Sáng ngày 06-9-2011 trong bản tin thời tiết lúc 6h, có một chi tiêt làm
mình ngờ ngợ: Vị trí quần đảo Hoàng Sa ngay sát phía Nam của Đảo Hải
Nam(TQ). Nếu chiếu theo chiều vĩ tuyến thì Hoàng Sa trên bản đồ này
ngang với bờ biển Ninh Bình Thanh hóa. Mình cho rằng bản đồ chỉ có tính
chất minh họa. Nhưng lại băn khoăn tại sao khoảng cách Hoàng Sa với Hải
Nam bị rút ngắn lại như thế. Liệu có sơ suất gì chăng?
Nếu đây là
thật (Không loại trừ khả năng mình nhìn nhầm) thì sẽ rất nguy hiểm. Bởi
nó làm mọi người ngộ nhận Hoàng Sa là của Trung quốc. Vì các lí lẽ
sau:
1/ Với khoảng cách ấy thì việc Hoàng Sa trước năm 1974 do Việt
Nam Cộng Hòa quản lý có vẻ hơi khó thuyết phục, Hoàng Sa phải thuộc
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quản lý thì đúng hơn. Việc TQ chiếm Hoàng Sa
sẽ được trả lời thế nào ?
2/ Dân trí nước ta không cao, nhiều người
vẫn ngộ nhận chủ quyền biển đảo phụ thuộc vào khoảng cách với đất liền.
Và như vậy sẽ rất không có lợi cho việc khẳng định Hoàng Sa là của
Việt Nam.
Có lẽ các bạn nên kiểm tra lại điều này. Cũng có thể do việc Đài Truyền hình chuyển bản đồ thời tiết về không gian ba chiều nên gây ra sự ngộ nhận trên. Nếu vậy thì đề nghị VTV đưa Bản đồ dự báo thời tiết về mặt phẳng đứng để tường minh hơn.
Tham khảo:
Quần đảo Hoàng Sa có nghĩa là "cát vàng" (tiếng Anh: Paracel Islands); là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông (xem Đảo Biển Đông). Quần đảo nằm cách miền trung Việt Nam khoảng một phần ba khoảng cách đến những đảo phía bắc của Philippines; cách Cù lao Ré (đảo Lý Sơn) của Việt Nam khoảng 200 Hải lý và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230 hải lý.
Có lẽ các bạn nên kiểm tra lại điều này. Cũng có thể do việc Đài Truyền hình chuyển bản đồ thời tiết về không gian ba chiều nên gây ra sự ngộ nhận trên. Nếu vậy thì đề nghị VTV đưa Bản đồ dự báo thời tiết về mặt phẳng đứng để tường minh hơn.
Tham khảo:
Quần đảo Hoàng Sa có nghĩa là "cát vàng" (tiếng Anh: Paracel Islands); là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông (xem Đảo Biển Đông). Quần đảo nằm cách miền trung Việt Nam khoảng một phần ba khoảng cách đến những đảo phía bắc của Philippines; cách Cù lao Ré (đảo Lý Sơn) của Việt Nam khoảng 200 Hải lý và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230 hải lý.
Ngày xưa quần đảo này đã mang tên là
Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng. Vì có vô số hòn đảo, hòn đá, cồn đụn, bãi
cạn lúc nổi lúc chìm theo với mực nước thủy triền lên xuống nên số
lượng đảo tùy theo cách đếm mà kể là nhiều hay ít. Giáo sư Sơn Hồng Đức
cho số lượng là 120 đảo; sách cổ Việt Nam trong những thế kỷ trước đây
cho biết có 130 đảo.
• Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm An Vĩnh (Amphitrite) phía đông bắc và nhóm Nguyệt Thiềm (Crescent) lui về phía tây nam
• Tọa độ địa lý: từ 15°45′ đến 17°15′ Bắc, từ 111°00′ đến 113°00′ Đông
• Chu vi bờ biển: khoảng 518 km
• Khí hậu: nhiệt đới
• Độ cao: chỗ thấp nhất 0 m (biển Đông), chỗ cao nhất 14 m (địa điểm chưa có tên ở đảo Rocky)
• Tài nguyên: thiếu
• Nguy hiểm tự nhiên: bão
• Tên các đảo (huyện đảo Hoàng Sa): chia thành hai nhóm An Vĩnh và Trăng Khuyết.
Khoảng cách đến đất liền
Về khoảng cách đất liền, quần đảo Hoàng-Sa nằm gần Việt Nam nhất.
• Khoảng cách từ đảo Tri Tôn (15°47'N, 111°12'E) tới Lý Sơn hay Cù lao Ré (15°22'N, 109°07'E) là 2 độ 03 phút trên thước đo khoảng cách vĩ độ, tức chỉ có 123 hải lý.
• Nếu lại lấy toạ độ (Lý Sơn 15°23.1'N, 109°09.0'E) từ trong bản tuyên-cáo đường cơ-sở nội-hải của chính-quyền CHXHCN Việt-Nam (Declaration on Baseline of Territorial waters, 12 tháng 11 năm 1982) thì khoảng cách đến bờ Cù-lao Ré thu ngắn lại dưới 121 hải-lý.
• Từ đảo Tri-Tôn này đến Mũi Ba Làng An (Cap Batangan 15°14'N, 108°56'E) tức đất liền lục-địa Việt-Nam, khoảng cách đo được 135 hải-lý.
• Trong khi đó, khoảng cách đảo gần nhất tới bờ đảo Hải Nam xa tới 140 hải lý (đảo Hoàng Sa - 16°32N, 111°36 E và Ling-sui Pt hay Leong-soi Pt - 18°22 N, 110°03 E).
• Khoảng cách từ Hoàng Sa tới đất liền lục địa Trung Hoa còn xa hơn rất nhiều, tối thiểu là 235 hải lý.
• Nếu người Trung Hoa dùng "bãi đá ngầm" (North Reef) làm chuẩn để đo đến bờ "đảo" Hải Nam tại Ling-sui Pt, thì khoảng cách là: 112 hải lý. Song điều này không thể là một lý lẽ tranh cãi trên trường quốc tế vì đá ngầm không có giá trị như đảo trong việc chuẩn định ranh giới.
(Nguồn Wikipedia)
• Tọa độ địa lý: từ 15°45′ đến 17°15′ Bắc, từ 111°00′ đến 113°00′ Đông
• Chu vi bờ biển: khoảng 518 km
• Khí hậu: nhiệt đới
• Độ cao: chỗ thấp nhất 0 m (biển Đông), chỗ cao nhất 14 m (địa điểm chưa có tên ở đảo Rocky)
• Tài nguyên: thiếu
• Nguy hiểm tự nhiên: bão
• Tên các đảo (huyện đảo Hoàng Sa): chia thành hai nhóm An Vĩnh và Trăng Khuyết.
Khoảng cách đến đất liền
Về khoảng cách đất liền, quần đảo Hoàng-Sa nằm gần Việt Nam nhất.
• Khoảng cách từ đảo Tri Tôn (15°47'N, 111°12'E) tới Lý Sơn hay Cù lao Ré (15°22'N, 109°07'E) là 2 độ 03 phút trên thước đo khoảng cách vĩ độ, tức chỉ có 123 hải lý.
• Nếu lại lấy toạ độ (Lý Sơn 15°23.1'N, 109°09.0'E) từ trong bản tuyên-cáo đường cơ-sở nội-hải của chính-quyền CHXHCN Việt-Nam (Declaration on Baseline of Territorial waters, 12 tháng 11 năm 1982) thì khoảng cách đến bờ Cù-lao Ré thu ngắn lại dưới 121 hải-lý.
• Từ đảo Tri-Tôn này đến Mũi Ba Làng An (Cap Batangan 15°14'N, 108°56'E) tức đất liền lục-địa Việt-Nam, khoảng cách đo được 135 hải-lý.
• Trong khi đó, khoảng cách đảo gần nhất tới bờ đảo Hải Nam xa tới 140 hải lý (đảo Hoàng Sa - 16°32N, 111°36 E và Ling-sui Pt hay Leong-soi Pt - 18°22 N, 110°03 E).
• Khoảng cách từ Hoàng Sa tới đất liền lục địa Trung Hoa còn xa hơn rất nhiều, tối thiểu là 235 hải lý.
• Nếu người Trung Hoa dùng "bãi đá ngầm" (North Reef) làm chuẩn để đo đến bờ "đảo" Hải Nam tại Ling-sui Pt, thì khoảng cách là: 112 hải lý. Song điều này không thể là một lý lẽ tranh cãi trên trường quốc tế vì đá ngầm không có giá trị như đảo trong việc chuẩn định ranh giới.
(Nguồn Wikipedia)