉ giải quyết khiếu nại?”
Cùng trên dải đất bồi ven biển, cùng một điều kiện làm ăn, nhưng các chủ đầm cho chúng tôi xem các quyết định giao đất, thu hồi đất với thời hạn rất khác nhau. Ông Phao 15ha, giao đất năm 1994, thời hạn 15 năm, quyết định thu hồi năm 2010. Ông Trong 30ha, giao năm 1992, thời hạn 15 năm, quyết định thu hồi năm 2007. Ông Dũng 6ha, giao năm 1993, thời hạn 12 năm, quyết định thu hồi năm 2005. Ông Vươn được giao 21ha năm 1993, thời hạn 17 năm, năm 1997 giao bổ sung 19,3ha, thời hạn 17 năm nhưng tính thời điểm giao từ năm 1993...
Trong khi đó, Luật đất đai và nghị định 64 quy định rõ đối với đất nuôi trồng thủy sản phải giao 20 năm; nếu giao trước năm 1993 thì thời hạn được tính từ năm 1993; nếu giao sau năm 1993 thì thời hạn được tính từ ngày giao đất.
Một điều rất lạ, khi huyện có quyết định thu hồi, các chủ đầm có đơn khiếu nại, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền đã ký các quyết định “đình chỉ giải quyết khiếu nại”. “Chủ tịch đình chỉ khiếu nại thì còn đi đâu nữa” - ông Dũng nói.
Đánh vật với biển
“Cam khổ lắm mấy chú ạ. Đánh vật với biển hơn 20 năm nay. Có lúc tưởng chừng bất lực, tinh thần đi xuống, nghĩ bụng là phải trả đất về với hoang hóa như ngày xưa...” - phó chủ tịch Liên chi hội nuôi trồng thủy sản huyện Tiên Lãng Lương Văn Trong vừa dẫn chúng tôi đi dọc bờ bao của khu đầm 30ha vừa tâm sự.
Không dám đầu tư nữa, chiều chiều ông Lương Văn Trong (phó chủ tịch liên chi hội nuôi trồng thủy sản huyện Tiên Lãng) đẩy thuyền đặt đó để đánh bắt vài con tôm cá cho đỡ nhớ đầm
Nhà ông Trong ở xã Đông Hưng, năm 1992 ông được UBND huyện giao 30ha đất hoang hóa khu vực bãi bồi ngoài đê để nuôi trồng thủy sản. Năm bố con, anh em ông Trong bắt đầu chinh phục vũng bãi này bằng cách đắp đập, tạo nên những đầm, đìa nhỏ gần đê, rồi từ đó lấn dần ra biển.Ông Trong kể: “Đắp bờ bao lần thứ nhất, chỉ ngủ qua đêm thì sáng mai thủy triều đã giật vỡ, lại công cốc. Lúc đó tôi thấy không có cây đước, cây bần, cây trang yểm trợ thì không ổn. Hàng chục năm liên tục, cứ vỡ lại đắp, cây bần cây đước mọc thành hàng chắn sóng, hết bờ gần thì tiến đến bờ xa, bây giờ mới thành hệ thống đầm, đìa thế này”.
Được chính quyền và dân địa phương coi như người tiên phong mở đất, ông Trong từng là cá nhân tiêu biểu được bầu đi gặp mặt Thủ tướng và đến năm 2002 ông vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Phan Văn Khải.
Kế bên đầm ông Trong là đầm của ông Vũ Văn Dũng. Vừa cho vịt ăn, ông Dũng vừa kể câu chuyện của mình: “Tôi được giao đất năm 1993, quyết định giao đất của huyện lúc đó giao diện tích 6ha, nhưng gần 20 năm đánh vật với biển đến nay chỉ khai thác được 2,6ha thôi. Khu đầm của tôi sát cửa sông nên sóng đánh dữ lắm, thua”.
Chúng tôi hỏi: “Ông đầu tư mỗi năm bao nhiêu tiền, nuôi trồng những gì?”. “Mỗi năm đầu tư 30-50 triệu đồng trồng cây, đắp đê, giống má cộng lại khoảng 100 triệu. Năm được thì cỡ trăm triệu, năm kém thì vài ba chục triệu. Đủ nuôi sống sáu miệng ăn” - ông Dũng kể.
Trở lại cống Rộc (xã Vinh Quang), chúng tôi bắt chuyện với chủ đầm Nguyễn Văn Phao (kế bên khu đầm của ông Vươn). Ông Phao có 15ha đầm, được giao năm 1994. Ông là bộ đội phục viên. “Về thấy anh Vươn ra chiến đấu với biển năm 1993-1994, mình cũng quyết định dựng lều ngoài bờ đê để đẩy lùi con sóng”.
Ông Phao đang say sưa kể thì vợ ông - bà Phùng Thị Nhót - chen vào: “Lúc đó sợ lắm chú ạ. Ngoài đê nước biển mênh mông. Chỉ có ông Phao nhà tôi với anh Vươn. Nghĩ lại thấy sao ông ấy liều thế. Mình nằm trong đê mà lo nơm nớp”.
Ông Vũ Văn Dũng - một chủ đầm - và quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại của UBND huyện Tiên Lãng
Không bồi thườngBà Nhót kể bờ đê chìm nổi nhiều phen, nhưng sợ nhất là năm 1996, Tiên Lãng đón bão to, giữa đêm ông Phao xách đèn pin chạy vào đê, bão tan thì hai vợ chồng ôm nhau khóc vì “mất cả chì lẫn chài”, sóng gió san phẳng những gì làm trong hơn 10 mười năm mồ hôi nước mắt. “Năm đó huyện về đánh giá nhà tôi mất 100 triệu. Nhưng đó chỉ là tiền cá, tôm, vịt thôi chú. Họ đâu có tính công đắp bờ trong bờ ngoài, mỗi năm bỏ ra mấy chục triệu đồng để gia cố”.
Khó khăn qua dần, người dân bám bờ, bám biển không chịu khuất phục thiên tai. Dăm năm gần đây, khi nghề nuôi cua, nuôi cá bắt đầu đem lại lợi nhuận, những rặng bần, rặng đước sau gần hai thập kỷ đã trở thành tường bao che chắn cho các chủ đầm.
Đùng một cái, bắt đầu từ năm 2005, hàng loạt chủ đầm huyện Tiên Lãng nhận được quyết định thu hồi đất của UBND huyện. Trớ trêu, các quyết định thu hồi ấy đều có chung dòng chữ là bàn giao tất cả tài sản, công trình trên đất, không bồi thường.
Giọng đầy chua xót, ông Dũng tâm sự: “Họ giao quyết định thu hồi, cùng với yêu cầu dừng đầu tư, từ năm 2005 đến nay tôi không dám bỏ tiền ra nuôi trồng gì nữa, tiếc quá đành thả đàn vịt hơn ngàn con để nuôi sống gia đình”.
Khu đầm của ông Trong khi chưa nhận quyết định thu hồi, dịp gần tết thế này lúc nào cũng vài ba chục người làm thuê, đánh bắt cá, cua, tôm nhộn nhịp từ sáng đến tối. Còn bây giờ, ông Trong buồn bã chống thuyền đem mấy cây đèn dầu đi đặt đó bắt vài con tôm, con cá phục vụ bữa ăn hằng ngày của gia đình.
“Xót lắm chú ạ. Cả khu đầm 30ha nếu được đầu tư thì mỗi năm trúng cũng được vài trăm triệu, đóng thuế cho Nhà nước. Nhưng cầm cái quyết định ấy trên tay, ai dám bỏ tiền xuống nữa. Nhớ đầm, hằng đêm tôi lại ra căn chòi này ngủ...” - ông Trong bần thần nói với chúng tôi rồi chống cây sào đẩy thuyền đi đặt đó.
“Đình chỉ giải quyết khiếu nại?”
Cùng trên dải đất bồi ven biển, cùng một điều kiện làm ăn, nhưng các chủ đầm cho chúng tôi xem các quyết định giao đất, thu hồi đất với thời hạn rất khác nhau. Ông Phao 15ha, giao đất năm 1994, thời hạn 15 năm, quyết định thu hồi năm 2010. Ông Trong 30ha, giao năm 1992, thời hạn 15 năm, quyết định thu hồi năm 2007. Ông Dũng 6ha, giao năm 1993, thời hạn 12 năm, quyết định thu hồi năm 2005. Ông Vươn được giao 21ha năm 1993, thời hạn 17 năm, năm 1997 giao bổ sung 19,3ha, thời hạn 17 năm nhưng tính thời điểm giao từ năm 1993...
Trong khi đó, Luật đất đai và nghị định 64 quy định rõ đối với đất nuôi trồng thủy sản phải giao 20 năm; nếu giao trước năm 1993 thì thời hạn được tính từ năm 1993; nếu giao sau năm 1993 thì thời hạn được tính từ ngày giao đất.
Một điều rất lạ, khi huyện có quyết định thu hồi, các chủ đầm có đơn khiếu nại, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền đã ký các quyết định “đình chỉ giải quyết khiếu nại”. “Chủ tịch đình chỉ khiếu nại thì còn đi đâu nữa” - ông Dũng nói.
“Quan” nói một đằng, dân nói một nẻo Gặp ông chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng Ngô Ngọc Khánh, chúng tôi hỏi: “Tại sao thu hồi đất của dân lại không bồi thường?”, ông Khánh trả lời: “Vì hết thời hạn giao đất nên huyện thu hồi, trước đây các hộ dân đã hợp đồng với huyện như vậy”. Khi được đề nghị cung cấp các hợp đồng đó, ông Khánh không đáp ứng. Chúng tôi hỏi tiếp: “Tại sao có quyết định giao đất lại còn có cả hợp đồng, đâu là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất?” thì ông Khánh không trả lời. Các chủ đầm mà chúng tôi gặp đều khẳng định ngoài các quyết định giao đất, không có bất cứ hợp đồng nào được họ ký với UBND huyện cả. |