Quốc Việt, Thông tín viên RFA, Phnom Penh2011-06-16Ủy ban biên giới Việt Nam và Lào đã ký kết vào Công ước quy định về vùng biên giới chồng lấn giữa ba nước Campuchia – Lào – Việt Nam nhưng phía Campuchia vẫn chưa xong dự thảo Công ước quy định vùng này. Ủy ban biên giới của chính phủ xứ Chùa Tháp đòi triệu tập cuộc họp Quốc hội để thông qua dự thảo Công ước quy định về vùng biên giới chồng lấn. Trong lúc đảng đối lập coi vấn đề này là vấn đề sống còn, vậy họ có suy nghĩ gì về dự thảo này? Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình như sau. Chủ tịch Ủy ban biên giới của chính phủ Hoàng gia Campuchia ông Var Kimhong đề nghị các dân biểu của đảng Nhân quyền và đảng Sam Rainsy tham dự cuộc họp Quốc hội vào ngày 16/6 để thảo luận Công ước quy định về vùng biên giới chồng lấn giữa Campuchia – Lào – Việt Nam. Campuchia bị thiệt thòi với Công Ước chồng lấn biên giới?Theo ông Var Kimhong, Ủy ban biên giới hỗn hợp Campuchia – Lào – Việt Nam đang tăng tiến độ cắm cột mốc biên giới nhằm hoàn tất trong năm 2012. Vùng biên giới chồng lấn giữa ba nước này là điểm rất quan trọng, vùng này sẽ mang lại lợi ích cho cả dân ba nước lẫn tình hữu nghị và hợp tác phát triển. Ông còn cho rằng dự thảo Công ước quy định về vùng biên giới chồng lấn không làm Campuchia mất đất.Vẫn theo ông Var Kimhong, nếu như các dân biểu đảng đối lập quan tâm lợi ích đất nước thì họ nên tham dự cuộc họp Quốc hội. Các dân biểu đảng đối lập có quyền phê bình, còn hơn tảy chay. Vùng biên giới chồng lấn giữa ba nước này là điểm rất quan trọng, vùng này sẽ mang lại lợi ích cho cả dân ba nước lẫn tình hữu nghị và hợp tác phát triển. Ông còn cho rằng dự thảo Công ước quy định về vùng biên giới chồng lấn không làm Campuchia mất đấtÔng cũng cho hay, mặc dù dân biểu thuộc đảng đối lập tham dự cuộc họp này hay không, nhưng Ủy ban biên giới của chính phủ vẫn kiến nghị Quốc hội thông qua dự thảo Công ước quy định vùng biên giới chồng lấn giữa ba nước trên. Chủ tịch đảng Nhân quyền là ông Kem Sokha cho hay các dân biểu của đảng ông sẽ tảy chay cuộc họp trên vì ông cho rằng vừa qua đảng của ông nhận được rất nhiều đơn khiếu kiện từ dân sống ở khu vực biên giới giáp các tỉnh của Việt Nam cho biết đất ruộng của họ bị lấn chiếm bởi việc cắm cột mốc biên giới của Ủy ban hỗn hợp biên giới. Đảng Nhân quyền sẽ không công nhận bất cứ Công ước biên giới nào đi ngược chiều với Hiệp ước Paris năm 1991. Ông Kem Sokha đưa ra nhận định trong lúc vấn đề biên giới giữa Campuchia – Lào – Việt Nam đang gặp rắc rối, chính phủ nên thành lập một Ủy ban biên giới đặc biệt, nghĩa là những thành viên của Ủy ban này phải có sự tham gia từ các dân biểu của các đảng phái chính trị trong nước. Đặc biệt, dự thảo Công ước quy định về vùng biên giới chồng lấn cần được thảo luận trước khi dự thảo này gửi lên Quốc hội. Lãnh tụ đảng Nhân quyền còn nhấn mạnh vấn đề biên giới là vấn đề chủ quyền đất nước. Do đó, chính phủ không nên gấp gáp hoàn thành dự thảo Công ước này việc cắm cột mốc ở khu vực biên giới ở các tỉnh giáp Campuchia – Lào – Việt Nam vừa qua, chính phủ vẫn chưa giải quyết thỏa đáng đơn dân khiếu nại đất ruộng bị xâm lấn. Đảng Sam Rainsy còn cho rằng dự thảo này đã dựa vào Hiệp ước biên giới bổ sung năm 1985 là một trong những Hiệp ước làm cho Campuchia bị mất đất..Liên quan vấn đề này, phát ngôn viên đảng đối lập Sam Rainsy ông Yim Sovann cũng cho hay các dân biểu của đảng Sam Rainsy sẽ tham dự cuộc họp thông qua dự thảo Công ước quy định về vùng biên giới chồng lấn tuy nhiên đảng Sam Rainsy sẽ không ủng hộ dự thảo đó. Ông Yim Sovann cho biết lý do rằng việc cắm cột mốc ở khu vực biên giới ở các tỉnh giáp Campuchia – Lào – Việt Nam vừa qua, chính phủ vẫn chưa giải quyết thỏa đáng khi đơn dân khiếu nại đất ruộng bị xâm lấn vẫn còn đó. Đảng Sam Rainsy còn cho rằng dự thảo này đã dựa vào Hiệp ước biên giới bổ sung năm 1985 là một trong những Hiệp ước mà đảng này cho là nguyên nhân làm cho Campuchia bị mất đất. Phải có ý kiến của người dânVẫn theo người phát ngôn này, ông yêu cầu chính phủ thành lập Ủy ban biên giới đặc biệt, xuống kiểm tra cột mốc biên giới và giải quyết đơn khiếu nại của dân. Ngoài ra, chính phủ nên cho phép các tổ chức phi chính phủ tham gia thảo luận dự thảo này. Ông Yim Sovann nói dân biểu đảng Sam Rainsy không thể ngồi trong phòng lạnh để thông qua những gì không xác thực.Vấn đề quy định vùng biên giới chồng lấn là cần phải cho phép người dân và các tổ chức liên quan tham gia đóng góp ý kiến, tránh trường hợp bí mật quá mức. Ông Ou Virak nhận định rằng quan trọng nhất là chính phủ cần quy định rõ ràng là sử dụng loại bản đồ nàoCòn ông Ou Virak, Giám đốc Trung tâm Nhân quyền Campuchia đưa ra nhận định bất cứ quy định về biên giới đều phải rõ ràng. Vấn đề quy định vùng biên giới chồng lấn là cần phải cho phép người dân và các tổ chức liên quan tham gia đóng góp ý kiến, tránh trường hợp bí mật quá mức. Ông Ou Virak nhận định rằng quan trọng nhất là chính phủ cần quy định rõ ràng là sử dụng loại bản đồ nào. Nếu chính phủ sử dụng bản đồ sai, thì tương đương biên giới chúng ta bị lấn. Tuy nhiên Chủ tịch Ủy ban biên giới Campuchia Var Kimhong phản ứng rằng không có lý do nào khiến các đảng đối lập và tổ chức phi chính phủ lo lắng về dự thảo Công ước quy định vùng biên giới chồng lấn giữa Campuchia – Lào – Việt Nam. Trước đây, một số đảng phái chính trị không thích việc cắm cột mốc của chính phủ. Bây giờ chính phủ làm đúng nhiệm vụ nhưng họ vẫn không ủng hộ. Hồi tháng Giêng năm ngoái, Lãnh tụ đảng đối lập Sam Rainsy đã bị Tòa án tỉnh Svay Riêng kết án vắng mặt 2 năm tù giam với tội danh phá hoại tài sản công cộng và kích động phân biệt sắc tộc liên quan vụ nhổ cột mốc biên giới tạm số 185 tại tỉnh Kampong Cham giáp tỉnh Tây Ninh của Việt Nam. Tháng 9 năm 2010, ông Sam Rainsy cũng bị Tòa án sơ thẩm thủ đô Phnom Penh phán quyết phạt 10 năm tù giam với tội danh làm giả mạo, phát hành tài liệu và bản đồ nhằm cản trở công tác phân giới cắm mốc giên giới của Ủy ban biên giới hỗn hợp Campuchia và Việt Nam. Theo dòng thời sự:
|
THÔNG BÁO !
Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
TM Ban Điều Hành Blog
TM Ban Điều Hành Blog