Chính Quyền Bình Thuận Đào Mồ Mả Tổ Tiên Người Chăm?
Hình trên: Nghĩa trang Chăm mà chính quyền yêu cầu phải dời đi chổ khác. Hình dưới: Lễ cúng bái nghĩa trang Chăm trước ngày chay niệm (Ramawan).(Photo Champaka.org)
Hình trên: Nghĩa trang Chăm mà chính quyền yêu cầu phải dời đi chổ khác. Hình dưới: Lễ cúng bái nghĩa trang Chăm trước ngày chay niệm (Ramawan).(Photo Champaka.org)
BBT Champaka
Gần một năm qua, bà con Chăm Bani của Palei Bicam, thuộc thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận đang trải qua một biến cố kinh hoàng chưa từng xảy ra trong lịch sử cận đại của dân tộc này. Năm 2011, chính quyền tỉnh Bình Thuận, dựa vào sự đồng ý mang tính cách cá nhân của ông Mai Sên, gốc người Chăm nhưng giữ chức vụ Trưởng Ban Dân Tộc tỉnh Bình Thuận, buộc bà con Chăm Bani thuộc Palei Bicam, phải dời mồ mả tổ tiên của họ đi nơi khác, vì lý do làm ô nhiễm môi trường của thị trấn Lạc Tánh (huyện Tánh Linh) mà chính quyền địa phương đang xây dựng trên khu vực của thôn này.
Ai là chủ nhân của nghĩa trang Chăm?
Gần một năm qua, bà con Chăm Bani của Palei Bicam, thuộc thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận đang trải qua một biến cố kinh hoàng chưa từng xảy ra trong lịch sử cận đại của dân tộc này. Năm 2011, chính quyền tỉnh Bình Thuận, dựa vào sự đồng ý mang tính cách cá nhân của ông Mai Sên, gốc người Chăm nhưng giữ chức vụ Trưởng Ban Dân Tộc tỉnh Bình Thuận, buộc bà con Chăm Bani thuộc Palei Bicam, phải dời mồ mả tổ tiên của họ đi nơi khác, vì lý do làm ô nhiễm môi trường của thị trấn Lạc Tánh (huyện Tánh Linh) mà chính quyền địa phương đang xây dựng trên khu vực của thôn này.
Ai là chủ nhân của nghĩa trang Chăm?
Đứng
trên phương diện lịch sử mà phân tích, mồ mả tổ tiên người Chăm của
làng Bicam (Lạc Tánh) đã có mặt tại khu vực này từ hàng trăm năm qua, có
thể nói là từ ngày Champa lập quốc, trong khi đó người Kinh chỉ bắt đầu
du nhập vào tỉnh Bình Thuận chỉ sau thế kỷ thứ 17 trong chính sách Nam
Tiến của nhà Nguyễn. Đáng lý ra người Chăm mới đứng ra phản đối công
trình xây dựng thị trấn Lạc Tánh, vì dự án này có thể làm ô nhiễm và tàn
phá đi mô cảnh thiêng liêng mồ mả tổ tiên của dân tộc Chăm. Thay vì bỏ
ít ngân sách để xây dựng bức tường khang trang chung quanh nghĩa trang
hầu giúp người Chăm có địa điểm để cầu nguyện và cúng bái tổ tiên của
họ, chính quyền tỉnh Bình Thuận lại dựa vào quyền lực để tàn phá di sản
tâm linh của dân tộc này bằng cách yêu cầu dời bàn thờ tổ tiên của họ đi
nơi khác. Tại sao lại đập phá mồ mả của người Chăm, thay vì xây dựng
khu vực này thành Nghĩa Trang Văn Hóa Dân Tộc nằm ngay trong trung tâm
của thị trấn, hầu giúp khách du lịch đến thăm quan và tham dự những ngày
lễ hội của người Chăm Bani thường tổ chức trước mùa ăn chay của họ?
Trước
biến cố này, tất cả dân làng người Chăm Bani thuộc làng Lạc Tánh, từ
cộng đồng giáo cả (Po Acar) hơn 40 người đặt dưới quyền điều hành của
ông Gru Jak (Thông Dật) cho đến đàn bà và thanh niên đã bày tỏ lòng phẫn
nộ của họ và yêu cầu chính quyền tỉnh Bình Thuận phải nên bãi bỏ kế
hoạch này, vì phong tục cổ truyền của dân tộc Chăm không cho phép dời
nghĩa trang của họ, chứ không phải là bà con Chăm có ý chống đối Đảng và
Nhà Nước Việt Nam.
Muốn thực hiện dự án
này, chính quyền tỉnh Bình Thuận bỏ tiền mua chuộc một số gia đình người
Chăm dời mộ của họ đi nơi khác. Chính sách này đã gây ra bao biến cố
tang thương trong thị tộc của người Chăm, làm rạn nức cả hệ thống tổ
chức gia đình mẫu hệ, kéo theo vợ chồng phải chống đối nhau vì đã lở
nhận tiền. Trong giai đoạn đầu, chỉ có 5 hộ gia đình Chăm đã dời mồ mả
của họ, nhưng kết quả là vài gia đình này, trong đó ông chồng thì đồng ý
dời nghĩa trang còn bà vợ thì cương quyết không chấp nhận, gây ra cuộc
ấu đã tại nghĩa trang xuýt ảnh hưởng đến tính mạng. Thế là cuộc khủng
hoảng xảy ra giữa bà con Chăm Bani và chính quyền tỉnh Bình Thuận đã
bùng nổ gần một năm qua.
Vì sợ chính quyền
lén lút dời nghĩa trang của họ đi nơi khác, bà con Chăm Bani phải làm
chòi ngay trong nghĩa địa và thay phiên nhau để canh giữ ngày đêm. Hành
động này đã nói lên thế nào là lòng cương quyết của người Chăm, một khi
mồ mả tổ tiên của họ bị đe dọa. Kề từ đó, gia đình của các vị sư cả Bani
dấn thân vào cuộc vận động bảo vệ nghĩa trang của họ phải chịu bao sự
đàn áp dưới nhiều hình thức. Một số nhà cửa của người Chăm không đồng
tình di dời mộ đã, bị ném đá và đập phá vào ban đêm làm hư hại nặng, đặc
biệt là căn nhà của cả sư Chăm Bani, chưa nói đến ruộng lúa và cây cối
trong rẫy vườn của họ bị tàn phá một cách trắng trợn, nhưng chính quyền
tỉnh Bình Thuận chỉ làm ngơ, viện lý là không biết ai là thủ phạm.
Đứng
trước bối cảnh này, bà con Chăm Bani thuộc Palei Bicam chỉ còn cách
trông cậy vào ông Lâm Quang Hiền (Chủ Tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc tỉnh
Bình Thuận) và ông Mã Điền Cư (Phó Chủ Tịch Hội Đồng Dân Tộc Quốc Hội
Việt Nam), là hai nhân vật gốc người Chăm có quyền hành trong chính
quyền Việt Nam, hầu cứu vớt người Chăm Bani thôn Lạc Tánh ra khỏi hố
thẩm này. Nhưng kết quả rất phũ phàng, vì Lâm Quang Hiền và Mã Điền Cư
đã cho bà con Chăm biết rằng vấn đề dời mồ mả tổ tiên của người Chăm là
sự quyết định của chính quyền tỉnh Bình Thuận. Chính vì thế, dân tộc
Chăm phải cúi đầu chấp nhận và thi hành. Đây là một hiện tượng mới lạ
nhất trong thế kỷ thứ 21 này, chỉ xảy ra tại Việt Nam mà thôi.
Vấn đề hệ thống tâm linh dân tộc Chăm
Theo
phong tục của dân tộc Chăm, mỗi thôn xóm đều có nghĩa trang riêng. Đây
không phải là nơi chôn người chết trong nghĩa hẹp của nó, mà là nơi an
nghĩ của những người quá cố cùng chung một thị tộc thuộc gia đình mẫu
hệ. Sau ngày nhắm mắt lìa đời dù trong thôn xóm hay bất cứ nơi nào, kể
cả trên bãi chiến trường cách xa hàng ngàn cây số đi nữa, người Chăm
phải đưa thân xác của người quá cố trở về an nghĩ trong biên giới nghĩa
trang của thị tộc mẫu hệ, tập trung trong một khu vực cố định, cấu thành
một nghĩa địa linh thiêng, được xem như là mạch máu nằm trong hệ thống
tâm linh của người Chăm hôm nay.
Hàng năm,
có cả hàng ngàn người Chăm Bani, không phân biệt tuổi tác, phái nam hay
nữ, phải có nghĩa vụ trở về nghĩa trang của thị tộc mẫu hệ để cúng quẩy
tổ tiên, cùng một lúc và cùng một ngày trước mùa ăn chay Ramawan. Kể từ
đó, nghĩa trang của người Chăm, trở thành một thánh địa thiêng liêng mà
dân tộc này không thể tách rời ra khỏi đới sống tâm linh của họ.
Đối
với người Chăm, dời mồ mả của họ là hành động xúc phạm đến thần linh và
chà đạp lên thân xác của người quá cố, một hiện tượng có thể gây ra bao
tai biến mà dân tộc này không tiên đoán được thế nào là hậu quả của nó.
Đây không phải là bản chất mê tín dị đoan như một số người thường nêu
ra, mà là hệ thống tín ngưỡng dân gian của dân tộc này. Chính vì thế,
người Chăm không bao giờ chấp nhận bất cứ ai nhân danh quyền lực tìm
cách dời mồ mả tổ tiên của họ đi nơi khác. Hành động đập phá và dời mồ
mả người Chăm mà vua Minh Mệnh thi hành vào năm 1835 để trừng trị dân
tộc này về tội theo phe Lê Văn Duyệt và Lê Văn Khôi là biến cố kinh
hoàng chưa xóa mờ trong ký ức người Chăm hôm nay. Có chăng chính quyền
tỉnh Bình Thuận muốn phục hưng lại chủ thuyết của Hoàng Đế Minh Mệnh đối
với người Chăm trong thế kỷ thứ 21 này.
Dù
rằng dự án dời mồ mã tổ tiên của người Chăm nằm trong chính sách nhằm
bảo vệ quyền lợi tối cao của quốc gia Việt Nam đi nữa, thì chủ trương
này có thể hiểu lầm như hành động chiếm đoạt di sản thiêng liêng của
người Chăm và tàn phá hệ thống tâm linh của dân tộc này, càng làm khơi
dậy thêm lòng hận thù đối với Đảng và Nhà Nước Việt Nam mà thôi. Hiện
tượng này càng làm cho dân tộc Chăm nghĩ đến số phận hẩm hiu của họ. Sau
8 thế kỷ chiến tranh, dân tộc Chăm đã mất hoàn toàn đất đai thân thương
của họ chạy dài từ tỉnh Quảng Bình đến biên giới Biên Hòa để rồi hôm
nay họ chỉ là tập thể nghèo nàn, sống chui nhủi trong hai tỉnh ở miền
trung Việt Nam. Thế mà chính quyền tỉnh Bình Thuận lại nỡ lòng chiếm
đoạt thêm cả mồ mả tổ tiên của họ nữa.
Đối
với người Chăm, dự án dời mồ mả của bà con Chăm chỉ là chính sách áp chế
nhằm chiếm đoạt đất đai nằm trong nghĩa trang của họ thì đúng hơn. Thế
thì đâu là chân lý và công lý mà Đảng và Nhà Nước Việt Nam đã dành cho
dân tộc Chăm hôm nay! Đó là câu hỏi mà bà con Chăm không ngừng nêu ra
trong thời gian gần đây.
BBT Champaka (http://www.champaka.org)
BBT Champaka (http://www.champaka.org)