Thứ Tư, 5.5.2010 | 08:50 (GMT + 7)
(LĐ) - Đường hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn
được thiết kế có tuổi thọ 100 năm. Trong quá trình đúc, cả 4 đốt hầm
đều bị nứt ở nhiều vị trí, sau đó đã khắc phục xong vào cuối năm 2009.
Tuy nhiên mới đây, Hội đồng
Nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng (gọi tắt là Hội đồng Nghiệm
thu) lại phát hiện, sau khi lắp đặt xuống đáy sông, hai đốt hầm số 1 và
số 2 bị thấm cục bộ, khiến nhiều người lo ngại tuổi thọ công trình bị
suy giảm, không đạt độ bền 100 năm như thiết kế ban đầu.
Hầm bị thấm nước làm giảm tuổi thọ công trình
Đây là công trình lần đầu tiên Việt Nam thi công dìm dưới đáy sông, nên được dư luận rất quan tâm. Những ý kiến của một số chuyên gia xây dựng dưới đây - nhằm đánh giá về nguyên nhân, cảnh báo về hiện tượng bị thấm, nứt của một số đốt hầm.
Theo PGS-TS Vũ Xuân Hòa (GĐ Cty cổ phần tư vấn xây dựng Bách Khoa) đối với một công trình bêtông cốt thép, đặc biệt là công trình dìm dưới nước như hầm Thủ Thiêm thì việc xảy ra hiện tượng bị thấm là đáng lo ngại. Nếu không xử lý triệt để, chắc chắn ảnh hưởng xấu đến kết cấu của bêtông cốt thép cũng như làm suy giảm tuổi thọ của công trình. Bởi lẽ, bêtông và sắt thép rất kỵ nước, nên việc thấm nước lâu ngày sẽ làm cho bêtông bị hư hỏng, còn sắt thép gặp nước sẽ bị hoen gỉ làm cho bêtông bị bung ra, từ đó nước càng thấm nhanh hơn.
TS Vũ Xuân Hòa cho rằng, các đơn vị cần phải xác định nguyên nhân bị thấm là do những vết cũ trước đây, hay do những vết nứt mới, từ đó có cơ sở chính xác để tìm các giải pháp khắc phục. Trường hợp thấm do những vết nứt cũ gây ra, có thể do việc khắc phục những vết nứt trước đây không hiệu quả.
Đối với thấm do vết nứt mới gây ra là bị lực tác động (áp lực nước, đốt hầm đặt trên nền cát không đều...), chứ không phải bêtông co ngót, vì thực tế các đốt hầm đã đúc xong từ khá lâu, quá trình co ngót bêtông gần như không còn. Dù thấm do vết nứt cũ hay vết nứt mới đều đáng lo ngại, vì nó đều ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình.
Hầm đã dìm rồi khó khắc phục
Sau khi kiểm tra thực tế, một tổ chuyên gia thuộc Hội đồng Nghiệm thu nhận định: Việc các vết thấm nhỏ ở đầu đốt 1 và đầu đốt 2 trong phạm vi bản nắp hầm, sát vành thép của mỗi đốt có thể do lớp chống thấm bổ sung ở bên ngoài tại các chỗ này đã bị hỏng; việc tiêm keo Epoxy chống thấm cho các vết nứt ở bản nắp hầm (trước đây) tại các vị trí này là không có tác dụng.
Tổ chuyên gia còn cho biết thêm, do hai đốt hầm đã dìm sâu dưới nước nên không thể chữa thấm từ bên ngoài. Hơn nữa, với bản nắp hầm dày khoảng 1m thì việc chống thấm, bịt các vết nứt từ bên trong như vừa qua của nhà thầu chỉ là giải pháp tình huống. Dù có ngăn được thấm cũng là tạm thời, vì nước vẫn có nguy cơ lan truyền thấm sang chỗ khác trong lòng bêtông bản nắp hầm, làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng bê tông, giảm tuổi thọ lâu dài của phần bản nắp hầm quanh khu vực có vết nứt và bị thấm.
Cùng quan điểm này, một chuyên gia thuộc bộ môn Sức bền kết cấu - khoa Kỹ thuật xây dựng (Trường ĐH Bách khoa TPHCM), thì kết cấu bêtông cốt thép được đảm bảo chất lượng sẽ khó có hiện tượng thấm, còn khi đã xảy ra thấm tức là đang phát bệnh. Đặc biệt, đối với một công trình có kết cấu dày đến cả mét như đốt hầm Thủ Thiêm mà bị thấm là điều không bình thường.
Mặt khác, việc sửa chữa hiện tượng thấm của các đốt hầm Thủ Thiêm trong điều kiện hiện nay là rất khó. Thông thường, chống thấm phải ngăn chặn từ bên ngoài để nước không thấm vào bên trong, trong khi hai đốt hầm hiện nay đã lắp đặt sâu dưới đáy sông hơn 20m, do đó khắc phục thấm từ bên ngoài gần như không thể, còn ngăn chặn bên trong thì không hiệu quả.
Được biết hiện nay, các đơn vị liên quan đang tiếp tục theo dõi những vết thấm và nghiên cứu giải pháp xử lý triệt để những vết thấm.
Đây là công trình lần đầu tiên Việt Nam thi công dìm dưới đáy sông, nên được dư luận rất quan tâm. Những ý kiến của một số chuyên gia xây dựng dưới đây - nhằm đánh giá về nguyên nhân, cảnh báo về hiện tượng bị thấm, nứt của một số đốt hầm.
Theo PGS-TS Vũ Xuân Hòa (GĐ Cty cổ phần tư vấn xây dựng Bách Khoa) đối với một công trình bêtông cốt thép, đặc biệt là công trình dìm dưới nước như hầm Thủ Thiêm thì việc xảy ra hiện tượng bị thấm là đáng lo ngại. Nếu không xử lý triệt để, chắc chắn ảnh hưởng xấu đến kết cấu của bêtông cốt thép cũng như làm suy giảm tuổi thọ của công trình. Bởi lẽ, bêtông và sắt thép rất kỵ nước, nên việc thấm nước lâu ngày sẽ làm cho bêtông bị hư hỏng, còn sắt thép gặp nước sẽ bị hoen gỉ làm cho bêtông bị bung ra, từ đó nước càng thấm nhanh hơn.
TS Vũ Xuân Hòa cho rằng, các đơn vị cần phải xác định nguyên nhân bị thấm là do những vết cũ trước đây, hay do những vết nứt mới, từ đó có cơ sở chính xác để tìm các giải pháp khắc phục. Trường hợp thấm do những vết nứt cũ gây ra, có thể do việc khắc phục những vết nứt trước đây không hiệu quả.
Đối với thấm do vết nứt mới gây ra là bị lực tác động (áp lực nước, đốt hầm đặt trên nền cát không đều...), chứ không phải bêtông co ngót, vì thực tế các đốt hầm đã đúc xong từ khá lâu, quá trình co ngót bêtông gần như không còn. Dù thấm do vết nứt cũ hay vết nứt mới đều đáng lo ngại, vì nó đều ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình.
Hầm đã dìm rồi khó khắc phục
Sau khi kiểm tra thực tế, một tổ chuyên gia thuộc Hội đồng Nghiệm thu nhận định: Việc các vết thấm nhỏ ở đầu đốt 1 và đầu đốt 2 trong phạm vi bản nắp hầm, sát vành thép của mỗi đốt có thể do lớp chống thấm bổ sung ở bên ngoài tại các chỗ này đã bị hỏng; việc tiêm keo Epoxy chống thấm cho các vết nứt ở bản nắp hầm (trước đây) tại các vị trí này là không có tác dụng.
Tổ chuyên gia còn cho biết thêm, do hai đốt hầm đã dìm sâu dưới nước nên không thể chữa thấm từ bên ngoài. Hơn nữa, với bản nắp hầm dày khoảng 1m thì việc chống thấm, bịt các vết nứt từ bên trong như vừa qua của nhà thầu chỉ là giải pháp tình huống. Dù có ngăn được thấm cũng là tạm thời, vì nước vẫn có nguy cơ lan truyền thấm sang chỗ khác trong lòng bêtông bản nắp hầm, làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng bê tông, giảm tuổi thọ lâu dài của phần bản nắp hầm quanh khu vực có vết nứt và bị thấm.
Cùng quan điểm này, một chuyên gia thuộc bộ môn Sức bền kết cấu - khoa Kỹ thuật xây dựng (Trường ĐH Bách khoa TPHCM), thì kết cấu bêtông cốt thép được đảm bảo chất lượng sẽ khó có hiện tượng thấm, còn khi đã xảy ra thấm tức là đang phát bệnh. Đặc biệt, đối với một công trình có kết cấu dày đến cả mét như đốt hầm Thủ Thiêm mà bị thấm là điều không bình thường.
Mặt khác, việc sửa chữa hiện tượng thấm của các đốt hầm Thủ Thiêm trong điều kiện hiện nay là rất khó. Thông thường, chống thấm phải ngăn chặn từ bên ngoài để nước không thấm vào bên trong, trong khi hai đốt hầm hiện nay đã lắp đặt sâu dưới đáy sông hơn 20m, do đó khắc phục thấm từ bên ngoài gần như không thể, còn ngăn chặn bên trong thì không hiệu quả.
Được biết hiện nay, các đơn vị liên quan đang tiếp tục theo dõi những vết thấm và nghiên cứu giải pháp xử lý triệt để những vết thấm.
Theo kế hoạch của Ban QLDA đại lộ Đông – Tây, hôm nay
(5.5) sẽ tiến hành lai dắt đốt hầm số 3 (dài hơn 92m, rộng 33m, cao 9m,
nặng khoảng 27.000 tấn) từ bể đúc ở Nhơn Trạch – Đồng Nai về vị trí lắp
đặt trên sông Sài Gòn. Dự kiến ngày 6.5 sẽ bắt đầu lắp đặt đốt hầm số
3. Việc lai dắt, dìm, lắp đặt đốt hầm số 3 được cho là khó hơn hai đốt
hầm trước, do thời tiết hiện nay tại khu vực miền Đông Nam Bộ xảy ra mưa
bất thường, làm ảnh hưởng đến dòng chảy...
Về yêu cầu của Hội đồng Nghiệm thu về việc kiểm tra các vết nứt, vết thấm (nếu có) của đốt hầm số 3 và số 4 trước khi lai dắt, lắp đặt, Ban QLDA cho biết, đã tiến hành kiểm tra và đến nay vẫn chưa thấy điều gì bất thường. |