THÔNG BÁO !
Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
TM Ban Điều Hành Blog
TM Ban Điều Hành Blog
14 November 2011
Nhóm ‘biểu tình viên’ được thả
13/11/2011danlentieng
(Hình bên: Một số người biểu tình bị câu lưu, hoặc thẩm vấn được Công an Hà Đông thả ra buổi tối hôm 11/11/2011.)
*
Ba người trong nhóm biểu tình “Chủ Nhật yêu nước” đã được công an Hà Nội thả, trong khi người thứ tư vừa nằm viện cấp cứu với cáo buộc bị đánh trong quá trình câu lưu.
Hôm thứ Sáu, tin cho hay một số người từng tham gia biểu tình vì Hoàng Sa – Trường Sa và chống Trung Quốc đã bị công an cưỡng chế câu lưu.
Các trang blog trên mạng nói các ông Lê Dũng, Lã Việt Dũng, Phạm Chính, Nguyễn Lân Thắng bị đưa về trụ sở Công an Quận Hà Đông trong khi đang ngồi với một số bạn bè, thân hữu của họ, ở một quán cà phê gần một trụ sở Công an ở quận này hôm 11/11/2011.
Trước đó, luật sư Lê Quốc Quân và blogger J.B Nguyễn Hữu Vinh, hai giáo dân Công giáo, đã bị cơ quan an ninh điều tra của Công an Hà Nội triệu tập thẩm vấn liên quan tới một số sự kiện ở giáo sứ Thái Hà gần đây.
Blogger Nguyễn Xuân Diện nói với BBC hôm nay, 12 tháng Mười Một: “Xử sự xảy ra như vừa rồi, thì người được lợi nhiều nhất và trông mong điều lợi này nhất, chính là phía Trung Quốc.”
“Vì lãnh đạo Trung Quốc chỉ muốn trông thấy sự mâu thuẫn giữa chính quyền và nhân dân ở Việt Nam thôi.”
Một trong những người bị câu lưu, ông Nguyễn Lân Thắng, người được các trang blog đưa tin là đã bị hành hung trong quá trình an ninh đưa về trụ sở điều tra.
Ông Thắng không nói với BBC là ai đánh ông, nhưng xác nhận rằng ông đã bị thương.
“Hiện tại người của tôi vẫn còn yếu, đầu óc nói chung vẫn còn choáng vì cú đánh của họ vào gáy rất là mạnh.”
“Hôm qua chụp phim, thì các bác sỹ cũng kết luận là có các phù nề ở trên vỏ não.”
Một người khác bị câu lưu cùng thời điểm với ông Thắng, ông Phạm Chính, cho BBC hay tới 22 giờ tối ngày thứ Sáu, đa số những người bị cưỡng chế hoặc triệu tập thẩm vấn đã được phép rời khỏi cơ quan điều tra.
“22 giờ hôm qua, họ quyết định thả tôi ra,” ông Chính đang công tác tại một công ty Viễn Thông ở Hà Nội nói và thuật lại sự kiện xảy ra với ông Nguyễn Lân Thắng.
“Lúc bấy giờ tôi chứng kiến, anh Nguyễn Lân Thắng ngồi cạnh tôi, có mấy anh mặc thường phục rất xấn xổ, lao vào túm tóc của Nguyễn Lân Thắng và đánh từ phái sau gáy lên mặt. Tôi nhìn thấy và tôi hét lên: không được phép đánh.”
“Trong quá trình họ giằng kéo để lôi anh Lân Thắng, xảy ra việc rơi cả kính của anh Thắng… Sau khi tôi hét lên như thế, có một sỹ quan chỉ huy, tôi nghĩ là như thế, nói là không được phép đánh nữa và đưa ra xe,” ông Phạm Chính thuật lại.
“Đáng tiếc”
Phản ứng trước các vụ cưỡng chế, câu lưu hôm thứ Sáu, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, blogger từng tham gia hoặc theo dõi các sự kiện biểu tình vì Biển Đông mùa hè năm nay, nói:
“Việc hôm qua cũng là một việc làm sai pháp luật của Công an Quận Hà Đông, một việc làm rất đáng tiếc.”
“Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục có đơn khởi kiện và đơn khiếu nại, và có những tiếng nói lên các diễn đàn trong và ngoài nước.”
“Vì cho dù các đơn từ không được giải quyết, bao che, hoặc né tránh, thì chúng tôi vẫn phải cất lên tiếng nói của lương tri và nhân phẩm của những người yêu nước chúng tôi.”
Ông Diện tin rằng chính quyền và ngành an ninh Thành phố Hà Nội nên tìm một cách thức khác để đối phó người biểu tình như hiện nay.
“Vấn đề là nếu chính quyền và các cơ quan an ninh của thành phố Hà Nội tìm cách đối thoại hoặc tìm một cách thức nào đó tiếp cận, cảm thông được với những người biểu tình mà đa số là các trí thức già và trẻ chúng tôi, thì mọi chuyện chắc là sẽ có một lời giải tốt đẹp.”
“Nhất là nếu sắp tới mà Trung Quốc tiếp tục có những hành động gây hấn trên Biển Đông, đánh đập, bắt, giết ngư dân Việt Nam, hoặc có những hành động khiêu khích đối với Việt Nam, thì những người tham gia biểu tình cũng sẽ tiếp tục tham gia biểu tình thôi, chứ không có gì thay đổi,” Tiến sỹ Diện dự đoán.