Ỷ Lan, thông tín viên RFA2012-01-12Hôm 10/1, UB Bảo vệ Quyền Làm Người VN, Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Tổ chức Thế giới Chống Tra tấn, là ba tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng đòi trả tự do cho tất cả các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền tại VN. Điều này được coi như điều kiện tiên quyết cho cuộc Đối thoại Nhân quyền cấp cao đầu tiên giữa Việt Nam và Liên Âu tổ chức tại Hà Nội. Chúng tôi đã gặp gỡ phỏng vấn ông Gerald Staberock, Tổng thư ký Tổ chức Thế giới Chống Tra tấn có trụ sở tại Genève, đồng thời điều hành Đài Quan sát bảo vệ các Nhà bảo vệ Nhân quyền là chương trình liên hợp giữa Liên Đoàn Quốc tế Nhần quyền và Tổ chức Thế giới Chống Tra tấn. Xin mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn về tầm quan trọng của sự lên tiếng chung nói trên. Cơ hội đẩy mạnh nhân quyềnỶ Lan: Thưa ông Gerald Staberock, ông vừa tham gia vào Bản lên tiếng chung nhân danh Đài Quan sát bảo vệ các Nhà bảo vệ Nhân quyền cùng với Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam nhân cuộc Đối thọai Nhân quyền cấp cao giữa Việt Nam và Liên Âu sắp tới. Vì sao Bản Lên tiếng xuất hiện và ông mong mỏi gì vào cuộc đối thoại nói trên?
Gerald Staberock: Tôi nghĩ rằng đối thoại nhân quyền là cơ hội đẩy mạnh nhân quyền. Vì vậy, điều quan trọng là nhận ra các điểm chuẩn làm cho cuộc đối thoại đích thực đáng giá với danh xưng của nó. Tôi tin rằng điều kiện cơ bản ban đầu cho mọi cuộc đối thoại nhân quyền mà Liên Âu thực hiện với các quốc gia, bây giờ là trường hợp đối với Việt Nam, là việc trả tự do cho những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền và để cho họ được tự do hoạt động. Có một số điều quan trọng cần nêu bật, như các việc giam cầm các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền thông qua sự kết án mơ hồ, như "tuyên truyền chống nhà nước", "lợi dụng quyền tự do và dân chủ" v.v… Không riêng việc trả tự do cho các nhà bảo vệ nhân quyền, cuộc đối thoại còn phải đi sâu vào sự thay đổi cơ bản đối với các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền. Thành quả của sự thay đổi phải dựa trên pháp lý, những điều luật mơ hồ phải hủy bỏ, không được áp dụng hay lạm dụng chúng để chống các nhà hoạt động trong các xã hội dân sự. Ỷ Lan: Ông có nêu ra một số trường hợp đặc biệt về các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền để yêu sách Việt Nam trả tự do không, thưa ông? Gerald Staberock: Có cả một danh sách dài, và nếu chị nhìn vào các lý do phạm tội dung để kết án họ, như phá hoại, tuyên truyền chống xã hội chủ nghĩa, chống phá nhà nước… thì rõ ràng là sự kết tội đã quá lạm dụng. Cần hậu thuẫn tiếng nói xã hộiỶ Lan: Thưa ông, Đối thoại Nhân quyền là một tiến trình "bí mật", với rất ít thông tin tiết lộ sau cánh cửa. Nay ba tổ chức của quý ông lại công khai dấy lên sự quan tâm của quý ông trước khi cuộc đối thoại bắt đầu. Ông có nghĩ rằng nghị trình của cuộc đối thoại nhân quyền phải được công khai hóa hay không?
Gerald Staberock: Tôi tin đây là điều quan trọng. Nghĩ cho cùng, dù mức độ bí mật của cuộc đối thoại xảy ra tới đâu, thì đây vẫn là cuộc đối thoại nhân quyền, không là những chủ đề bí mật. Tôi cũng nghĩ rằng trong những đối thoại nhân quyền như thế, có một lằn ranh rõ rệt - một mặt có thể mở ra thay đổi, mặt khác có thể chỉ là sự bào chữa và đưa ra một kiểu cách hợp pháp nào đó cho một tiến trình chẳng đáng được gọi là hợp pháp. Bởi vậy, điều quan trọng là có những tiêu chuẩn khách quan, qua đó chúng tôi muốn được thấy những chi sẽ xảy ra, và những nhu cầu tối thiểu cho một tiến trình có thể tín nhiệm. Nếu không, như chúng ta đã thấy qua các quốc gia khác trong thế giới, các chính phủ đã lợi dụng cuộc đối thoại để lấy lại uy thế hay đạt những thắng lợi khác, mà chẳng có ý định cho sự dấn thân thực sự. Chúng tôi muốn thấy rõ Việt Nam có thực sự chủ trương tôn trọng nhân quyền hay không. Không thể nào cam kết tôn trọng nhân quyền trong khi bắt bỏ tù những nhà hoạt động cho nhân quyền. Ỷ Lan: Về tổ chức Đài Quan sát bảo vệ các Nhà bảo vệ Nhân quyền. Ông có thể giải thích ý nghĩa của Người Bảo vệ Nhân quyền, và đâu là những quyền mà các nhà bảo vệ nhân quyền đắc thủ tại các quốc gia như Việt Nam? Gerald Staberock: Người Bảo vệ Nhân quyền ban đầu đã được định nghĩa trong "Tuyên ngôn Quốc tế Bảo vệ những người đấu tranh cho Nhân quyền" được LHQ thông qua năm 1998, đặc biệt định nghĩa rằng, Người Bảo vệ Nhân quyền là người hoạt động bảo vệ quyền cho kẻ khác. Ỷ Lan: Xin cám ơn ông Gerald Staberock. Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á châu Tự do tại Genève. Theo dòng thời sự:
|
THÔNG BÁO !
Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
TM Ban Điều Hành Blog
TM Ban Điều Hành Blog