Cập nhật: 13:21 GMT - thứ năm, 8 tháng 9, 2011
Việt Nam đã có 98 trẻ em chết vì bệnh tay chân miệng kể từ đầu năm đến nay, theo số liệu mới nhất của Bộ Y Tế.
Trong
số đó, hơn ba phần tư là trẻ dưới ba tuổi, tính đến ngày 4/9. Số ca mắc
bệnh là hơn 42.000 trường hợp và tình hình dịch bệnh đang diễn biến
phức tạp.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Chỉ tính riêng từ giữa tháng 8 đến nay, số ca mắc bệnh tay chân miệng đã tăng gần 10.000 ca, tức là tăng hơn 30%.
Trong
khi đó, theo số liệu của WHO, thì cho đến ngày 21 tháng 7 số ca mắc
bệnh tay chân miệng ở Việt Nam là 20.000 ca trong đó 60 trường hợp tử
vong.
Như vậy, trong vòng chưa đến hai tháng, số ca mắc đã tăng gấp đôi.
Sau
cuộc họp giữa Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm thứ Tư ngày
7/9 tại Hà Nội, TS Graham Harrison, quyền trưởng đại diện WHO tại Việt
Nam cho biết WHO và Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (USCDC) đang
phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để xác định nguyên nhân của "sự tăng cao
bất thường về số mắc và tử vong do bệnh tay chân miệng”.
TS Harrison cũng cho biết WHO sẽ điều tra các đặc điểm dịch tễ học của bệnh tay chân miệng tại Việt Nam.
Chưa công bố dịch
Trong
cuộc họp với tám tỉnh thành phía Nam có số ca mắc bệnh tay chân miệng
cao vào ngày 20/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn quyết định chưa
công bố dịch vì các địa phương đều khẳng định bệnh đang có chiều hướng
giảm và đã kiểm soát được nên chưa đến mức công bố dịch.
Các
chuyên gia y tế hiện đang lo ngại các ca bệnh sẽ gia tăng khi các
trường mẫu giáo và mầm non trên cả nước bắt đầu khai giảng vào ngày 5/9
do bệnh có thể lây truyền từ người sang người.
Bệnh
tay chân miệng chủ yếu xảy ra với trẻ em dưới 10 tuổi và gây ra các
triệu chứng sốt, đau họng, mụn nước ở bàn tay và bàn chân.
Biến chứng bệnh có thể dẫn đến viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và cuối cùng dẫn đến tử vong.
Bô
Y tế cho biết hiện nay bệnh đã xuất hiện ở hầu hết các tỉnh thành trên
cả nước nhưng tập trung chủ yếu ở miền Nam và miền Trung.
Số ca bệnh đã tăng cao đột biến trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 và dự đoán sẽ diễn biến phức tạp từ nay đến hết năm.
Trước
đó vào ngày 18/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có công điện
gửi các bộ ngành và các tỉnh thành yêu cầu hành động quyết liệt trước sự
lây lan của bệnh tay chân miệng.
Công
điện của Thủ tướng ghi nhận một số địa phương lơ là trong việc phòng
chống dịch và các biện pháp tuyên truyền thực hiện vệ sinh phòng bệnh
chưa hiệu quả.