Cập nhật lúc :10:42 AM, 09/01/2012
Một cán bộ Thành ủy Hải Phòng cho biết như trên. Ông cũng nói: Nếu phát hiện sai phạm trong quá trình thu hồi đất, TP sẽ xử lý.
Sẽ yêu cầu giải trình vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng
Người chống cưỡng chế ở Tiên Lãng khai nguyên nhân nổ súng
Chống cưỡng chế, 'chủ trại' đặt mìn, bắn thương 6 chiến sĩ
Hành vi dùng súng bắn vào lực lượng cưỡng chế, những người thi hành công vụ là không thể chấp nhận. Các cơ quan pháp luật đang khẩn trương truy xét, làm rõ vai trò của từng nghi can trong vụ vi phạm pháp luật hết sức nghiệm trọng này để xử lý nghiêm. Tuy nhiên, qua vụ việc này có một số điều cần làm rõ trong hành xử của chính quyền đối với các hộ dân được giao đất.
Người chống cưỡng chế ở Tiên Lãng khai nguyên nhân nổ súng
Chống cưỡng chế, 'chủ trại' đặt mìn, bắn thương 6 chiến sĩ
Hành vi dùng súng bắn vào lực lượng cưỡng chế, những người thi hành công vụ là không thể chấp nhận. Các cơ quan pháp luật đang khẩn trương truy xét, làm rõ vai trò của từng nghi can trong vụ vi phạm pháp luật hết sức nghiệm trọng này để xử lý nghiêm. Tuy nhiên, qua vụ việc này có một số điều cần làm rõ trong hành xử của chính quyền đối với các hộ dân được giao đất.
Người ngăn bão cho làng
Mấy
ngày nay, ông Phạm Văn Danh, 82 tuổi, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Vinh
Quang, cứ bần thần khi nghe tin cả gia đình anh Đoàn Văn Vươn lâm vào
vòng lao lý khi nổ súng vào lực lượng cưỡng chế thu hồi đất đầm.
“Cậu ấy đã có công với bà con xóm làng chúng tôi, nếu không có cậu ấy làm bờ kè tạo tấm lá chắn thì không biết bao giờ người dân Vinh Quang mới hết cảnh vỡ đê, chạy bão” - ông Danh bồi hồi.
“Cậu ấy đã có công với bà con xóm làng chúng tôi, nếu không có cậu ấy làm bờ kè tạo tấm lá chắn thì không biết bao giờ người dân Vinh Quang mới hết cảnh vỡ đê, chạy bão” - ông Danh bồi hồi.
Chủ đầm Đoàn Văn Vươn sau bao năm bám biển nay bị cưỡng chế thu hồi đất. Ảnh: MT
|
Chàng kỹ sư nông nghiệp Đoàn Văn Vươn trình bày với cha về ý tưởng “lấn biển” của mình. Ai ngờ, thấy con quyết tâm “đánh bạc với giời”, ông Đoàn Văn Thiểu lại gật cái rụp. Ông bán đàn vịt hàng ngàn con cùng 20 tấn thóc đưa hết cho con đi vỡ đất. Anh Vươn huy động tất cả bảy anh chị em cùng bà con, làng xóm cùng anh tiến ra vùng biển hoang. Ngày ngày họ trầm mình dưới nước từ mờ sáng tới tận tối khuya. Bao nhiêu tiền của, công sức đã đổ xuống biển với mong muốn tạo nên con đập vững chãi nhưng không biết bao lần thất bại. Biết bao tàu đất đá đổ xuống hôm trước, sáng ra đã bị sóng cuốn tan tành. Có người thấy anh “khùng” như vậy đã thách: “Nếu mày làm được, tao biếu không mày cái xe máy đẹp”. Không nản, anh Vươn bán cả nhà cửa, huy động anh chị em có gì đáng giá bán sạch.
Xui
rủi đầu tiên xảy đến. Một hôm, trong khi cả nhà đang mải mê lo chuyện
ngoài bãi, con gái lớn của anh mới tám tuổi ở nhà loay hoay thế nào lại
bị chết đuối dưới cống. Nén nỗi đau, anh Vươn vẫn quyết tâm vỡ đất. Anh
tìm các loài cây sú, vẹt trồng ở phía ngoài, khi cây vững mới tiếp tục
đắp kè. Sau năm năm với biết bao lần bị bão biển cuốn phăng, cuối cùng
bờ kè dài hai cây số của anh đã hình thành tạo nên bãi bồi màu mỡ. Phía
ngoài anh trồng một vạt rừng ngập mặn rộng 60 ha.
Bị thu trắng
Vùng
cửa biển mênh mông sau hàng chục năm cải tạo đã trở thành khu đầm thủy
sản trù phú. Từ đó, người dân Vinh Quang đã thoát khỏi cảnh vỡ đê chạy
bão. Biết bao bà con xóm chùa gần đó được anh tạo công ăn việc làm, nhà
ai túng bấn lại được anh giúp đỡ. Khi đó, gia đình anh Vươn tiếng là khá
giả nhưng vẫn đang gánh khoản nợ vài tỉ đồng...
Thế mà bỗng dưng anh Vươn nhận được quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng. Không bồi thường, không giao lại. Không chỉ anh Vươn mà nhiều hộ khác, trong đó có ông Vũ Văn Luân (ngụ xã Hùng Thắng) cũng cùng chung cảnh ngộ. Cho rằng đầm nuôi thủy sản phải được giao 20 năm, khi hết thời hạn sẽ được giao tiếp, anh Vươn và ông Luân đã khởi kiện quyết định thu hồi đất ra tòa. Bị TAND huyện Tiên Lãng bác yêu cầu, họ kháng cáo lên TAND TP Hải Phòng. Tòa TP tổ chức cho hai bên thỏa thuận, nghe đại diện của UBND huyện hứa hẹn nếu rút đơn sẽ cho thuê tiếp, anh Vươn và ông Luân đã rút đơn. Sau đó, họ nhiều lần làm đơn xin thuê tiếp nhưng không có hồi âm. Tháng 11-2011, UBND huyện ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Rồi đến cái ngày “định mệnh” 5-1-2012, UBND huyện tổ chức lực lượng thực hiện quyết định cưỡng chế... Ông Luân bức xúc: “Trong biên bản thỏa thuận tại Tòa án TP Hải Phòng, đại diện UBND huyện nói sẽ tiếp tục cho thuê nên chúng tôi rút đơn. Chúng tôi tin văn bản thỏa thuận có chữ ký của các bên và chữ ký của thẩm phán là có giá trị pháp lý. Ai ngờ huyện quay ngoắt 180 độ. Tòa nói biên bản thỏa thuận không có giá trị thì hóa ra chúng tôi bị lừa à?”. Theo ông Luân, trong nhiều năm qua, các chủ đầm đã nhiều lần đi nộp thuế nhưng không được thu. Họ làm đơn đề nghị được nộp thuế nhưng Chi cục Thuế huyện trả lời không thể thu được nên lâu nay họ đành chịu tiếng không làm nghĩa vụ với Nhà nước. Khi PV liên lạc với ông Phạm Xuân Hoa, Trưởng phòng TN&MT huyện Tiên Lãng, người đại diện UBND huyện hứa sẽ giao đất nếu ông Luân và anh Vươn rút đơn kháng cáo, ông Hoa đã từ chối trả lời. Liên lạc với ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, ông Hiền cáo “đang có việc bận, gọi lại sau” nhưng sau đó liên lạc nhiều lần ông không trả lời. Theo các chủ đầm thủy sản, trước đây huyện ra quyết định giao đất với thời hạn không cố định, 4-14 năm. Các chủ đầm đã nhiều lần đề nghị UBND huyện giao đất theo đúng thời hạn 20 năm mà Luật Đất đai quy định nhưng không được xem xét. Huyện căn cứ vào thời hạn trong quyết định giao đất, cứ đến hạn là thu trắng, không bồi thường cũng không cho thuê lại. Ngay sau khi thực hiện cưỡng chế, toàn bộ nhà cửa trên đầm của anh Vươn đã bị san phẳng.
Thế mà bỗng dưng anh Vươn nhận được quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng. Không bồi thường, không giao lại. Không chỉ anh Vươn mà nhiều hộ khác, trong đó có ông Vũ Văn Luân (ngụ xã Hùng Thắng) cũng cùng chung cảnh ngộ. Cho rằng đầm nuôi thủy sản phải được giao 20 năm, khi hết thời hạn sẽ được giao tiếp, anh Vươn và ông Luân đã khởi kiện quyết định thu hồi đất ra tòa. Bị TAND huyện Tiên Lãng bác yêu cầu, họ kháng cáo lên TAND TP Hải Phòng. Tòa TP tổ chức cho hai bên thỏa thuận, nghe đại diện của UBND huyện hứa hẹn nếu rút đơn sẽ cho thuê tiếp, anh Vươn và ông Luân đã rút đơn. Sau đó, họ nhiều lần làm đơn xin thuê tiếp nhưng không có hồi âm. Tháng 11-2011, UBND huyện ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Rồi đến cái ngày “định mệnh” 5-1-2012, UBND huyện tổ chức lực lượng thực hiện quyết định cưỡng chế... Ông Luân bức xúc: “Trong biên bản thỏa thuận tại Tòa án TP Hải Phòng, đại diện UBND huyện nói sẽ tiếp tục cho thuê nên chúng tôi rút đơn. Chúng tôi tin văn bản thỏa thuận có chữ ký của các bên và chữ ký của thẩm phán là có giá trị pháp lý. Ai ngờ huyện quay ngoắt 180 độ. Tòa nói biên bản thỏa thuận không có giá trị thì hóa ra chúng tôi bị lừa à?”. Theo ông Luân, trong nhiều năm qua, các chủ đầm đã nhiều lần đi nộp thuế nhưng không được thu. Họ làm đơn đề nghị được nộp thuế nhưng Chi cục Thuế huyện trả lời không thể thu được nên lâu nay họ đành chịu tiếng không làm nghĩa vụ với Nhà nước. Khi PV liên lạc với ông Phạm Xuân Hoa, Trưởng phòng TN&MT huyện Tiên Lãng, người đại diện UBND huyện hứa sẽ giao đất nếu ông Luân và anh Vươn rút đơn kháng cáo, ông Hoa đã từ chối trả lời. Liên lạc với ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, ông Hiền cáo “đang có việc bận, gọi lại sau” nhưng sau đó liên lạc nhiều lần ông không trả lời. Theo các chủ đầm thủy sản, trước đây huyện ra quyết định giao đất với thời hạn không cố định, 4-14 năm. Các chủ đầm đã nhiều lần đề nghị UBND huyện giao đất theo đúng thời hạn 20 năm mà Luật Đất đai quy định nhưng không được xem xét. Huyện căn cứ vào thời hạn trong quyết định giao đất, cứ đến hạn là thu trắng, không bồi thường cũng không cho thuê lại. Ngay sau khi thực hiện cưỡng chế, toàn bộ nhà cửa trên đầm của anh Vươn đã bị san phẳng.
Giải thích không thuyết phục
Một cán bộ Thành ủy Hải Phòng cho biết ngay sau ngày xảy ra vụ việc, lãnh đạo TP đã họp để giải quyết vụ việc. Theo đó, TP đã thống nhất sẽ kiểm tra, xem xét lại toàn bộ quy trình giao đất, thu hồi đất đầm của UBND huyện Tiên Lãng một cách khách quan. “Nếu phát hiện sai phạm chỗ nào, TP sẽ xử lý” - vị cán bộ này nói. |
Theo
ông Lương Văn Trong, Phó Chủ tịch Liên chi hội Nuôi trồng thủy sản nước
lợ huyện Tiên Lãng, ngày 8/1, liên chi hội này đã ra văn bản gửi cơ
quan chức năng khẳng định việc thu hồi đất đối với hai hội viên là anh
Vươn, ông Luân là trái pháp luật. Văn bản này nhấn mạnh: “Đại diện cho
chính quyền huyện Tiên Lãng đã ký thỏa thuận với người dân để giải quyết
vụ án hành chính có sự chứng kiến của TAND TP nay lại lật lọng với thỏa
thuận đó”. Tuy nhiên, ông Lê Văn Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang (ông
Liêm là em ruột Chủ tịch UBND huyện Lê Văn Hiền), lại cho rằng việc
cưỡng chế thu hồi hơn 38 ha đầm của anh Vươn là đúng pháp luật vì đã có
bản án của tòa rồi. Tuy nhiên, khi được hỏi thời hạn giao đất nuôi trồng
thủy sản không đủ 20 năm có đúng luật không thì ông Liêm không lý giải
được. Theo ông Liêm, hiện xã đã tiếp nhận khu đất chờ đấu thầu giao cho
chủ đầm khác sử dụng. Trong cuộc họp báo chiều 5-1-2011, ông Lê Văn
Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, cũng nói thu hồi đất để tổ chức đấu
thầu cho những ai có điều kiện tốt hơn thuê. Trong khi đó, dư luận ở
địa phương từ lâu đã râm ran chuyện chính quyền “quyết tâm” thu hồi đầm
của anh Vươn, ông Luân để giao cho các ông K. (ngụ xã Tiên Hưng), H.
(ngụ xã Vinh Quang), P. (ngụ xã Nam Hưng). Dư luận đó thực hư ra sao?
Những ông này quan hệ thế nào với các cán bộ huyện, xã cũng là điều cần
làm rõ.
Phải để huyện sửa, hủy quyết định
Tòa phải giải thích hậu quả của việc rút đơn
Pháp
luật về tố tụng hành chính không cho phép tòa án công nhận sự thỏa
thuận của các đương sự giống như trong tố tụng dân sự. Do vậy nếu đại
diện UBND huyện đồng ý “nếu các hộ rút đơn thì được tiếp tục thuê đất”
thì tòa án cần tạo điều kiện về mặt thời gian để UBND huyện hủy bỏ hoặc
thay đổi quyết định thu hồi đất bị khởi kiện, đồng thời UBND huyện trao
quyết định hủy bỏ hoặc thay đổi đó cho người khởi kiện. Sau đó, tòa án
mới hướng dẫn cho người khởi kiện rút đơn khởi kiện hoặc rút đơn kháng
cáo. Trên cơ sở đó thì việc ban hành các quyết định đình chỉ xét xử phúc
thẩm hoặc đình chỉ giải quyết vụ án của tòa án cấp phúc thẩm mới chặt
chẽ, đúng pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người
khởi kiện.
Mặt
khác, đối với quyết định thu hồi đất, Luật Đất đai quy định rõ: “Trường
hợp người bị thu hồi đất không chấp hành quyết định thu hồi đất thì
UBND có thẩm quyền thu hồi đất ra quyết định cưỡng chế. Người bị cưỡng
chế thu hồi đất phải chấp hành quyết định cưỡng chế và có quyền khiếu
nại”. Vì thế, nếu do nhận thức về pháp luật còn hạn chế nên người khởi
kiện đồng ý rút đơn kháng cáo, đơn khởi kiện khi trong tay họ chỉ có một
biên bản ghi nhận ý kiến của UBND huyện, còn quyết định thu hồi đất của
họ vẫn đang tồn tại trên thực tế thì hơn ai hết, chính thẩm phán giải
quyết vụ án đó phải phân tích cho họ nắm được hậu quả pháp lý của việc
rút đơn để họ cân nhắc, quyết định. Chỉ khi làm được điều đó thì việc
giải quyết mới triệt để, đúng pháp luật và công minh.
Ông PHẠM CÔNG HÙNG, Thẩm phán TAND Tối cao
Quyết định thu hồi khiến dân không phục
Ông Phạm Văn Danh, 82 tuổi, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang
|