"16/06/2011 08:00:02 - Đà Nẵng, Đồng Nai, Đắk Nông, Quảng Ngãi, Sơn Tây, Ba Vì (Hà Nội), Hải Phòng, Hà Tĩnh, Nghệ An đều đã ghi nhận việc dân chặn xe rác do quá bức xúc vì ô nhiễm. TS Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nhận định, việc chôn lấp rác thải nếu làm không đủ đúng, chắc chắn sẽ ô nhiễm. Hàn Quốc, Hà Lan: Rác chôn xong, công viên xuất hiện Dẫn chứng cho công nghệ chôn rác "đẳng cấp quốc tế", TS Nguyễn Ngọc Sinh nói một số nước như Hàn Quốc, Hà Lan những bãi chôn rác được biến thành bãi đất có ích, sau khi đã chôn đủ thì trở thành công viên, đồi núi. "Quá trình chôn lấp rác được họ xử lý đảm bảo kỹ thuật nên tình trạng ô nhiễm rất ít, đứng cạnh bãi rác mà mùi hôi thối cũng không còn. Trong lúc đó, ở nước ta nhiều bãi rác việc xử lý không đúng kỹ thuật đã xảy ra nhiều sự cố gây ô nhiễm trầm trọng" - ông Sinh nói.
Thực tế đã ghi nhận, ngày 7/4/2011, hàng trăm người dân thuộc 5 xóm của xã Hưng Đông, TP Vinh (Nghệ An) đã dựng lều bạt ngay cổng vào bãi rác Hưng Đông để ngăn không cho xe chở rác của Công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị vào đổ rác. Trong vòng mấy ngày không có chỗ đổ rác đã biến TP Vinh chìm ngập trong rác thải và tấn công cả trường học, cơ quan công sở... Người dân TP Vinh khốn đốn vì lượng rác thải khổng lồ, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc khắp nơi. Ngày 12/7/2010, tại đường vào bãi rác Đập Chùa, người dân khối phố Văn Phúc, phường Văn Yên, TP Hà Tĩnh đã dựng lán ngày đêm ngồi trực chặn không cho xe chở rác của Công ty Công trình Đô Thị TP. Hà Tĩnh vào bãi xử lý. Do đó rác mỗi ngày lại dồn lại nhiều hơn trên các tuyến phố Hà Tĩnh nhất là ở khu vực gần chợ, khu đông dân cư, các cột điện ven đường và ngay cả điểm chờ xe buýt cũng trở thành nơi tập trung rác thải. Nhiều đống rác cao như núi, bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng bâu đầy. Tình trạng tương tự đã diễn ra tại Đà Nẵng, Đồng Nai, Đắk Nông, Quảng Ngãi, Sơn Tây, Ba Vì (Hà Nội), Hải Phòng. Hà Nội lo hết chỗ chôn, rác biết đi đâu? Có thể đã muộn để Hà Nội có thể học cách chôn rác của Hàn Quốc, Hà Lan. Tháng 4/2011, cơ quan chức năng Hà Nội cảnh báo, các bãi rác thủ đô đã đầy. Đến năm 2012 sẽ không còn chỗ chứa rác. Chỉ sau 3 ngày các bãi rác đóng cửa, nội thành Hà Nội sẽ ngập rác. Theo ông Cao Xuân Thìn, Phó giám đốc Khu liên hợp chất thải Nam Sơn (nằm trên địa bàn 3 xã Hồng Kỳ, Nam Sơn, Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội), đầu những năm 2000, khi đưa vào khai thác bãi rác Nam Sơn, các nhà chức trách dự tính, bãi rác này có thể chứa rác trong vòng 25-30 năm, lượng rác tiếp nhận tối đa 3.500 tấn/ngày. Tuy nhiên, hiện lượng rác hàng ngày vào bãi rác đều vượt 4.200 tấn. Nhiều giải pháp đã được đưa ra để "cứu" Hà Nội khỏi ngập rác. Ông Đặng Dương Bình, nguyên Trưởng phòng Môi trường, Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội đề xuất, tổ chức lấy mùn do rác phân hủy từ các ô chôn rác đem đi cải tạo đồng ruộng để tạo ra dung tích chứa rác mới. TS Nguyễn Thị Kim Thái, Đại học Xây dựng Hà Nội cho rằng, Hà Nội phải sớm có quy hoạch quản lý chất thải theo định hướng quy hoạch chung của thành phố đến năm 2030. Bà Thái gợi ý, ngày càng nhiều đô thị lớn tại châu Á đang áp dụng công nghệ đốt chất thải thu năng lượng. Song song với đó, Hà Nội nên khuyến khích phát triển tái chế rác, và làm tốt phân loại rác ngay từ nguồn. Cái hạn 2012 càng ngày càng tới gần trong khi giải pháp xử lý rác cho Hà Nội vẫn chưa được thống nhất. Ngày ngày, những chiếc xe chở rác vẫn ì ạch mang rác tới bãi rác Nam Sơn và kiên nhẫn chờ đến lượt đổ rác. Các ô chứa rác cứ cao dần cao dần, choán lối xe đi... Đắc Thành (tổng hợp) |
THÔNG BÁO !
Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
TM Ban Điều Hành Blog
TM Ban Điều Hành Blog